Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 26-02-2015
Câu hỏi:
Con kính lễ Thầy! Người sống có lý tưởng có rơi vào thường kiến và đoạn kiến không Thầy? Con xin kính lễ Thầy.
Ngày gửi: 24-02-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
Con cố gắng thận trọng, chú tâm, quan sát trong vài tuần nay thì con thấy mình chỉ làm được điều đó với 'quy mô' nhỏ lắm, mỗi lần chừng năm mười phút là con hoặc là bắt đầu lăng xăng, hoặc là bắt đầu chán nản, bức bối, thiếu điều muốn nghiến răng nghiến lợi. Mãi lâu sau mới quay trở lại quan sát tiếp, mà cũng chỉ được một tí ti thôi, rồi thì ngựa quen đường cũ. Nhưng như vậy cũng cho con thấy mình thường ngày sống trong 'vô thức' nhiều như thế nào. <p>
Trong lúc bắc ghế ra cái sân 'tâm' để xem tuồng ở trỏng thì con thấy vừa bớt khổ mà cũng vừa khổ Thầy ạ. <p>
- Bớt khổ ở chỗ, con bận lấy 'tâm' sắm vai khán giả thành ra cũng chẳng còn ai để mà diễn tuồng. Con nhìn tới nhìn lui, chẳng thấy sự việc gì mấy, vắng lặng. Đôi ba phút trôi qua mà tưởng như dài lắm. Trong mấy phút đó con chẳng khổ tí nào (mặc dù trước đó con vẫn đang trong chế độ u sầu khổ sở, khóc lóc, oán than,...). Thành ra giờ con thấy đúng là 'mọi sự do tâm mình mà ra', y như hình ảnh mà mình thấy trên tivi vậy, mình có thể 'chuyển kênh', muốn khổ thì cứ đế yên kênh 'mặc định' vậy mà khổ, muốn xả hơi thì bấm kênh 'thận trọng chú tâm quan sát' thì được xả hơi. Nhưng nhiều khi con muốn 'chuyển kênh' mà chuyển không được vì trên sân khấu đủ màn hát múa, bi ai, thương nhớ, lo âu, um sùm bát nháo, tuy nó làm mình khổ mà nó cũng hấp dẫn quá Thầy ơi! <p>
Còn như kênh 'thận trọng chú tâm quan sát' thì bớt khổ nhiều lắm nhưng mà sao nó im lặng, vắng ngắt, và nhiều lúc con thấy chán quá. Nhiều khi cái sự im lặng và vắng ngắt đó cũng làm con hơi lo sợ vì con không quen với nó (nên con thường chuyển qua kênh 'mặc định' và tiếp tục buông tuồng trong cảm xúc khổ sở quen thuộc). Thầy cho con xin lời khuyên làm sao để con tập làm quen với kênh mới được không ạ? Hay là con đang làm gì sai? <p>
- Trong lúc thận trọng, chú tâm, quan sát, con nhận thấy là khi mà sự việc nó diễn ra theo lộ trình của nó mà không bị mình gán ghép nó vào những cái cũ mình đã có hay những cái mới mình mong cầu thì việc nào nó cũng như việc nào và có ra sao thì cũng chẳng có sao cả. Thí dụ, hiện giờ con thấy việc con đi học trễ, làm bài chậm, thiếu nợ học phí mấy tháng, ... nó cũng bình thường. Nhưng trước đây con buồn nhiều lắm, vì con nghĩ là nó bất thường, vì 'trước đây mình học cũng được mà, sao giờ ra nông nỗi này', rồi thì 'như vậy biết tới chừng nào mình mới làm xong việc cần làm', rồi lại 'ôi thôi tội nghiệp ba mẹ mình, thầy cô mình chắc cũng khổ vì mình lắm, bạn bè chắc cười chê mình,'... Tại con nhập nhằng, đem chuyện hiện tại ở đây ra so đo với chuyện cũ chuyện mới ở đông ở tây, nên con thất vọng và lo âu hết sức, đến nỗi còn âm mưu tự sát hết mấy phen. Còn khi con chốt lại, thử chỉ xem xét trong cái khuôn 'bây giờ và ở đây' và bỏ bớt mấy cái mong muốn mãnh liệt 'phải thế này, nên thế kia' thì mọi thứ trông đơn giản và chẳng gây đau đớn gì. Thì nó là như vậy thôi. Chuyện tình cảm cũng vậy. Nếu như con kể lể dông dài thì sẽ có nhiều tuyến nhân vật nọ kia, có kẻ xấu, có người bị hại, có lừa đảo, có vết thương. Còn như con chỉ quan tâm tới ngay lúc này thôi thì ai cũng như ai, tất thảy chỉ là một ít con người và một ít sự việc mà ý nghĩa cũng chẳng lấy gì làm to tát lắm. <p>
- Nhưng mà con thấy cũng hơi 'khổ' khi xét mình trong hoàn cảnh hiện tại vì con bị mất phương hướng Thầy ơi! Vì trước đây con có một 'hệ tọa độ' chuẩn (do con tự ép dầu ép mỡ mà đưa ra cho mình), dựa vào đó con sẽ thấy mình cần phải làm gì, làm thế nào, tiến độ và tốc độ ra sao. Bây giờ thì con chẳng nhất thiết muốn gì, hệ tọa độ đó trông lại có vẻ vớ vẩn. Bài vở thì con vẫn làm, con đường con chọn thì con vẫn đi, nhưng không 'sống mái' với nó, thành ra cũng có người hỏi con tại sao. Nước lên cao rồi mà sao con chưa nhảy? Bộ con bất đắc chí sao? Bộ con chưa thấy quan tài chưa đổ lệ sao? Bộ con tính cho mọi người một phen ê chề, thất vọng hay sao? Bộ con đợi cái trát đòi hoàn trả toàn bộ học bổng bao năm nay lại để mình phá sản một cuộc thật hoành tráng, báo cha, hại mẹ, thì mới sáng mắt ra hay sao? Bộ con tính đóng vai em bé vô ưu vô lo ở cái lứa tuổi trưởng thành này hay sao? v.v... và v.v... <p>
Trước đây chẳng ai nhắc thì con đã sợ phát khiếp lên, còn bây giờ thì con chẳng thấy vấn đề gì cả. Trong cái khuôn 'bây giờ và ở đây' thì con thấy mình vẫn an ổn như thường, con có vấn đề của mình nhưng con không thấy chuyện lên gân 'sống mái một phen' là cần thiết. Con cứ 'đủng đỉnh đi'. Nhưng con không biết thái độ và hành vi của mình như vậy có sai và có ích kỷ không thưa Thầy? Nhiều khi con muốn 'trở lại lối xưa', uống thật nhiều cafe và viết thật nhiều chữ nghĩa, trả hết nợ đèn sách, gật đầu lấy chồng thật mau, xong hết nghĩa vụ phận sự với các bên, rồi thì lúc đó mình sẽ 'có quyền' mà thong dong, tự tại, không ai tới hỏi thăm, đôn đốc - còn bây giờ theo lý thì con không có cái quyền đó mà phải cật lực lên. Nhưng có một cái gi đó cản con lại, mà con nghĩ là chính con - đang ghìm mình lại. Con hiện mất phương hướng - một mặt con muốn bơi ngược dòng, tìm lại phương hướng theo cách cũ mà con vẫn biết, mặt khác con muốn buông trôi, trôi đi đâu cũng được. <p>
Con xin lỗi Thầy con viết dông dài quá, chuyện nọ xọ chuyện kia. Nếu Thầy có lời khuyên nào cho con, con thật trân quý lắm vì tự con thì con hết biết phải trái đúng sai gì rồi. Con chẳng biết phải làm thế nào nữa. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 29-01-2015
Câu hỏi:
Kính gửi Thầy! <p>
Trình bạch thầy, con có đọc qua diễn đàn mà Thầy thường trao đổi với các Phật tử về những vấn đề trong cuộc sống. Con cảm thấy Thầy là một vị tu sĩ đáng kính và rất có tâm ý uyên thâm trong các câu trả lời hướng dẫn Phật tử theo các con đường chính đạo. Con xin thầy ban cho con một ân huệ, xin Thầy từ bi chỉ đường dẫn lối cho con qua khỏi giai đoạn khó khăn này! <p>
Chuyện là con đã dại dột buông ra một lời thề độc trong lúc nóng giận không làm chủ được bản thân, khi thề thì con chỉ nói trời, đất chứng chứ không gọi tên bất cứ vị Thần, Phật nào. Nhưng thực sự bây giờ con rất ray rứt và ân hận về những việc mà mình đã làm. Bây giờ con chỉ có tâm nguyện xoá bỏ đi lời thề cay nghiệt đó để trong tâm hồn con được thanh thản. Qua đây con cũng cảm nhận được cái khẩu nghiệp mà mình tạo ra, con tự hứa với lòng sẽ không bao giờ dám buông lời thề độc nữa. <p>
Con có lên diễn đàn Phật giáo đọc, có người nói là: "Tất cả đều do Nhân Quả là quyết định, lời thề có linh ứng thì đó cũng là do nhân quả đến thời mà thôi" & "Thề thốt là cách ước định để gây niềm tin, nó không có mãnh lực để đưa đẩy ta vào một cảnh giới khác hay là sẽ linh ứng nếu ta không thực hiện". Người đó nói như vậy có đúng không thầy? <p>
Con chỉ hi vọng có thể vượt qua khổ ải này để làm lại từ đầu, hành xử đúng đắn và chừng mực hơn. Con xin Thầy cho con một ân huệ, khai sáng cho đầu óc tối tăm của con, con nguyện làm tất cả để khắc phục những điều mà con đã gây ra. Làm nhiều việc thiện, tu nhân tích đức để giúp đời mà cũng là giúp mình. <p>
Con kính xin Thầy chiếu cố mà khai sáng cho con, con mong mỏi hồi âm từ Thầy!
Trân trọng.
Ngày gửi: 25-01-2015
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Kính thưa Thầy trong những lời khuyên cho các Phật tử, có lúc Thầy khuyên mình nên cụ thể làm một cái gi đó để giúp người khác (ví dụ câu trả lời giúp mẹ đổi 1 nghề khác tránh sát sanh, nhờ người khác nói giúp...). Và có những lúc Thầy khuyên hãy cứ để yên cho họ học bài học của họ, và mình học bài học của mình. <p>
Kính xin Thầy hoan hỷ soi sáng hơn cho chúng con về nguyên lý hành xử này. Con xin kính cám ơn Thầy, và chúc Thầy nhiều sức khỏe.
Ngày gửi: 22-01-2015
Câu hỏi:
Thầy cho con hỏi. Khi trong đầu con đặt ra câu hỏi thì con phải làm sao. Nếu con không trả lời được hay không muốn trả lời thì câu hỏi vẫn nằm đó làm con bức bí. Nếu con tìm câu trả lời thì nó sẽ tiếp tục đòi hỏi nhiều câu hỏi khác hơn và nhiều câu trả lời khác hơn và lặp đi lặp lại như vậy. Mong câu trả lời của thầy. Con cảm ơn.
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Bạch Thầy, <p>
Đây là lần đâu tiên con lên trang web này để tâm sự nỗi trắc ẩn trong lòng con. Tâm con lúc nào cũng cảm thấy bất an, đôi mắt lúc nào cũng u buồn (ai cũng nhìn và nói vậy). Con đang làm công việc mà con cảm thấy rất áp lực và quá tải với cái đầu của con (con có chứng bệnh rối loạn tiền đình). Công việc của con mang tính chất công tác xã hội nhiều, con là người hay quá cầu toàn và trách nhiệm trong công việc nên thấy mệt mỏi và mong muốn thay đổi công việc nhưng con không biết làm gì đây (trước khi qua đây làm con là giáo viên mầm non). Quay lại công việc cũ thì chỉ làm bên trường tư thôi, vào trường công trước đây con làm thì không dễ dàng nữa. Công việc không thoải mái, tình cảm của con cũng không được như ý. Đã hơn 40 tuổi nhưng tình duyên con luôn lận đận, nhiều lúc con ngồi niệm Phật mà nước mắt cứ chảy dài, ngồi thiền hít thở thì bao nhiêu tạp niệm cứ nhảy múa trong đầu con và nỗi niềm đau khổ thương cho thân phận mình. Có phải nghiệp con còn quá nặng phải không Thầy. Xin Thầy cho con đôi lời để tâm con được sáng. Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-01-2015
Câu hỏi:
Kính đảnh lễ Thầy,
Tối nay con vừa được Ba của con từ, không coi là con và không cho kêu bằng Ba nữa. Vì rằng con tỏ rõ thái độ bất hợp tác theo ý muốn của ông, muốn con tác động mọi cách đến đứa em 13t, bắt nó phải chấp nhận và thương vợ sau của ông ấy (nó chỉ muốn gặp riêng ba của con chứ không muốn cùng sinh hoạt với cô này).
Những điều sai trái, lén lút mà ông ấy đã làm khi có mặt nó và cùng trải với sự đau khổ của mẹ sau khi ly dị đã in sâu vào nhận thức của nó, đưa đến thái độ này.
Con không thể can thiệp vào nhân duyên trực tiếp của họ nên từ chối làm hơn điều cần làm trong sự khuyên bảo em mình.
Khi đọc những dòng chữ vừa mỉa mai, vừa khinh miệt và kết án của ba mình, con có vài phút chạnh lòng và sống thật trọn vẹn với những cảm xúc, cảm giác ấy. Thật tuyệt vời Thầy ơi ! Món quà khổ đau này vô cùng ý nghĩa !
Trải nghiệm chẳng phải ở nơi đâu xa xôi phải không Thầy ! Nhớ lại trước đây, con có thể dùng lực đè cái ưu phiền này xuống, và nhảy thót vào xả thọ, coi như tự trấn an mình. Sau đó lại lấy ra gặm nhấm từ từ. Bây giờ thì trọn vẹn ngắm nhìn, dòng cảm xúc đến rồi đi, rồi chẳng là gì cả, chỉ vậy thôi.
Kính dâng lên Thầy vài dòng thơ trình pháp :
Tưởng rằng đến để có nhau
Ai ngờ cùng học sắc màu chia ly.
Phải từ chập chững vỡ lòng
Học ra sinh diệt, học vòng hợp tan.
Người mang khổ đến giúp ta
Hiểu về nhân quả, thấy ra oan cừu
Xưa vay nay trả chẳng sai
Chữ tình là nợ, miệt mài khổ ưu ...
Tìm cầu ắt hẳn bôn ba
Hướng vào trệ tịch, hướng ra ưu phiền
Gốc tham mong muốn tựu thành
Chừng nào mới mọc lên cành vô ưu ?
Nơi ưu soi rõ là ưu
Có sao thấy vậy chẳng lưu nữa lời
Cảm ơn nghịch cảnh ưu phiền
Mới hay vô thủ đang liền kề bên !
Chánh Pháp hộ trì người hành Pháp
Đau Khổ đồng hành kẻ Vô Minh
Thấy ra Nhân Quả khi đang khổ
Thôi hết gieo nhân, dứt ưu sầu !
Con kính vấn an sức khoẻ Thầy !
Con,
Ngày gửi: 08-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, hiện tại con đang rất buồn vì không hiểu tại sao dạo thời gian gần đây con có cảm giác mình ... rời xa Phật Pháp. Mặc dù nghe Thầy giảng con cảm giác rất hạnh phúc vì ngộ đạo (dĩ nhiên là ngộ ở mức trình độ thấp kém của con) và trong tâm con thực sự mong muốn được tỉnh lặng, vì vui cũng thế thôi và buồn cũng thế thôi.<p>
Con đang bị 1 trạng thái gọi là nghi ngờ. Con nghi mình tu chỉ để sống hạnh phúc và chết nhẹ nhàng... chứ cũng không tin có kiếp sau. <p>
Thầy cứu con với!
Ngày gửi: 06-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, xin thầy giúp con và các bạn tu khác những thắc mắc sau: <p>
- Con nghe nói Phật tánh vốn sẵn có ở mỗi người. Xin thầy cho con biết Phật tánh là gì? Làm cách nào để sống với tánh Phật của mình?<p>
- Khi đối diện với những tình huống hoàn cảnh trên đời, ngay lúc đó phải làm sao? Khi tình cờ thấy một cảnh sex trên màn hình internet, nhìn một cô gái đẹp với đường cong tuyệt mỹ trong tâm mình phải áp dụng cách tu tập như thế nào? Con người ai cũng phải có ý thích về ăn uống, tình dục. Đó có phải là tội lỗi? Người tu phải làm sao? <p>
- Đối với cư sĩ tu tại gia, ngay lúc quan hệ nam nữ, thưa thầy, ngay lúc đó tâm phải như thể nào?<p>
- Tất cả những cảnh hiền, dữ, khổ đau, hạnh phúc, chê bai, ganh ghét, giận dữ, buồn, vui... xem kỹ lại chúng đến rồi đi trôi qua trong đời giống như cảnh trong mộng, trong phim... Chúng có ý nghĩa gì không? Nếu biết tất cả là cảnh trong mộng trong phim, như điển chớp, bào ảnh thì như vậy có xem như người ngủ tỉnh giấc hay không?<p>
- Nếu chỉ biết sự thật, sống với sự thật thì người tu có cần biết, đọc, tụng kinh sách hay không?<p>
- Hạnh phúc khổ đau có phải do tâm trạng của từng cá nhân tự đặt vào đó hay không? Chúng sinh, nói gần hơn là con người tự trói buộc, đóng khung mình rồi tự mình thấy khổ đau hạnh phúc? Thưa thầy nếu biết tất cả như dòng chảy, âm thanh, sắc tướng, mùi, vị, xúc chạm, tâm ý đã qua không nắm bắt, hoặc không làm vướng mắc được. Sống với quy luật tự nhiên đó có phải là kiến tánh và sống với sự thật không?<p>
- Khi còn biết mình là con người thì vô hình chung đã sống trong cộng nghiệp. Khi còn biết mình là anh thợ, bác sỹ, hoà thượng thì tự mình đã sống trong nghiệp riêng, đã tự trói buộc mình với vai diễn của riêng mình. Xin thầy cho biết phải làm sao để tự cởi trói để sống với cái tự nhiên sẵn có?<p>
Kính mong thầy luôn khoẻ mạnh. Đời vốn ngắn mà bài toán sinh tử quá khó khăn. Trên con đường này, trong thời đại mà mọi người đang sống, không biết có ai đi đến đích hay không?
Ngày gửi: 31-07-2014
Câu hỏi:
Chào Thầy, con là bác sĩ ở VN. Con rất kính phục những bài giảng của thầy, hàng đêm con thường nghe thầy giảng dạy giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của gia đình con. Những bài giảng của thầy rất thực tế đời sống mọi người, đó là điều mà hiện nay chưa người VN nào trên thế giới có cách dạy như thầy. <p>
Tuy nhiên có một vấn đề thầy hay đề cập trong bài giảng là hay ca ngợi về thuốc nam, thầy nói ở Pháp và Phương Tây người ta có xu hướng quay về thuốc nam, theo con là không đúng. <p>
Y học Mỹ và các nước tiến bộ người ta nghiên cứu rất chuyên sâu từ các lĩnh vực, thuốc tây thực chất cũng có thể là tinh chế từ cây cỏ. Tuy nhiên người ta đã loại bỏ những thành phần có hại và chỉ sử dụng thành phần có tác dụng. Đồng thời họ nghiên cứu rất nhiều trên thực vật trước khi đưa vào ứng dụng. <p>
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có phòng thí nghiệm nào để nghiên cứu về thuốc nam, và chưa có công trình nghiên cứu đáng tin cậy để có thể ứng dụng, phần lớn họ chỉ dựa vào cái gọi là “bí truyền” mơ hồ nào đó. Có rất nhiều người chết không đáng hay tốn tiền rất nhiều từ những nhà thuốc nam ở VN, không nơi nào trên thế giới mà thầy tu lại đi chữa bệnh, người đi xe ôm, ông nông dân cũng có thể làm thầy thuốc thì thật mà nguy hiểm. <p>
Ở VN có rất nhiều người không tin vào tây y là đúng, vì do hệ thông y tế VN rất tệ, tuy nhiên không phải vì vậy mà khuyến khích người ta vào con đường thuốc nam chưa có kết quả. Chỉ có xã hội VN và TQ mới có cái từ tây y hay đông y hay đông tây phối hợp. Những nước có nền dân trí cao người ta không bao giờ tin vào những đều mơ hồ như vậy. Vì vậy con mong thầy nên tư vấn cho người bệnh cần phải hiểu rõ về bệnh tật, có thể lên mạng đọc tiếng Anh có rất nhiều tài liệu và diễn đàn để giúp nâng cao vấn đề dân trí, thay vì mình khuyên họ theo con đường mơ hồ, vô tình mình tạo chính sách ngu dân cho họ. <p>
Kính thưa thầy, con biết trang web thầy có rất nhiều người xem và con cũng thường xuyên giới thiệu bạn bè con nghe. Con mong sẽ giúp ích rất nhiều người. <p>
Nếu có gì không đúng mong thầy hồi âm.
Kính thư.