loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 65 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'niệm hơi thở, sự thở'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! <p>
Con có học nhiều khóa thiền quán và định. Con hành thiền định tập trung vào hơi thở hoặc đề mục. Con thấy trong lúc hành thiện có một cảm giác an lạc nơi thân tâm nên cứ muốn trú vào đó, nhưng khi xả thiền rồi thì nó lại lăn tăn xao động. Hành một thời gian thấy rất an lạc, hiện tượng nổi da gà và xuất thần xuất hiện, nhưng trí tuệ không phát triển, không quán chiếu và thấy ra sự thật được. Từ đó con hạn chế và bỏ không hành thiền định theo cách đó nữa. Từ lúc con có duyên lành được gặp thầy nghe thầy khai thị chỉ dạy cách hành thiền ngồi tịch tịnh - tịnh mà không tịnh - không tập trung vào một đề mục hơi thở hay gì cả..., ngồi chỉ ngồi, thấy chỉ thấy, nghe chỉ có nghe... biết chỉ có biết, định tĩnh, trọn vẹn, trong sáng, thì tánh biết tự động thấy và biết sự thật vạn pháp một cách chân thật nhất. <p>
Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-09-2015

Câu hỏi:

- Thưa thầy khi đi Thiền hành thì vừa chú ý đến bước chân vừa chú ý đến hơi thở và còn có thể kết hợp đếm bước chân với chiều dài mỗi hơi thở vào hoặc thở ra phải không ạ? Trước con có xem bài giảng chỉ chú ý vào hơi thở khi ngồi thiền còn khi không ngồi thiền thì phải buông không chú ý vào hơi thở mà chỉ chú ý vào việc đang làm. Như vậy có gì mâu thuẫn khi đi Thiền hành không ạ? <p>
- Con mới tập ngồi thiền quán niệm hơi thở trước giờ đi ngủ nhưng không biết nên thực tập như thế nào ạ? <p>
- 16 Phép quán niệm hơi thở nên tập lần lượt trong một buổi ngồi thiền, hay nên chia ra trong vài tháng đầu niệm 4 hơi thở về thân thuần thục rồi mới chuyển sang 4 hơi thở kế tiếp ạ?<p>
- Không tập quán sổ tức(đếm hơi thở) mà tập luôn bốn đề mục niệm thân có được không ạ? <p>
- Khi con ngồi niệm thân vào buổi đêm thì nhà bên bật nhạc khiến con cảm thấy khó chịu. Khi đó mình chú ý ghi nhận có âm thanh rồi trở về với hơi thở mà không chú ý đến âm thanh nữa, hay vừa chú ý đến âm thanh vừa chú ý đến hơi thở ạ, hay chú ý đến âm thanh khi nào âm thanh tắt thì mới trở về với hơi thở ạ. Khi cảm thọ khó chịu khởi lên thì con phải chuyển sang niệm thọ, ghi nhận cảm thọ khó chịu đó hay là phải chú ý ghi nhận cả âm thanh, cả hơi thở, cả cảm thọ khó chịu ạ?<p>
- Con mới học về thiền nhưng chưa rõ lắm, những hiện tượng lạ khi ngồi thiền có phải là sơ tướng,tợ tướng hay quang tướng không ạ? có đồng với 50 ngũ ấm ma không ạ? <p>
- Trong "chỉ" có "quán", trong "quán" có "chỉ" dùng để chỉ thiền hữu sắc còn "chỉ" mà không "quán" dùng để chỉ "định vô tưởng" dụ cho bốn thiền vô sắc phải không ạ?<p>
- Theo lộ trình giải thoát thì đến tứ thiền rồi đắc tam minh như Phật dạy, nhưng con đọc trong mấy cuốn sách lại thấy tu bốn thiền hữu sắc xong rồi đến bốn thiền vô sắc, cuối cùng là đến Diệt thọ tưởng định rồi mới giải thoát. Như vậy có gì mâu thuẫn không ạ? <p>
Con mới học về thiền nên nhiều điều con chưa hiểu, nhất là những từ ngữ chuyên môn nên mong thầy giải đáp cặn kẽ để con và nhiều bạn được dễ hiểu ạ! <p>
Con cảm ơn thầy, con kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. Con xin được hỏi.
Khi ngồi xuống nhắm mắt lại và thư giãn. Con không dụng tâm làm gì, thì tâm liền biết các ý niệm, khi các ý niệm lặng xuống thì nó liền biết đến toàn thân đang ngồi và cảm nhân toàn bộ hơi thở (cảm nhận thấy cả phòng xẹp và hơi thở vào ra ở mũi). Trên thân có cảm thọ gì thì nó biết. <p>

1) Nhưng thưa thầy tâm cứ biết hết tâm niệm rồi chuyển sang cảm thọ, rồi chuyển sang hơi thở, nó cứ chuyển hết đề mục này sang đề mục khác. Như vậy con có nên dụng ý, đặt tâm theo dõi từng đề mục một, quan sát 1 đề mục từ lúc sanh ra cho đến lúc diệt thì mới để tâm tự nhiên chuyển sang đề mục khác? <p>

2) Khi ngồi như vậy một thời gian có lúc tâm thiếu tỉnh giác, nó không biết rõ thân tâm, con liền để tâm vào phòng xẹp ở bụng một lúc cho tâm biết rõ, sau đó thư giãn và bỏ đi sự hướng tâm để tâm tự nhiên. Con tập như vậy có đúng không ạ? <p>
Con xin cúi đầu đảnh lễ, cảm ơn Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2015

Câu hỏi:

Con thưa thầy, con mới tập ngồi thiền được vài hôm, ban đầu cảm giác chân đau nhưng rồi khi theo dõi hơi thở thì cái đau đó tự động giảm dần, con chỉ quan sát hơi thở và cảm giác bụng phồng xẹp, thì thấy hơi thở nhẹ dần, nhiều khi chỉ còn thấy bụng phồng xẹp thôi. Hơi thở nhẹ quá khiến con không nhận biết rõ ràng được có phải hơi thở đang vào hay đang ra, chỉ khi bụng xẹp con mới biết chắc mình đang thở ra. Con không biết con ngồi như vậy có đúng không? Và làm sao để tránh được việc buồn ngủ khi ngồi thiền vì quan sát một lúc hơi thở là thi thoảng con nghĩ sang việc khác hoặc lại bị có cảm giác buồn ngủ, mong thầy chỉ dạy cho con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Phép quán niệm hơi thở phải thực tập như thế nào mới đúng ạ, chẳng hạn như câu "Cảm giác toàn thân tôi biết tôi hít vô" nghĩa là hít đến đâu thì cái biết đi song hành với hơi thở hay là "Cảm giác toàn thân tôi sẽ hít vô" nghĩa là trước khi hít vào phải biết là chuẩn bị hít vào rồi mới hít vào ạ? Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2015

Câu hỏi:

Thưa sư. Con xin phép được hỏi sư tại sao trong kinh con có thấy Phật dạy quán hơi thở mà sao ở các quý sư chỉ có cho quán ở lổ mũi hay là sự phồng xẹp ở bụng? Còn con thấy theo dõi hơi thở ra vào với con lại dễ hơn. Nhưng vì không thấy có ai dạy pháp này cho nên con đang lo là không biết đúng không vì hôm rồi con có thấy 2 dòng khi như 2 củ mỳ bóc trắng, con thở vào thì thấy nó từ lỗ mũi chạy vào, con thở ra thì nó chạy ra và con chú ý quan sát thì nó mất. Con không biết đây là con đã lạc sang định tướng hay vẫn còn đang ở vipassana? Con xin hỏi sư, xin sư chỉ cho con nên hành trì như thế nào?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2015

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Dạ thưa Thầy, con có một điều để hỏi ạ: <p>
Khi con hoạt động đi đứng nằm ngồi và buông xả, con nghĩ: "thôi, buông xả đi" thì lập tức tâm con thường tập trung lại quán sát hơi thở nhất là khi ngồi ạ, mặc dù con không có ý quán sát hơi thở nhưng con vẫn bị tập trung vào việc theo dõi hơi thở. Con cứ để tự nhiên cho tâm theo dõi hơi thở. Điều này có sai gì không ạ? Kính thầy chỉ cho con hiểu rõ ạ. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy, chúc Thầy an lạc và sống khỏe dạy bảo chúng con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>
Đêm thọ đầu đà rằm tháng giêng vừa rồi Thầy đã ban cho chúng con bài pháp rất sâu sắc và rõ ràng, rất tiếc là con không làm sao nhớ hết lời Thầy. Con chỉ nhớ là Thầy dạy buông xả, thư giãn trở vê trọn vẹn với thực tánh pháp qua mắt tai mũi lưỡi thân như nó đang là mà không xen cái ý vo tròn bóp méo của bản ngã vào thì tâm trở về với thân và cái biết tự thấy ra sự thở 1 cách tự nhiên chứ không phải là niệm hơi thở, vì niệm thở là cái bản ngã muốn niệm. Con thực hành như vậy, con thấy ra cái biết tự nó biết thân đang ngồi, đang thở, cảm giác, tiếng động, ý nghĩ, biết sự tĩnh lặng trong tâm... <p>


Thưa Thầy những lời thầy dạy đó không biết con hiểu như vây có đúng ý thầy không và con hành như vậy có sai ở chỗ nào không. Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy thêm và xin Thầy hoan hỷ tóm tắt lại ý chính của bài giảng vừa rồi cho con và quý đạo hữu gần xa đều được sự lợi ích trên bước đường tu tập. <p>
Kính chúc Thầy thân tâm thường lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-01-2015

Câu hỏi:

Dạ kính thưa sư, ba má con là người chưa biết đến thiền nhưng do điều kiện ở quê xa không có môi trường để học thiền trực tiếp với các vị thầy thì con có thể mở đĩa để ba má thực hành theo phương pháp quán niệm hơi thở anapanasati được không ạ?<p>
Con xin tri ân sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2014

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy! Con cũng chỉ mới biết đến Thiền thôi nhưng khi tập thì con không thể tập trung trên hơi thở được, không thấy rõ hơi thở vào và ra trên điểm xúc chạm, hình như cái này phải bỏ công sức ra luyện tập thì phải. Tập vài lần như vậy hình như con đi lạc qua Thiền Tứ Đại khi vô tình đi theo hơi thở vào trong mặc dù mình không muốn hoặc không biết. Khi ngồi được một lúc thì bắt đầu thấy tim mình đập rất rõ ràng, từng mạch máu đang đẩy máu đi khắp cơ thể, lúc đó lại đi lạc theo quả tim. <p>
Con vẫn biết là mình sai và khó khăn khi quay trở lại trên hơi thở, và từ đó con đã dừng Thiền lại vì đi tiếp thì thấy đầu đau nhức và cơ thể cứng đơ. Con không nghĩ đến phương pháp đối trị vì như vậy là không đúng niệm trên hơi thở như ban đầu rồi. Con muốn hỏi là làm thế nào để xác định được mình phù hợp với Thiền nào trong 40 loại hay là con quá hấp tấp khi nghĩ như vậy? Khi đi ngủ con nằm tập trung hơi thở không tìm điểm xúc chạm, không đi theo hơi thở, chỉ đi chơi loanh quanh với nó thôi và sau đó ngủ lúc nào cũng không biết. Hình như có phải đó là trạng thái hôn trầm không thưa Thầy vì con thấy giống như khi ngồi Thiền mà ngủ gục vậy? Cho con hỏi là mình không tập Thiền nữa nhưng khi ngủ lại "giỡn chơi" như vậy thì có vấn đề không? Không nghiêm túc như vậy một thời gian thì nó sẽ như thế nào? Con chẳng cần thấy ánh sáng hay tướng gì gì đó, con chỉ cần thấy thoải mái là được. Con nghĩ đầu tiên là mình cần phải thành thục trong vấn đề hơi thở rồi chuyện khác tính sau, mình phải thở đều đặn giống như thở khi đang ngủ vậy. Khi nghĩ đến điều này thì con biết là khó thật, mình thua rồi hoặc là mình không có duyên. Xin Thầy có thể chỉ cho con biết con sai ở đoạn nào không thưa Thầy? Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »