loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 202 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'kinh điển & sách hay'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-03-2017

Câu hỏi:

Dear Thầy,
Đọc sách vở, kinh điển, nghe pháp chỉ là phương tiện giúp thấy, biết được sự thật của vạn pháp. Theo con đây chỉ là lý thuyết suông, chỉ mới đứng trước cửa nhà Như Lai. Phải thành thật sống trong nhà Như Lai (nhà Như Lai ở khắp mọi nơi) mới thật tu, thật thấy, thật biết và chỉ có chính mình, không một ai giúp, kể cả Đức Phật hay Thầy Tổ.

Hơn 10 năm tự học, cố gắng sống trong Nhà Như Lai... quả thật không dễ (xã hội, cộng đồng, gia đình, lợi ích cá nhân... nhiêu khê, thật đáng sợ!).

Xin Thầy cho con lời khuyên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2017

Câu hỏi:

Kinh thua Su,
Xin Su vui long cho biet: cac bo chu giai Dai tang va Vi Dieu Phap do ai soan ra, soan vao giai doan nao va co ban dich ra Anh ngu khong? Xin Su vui long cho nhung loi giai thich dua theo su lieu, co the xac chung duoc. Xin cam on Su
Phat tu Nguyen My

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-02-2017

Câu hỏi:

Dear Thầy,
Con thấy trên YouTube có Post bài kinh tụng tiếng Pali (Dhammacakkappavattana Sutta), con thấy có ghi chú nguồn là website trungtamhotong.org nên con định xin Thầy bảng tiếng việt (song ngữ Việt - Pali) nếu có.
Con cám ơn Thầy.



Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy.
Năm mới con chúc Thầy nhiều sức khỏe và bình an!
Con xin Thầy giảng cho con hiểu về bài kinh "Bộc lưu" (trong Tương Ưng bộ kinh - Tương Ưng Chư Thiên). Con có xem trên mạng nhưng nhiều chỗ giảng khác nhau quá. Kính xin Thầy giúp con hiểu đúng bài kinh này.
Con xin cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-01-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy. Con thường xuyên nghe pháp thoại của Thầy và con cũng rất ham đọc sách trên thư viện trang web nữa. Ngoài ra con cũng đọc sách giấy của các tác giả khác nhằm giảm bớt nông cạn của mình về Phật pháp. Nhưng gần đây do vội quá con đã mua về một quyển sách nói về những bước để đạt Định, con mới tìm hiểu kỹ về tác giả và nội dung tóm tắt quyển sách thì có vấn đề thầy ạ. Tinh thần chủ yếu của quyển sách thì cũng quay về chính mình như mình đang là, tuy nhiên đề cao trung tâm dục và có ý chê bai những ai sống thanh khiết trong tôn giáo cùng những phương pháp để thiền rất lạ như trước khi ngủ nên dành 20 phút để thở vào và thở ra (thở ra dừng lại 1 chút)...dù con biết thường quan sát mình là thiền rồi. Con đang phân vân không biết nên đọc tiếp hay không (mới đọc những trang đầu), con không biết mình có đủ Trí để gạn đục khơi trong nhằm tìm ra những tinh hoa (nếu có) từ quyển sách hay không và cũng sợ ảnh hưởng từ những tư tưởng không hay. Con có nên đọc tiếp không Thầy? Cám ơn Thầy đã đọc câu hỏi của con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ!
Con tìm được một ứng dụng Sách điện tử có đầy đủ Tam tạng Kinh có thể nghiên cứu ngay trên mobile Android. Chỉ một ứng dụng duy nhất, không cần kết nối wifi, 3G, dùng Offline, miễn phí, tổng hợp đầy đủ Kinh, Luật, Vi diệu Pháp... các tác phẩm Thanh Tịnh Đạo, Phật sử, Hạnh tạng, Đạo vô ngại giải, ký sự, trích giảng kinh, dịch phẩm... của nhiều bậc tôn túc tăng ni, cư sĩ như Ni sư Trí Hải, Tk.Thiện Minh, HT. Bửu Chơn, HT Chơn Thiện, HT Giới Đức... con thấy rất hay và tiện lợi dù đi đâu cũng có thể học tập và tra cứu được, chưa có một ứng dụng nào về sách điện tử phật giáo nguyên thủy lại đầy đủ và hay đến vậy. Con thấy thời đại bây giờ ai cũng mang bên mình một chiếc điện thoại thông minh nên ứng dụng này đặc biệt hữu ích cho mọi người nên con xin phép Thầy chia sẻ đến các bạn ạ.
Các bạn truy cập bằng điện thoại và tải xuống theo đường link sau đây:
https://play.google.com/store/apps/details?id=net.timdao.kinhphat
Con cảm ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-12-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, trong đoạn mở đầu Kinh Tam Bảo có 2 câu: "ba đại hạnh độ sanh" và "chứng chín pháp siêu phàm" là gì vậy thưa Thầy? Con chưa hiểu xin Thầy dạy con ạ. Con tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đã nghe được một số bài Thầy giảng, con gái con cũng muốn nghe, nhưng mẹ chưa tìm được bài nào phù hợp để share với con. Vì con gái con năm nay 19-20 đang đi học ở Thụy Sĩ, một thân một mình bên đó, phải vận động rất nhiều. Con gái luôn phải nỗ lực để đạt những mong muốn, mục tiêu của mình. Con làm mẹ, không dám nhắc con thôi đừng ham muốn quá nhiều, mà cũng không tìm được bài giảng nào phù hợp cho con gái nghe trong hoàn cảnh một thân một mình học xa nhà và phải luôn cố gắng học giỏi nhất, chưa bao giờ chịu buông bỏ điều gì. Thầy chỉ cho con có những bài giảng nào phù hợp lúc này.
Kính!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2016

Câu hỏi:

Kính Sư Trưởng lão. Bát khổ là: "Cầu bất đắc khổ/ Ngũ ấm xí thạnh khổ".
Kính xin Thầy chỉ bảo cho con: "Xí thạnh" nghĩa là gì?
Con chân thành biết ơn sự giáo hoá của Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đọc trong Tương Ưng Bộ Kinh có một bài kinh con xin trích nguyên văn như sau ạ:
VIII. Cetanà: Tư Tâm Sở
(Tạp 14.19, Tư Lường. Ðại 2,100a)
(S.ii,65)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) ... Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta tư niệm, tư lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường nhưng nếu có thầm ý, (canuseti), cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai,nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có mặt trong tương lai,nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

Thưa Thầy, trong đoạn kinh trên thì con nên hiểu ý nghĩa của từ "canuseti" như thế nào ạ? Con cảm ơn Thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »