Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 17-10-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Con kính nhờ Thầy tư vấn giúp con định hướng cho công việc và cuộc sống mà hiện con đang vướng:
1. Thầy dạy phải sống tùy duyên thuận pháp, tất cả những vấn đề xảy ra với mình đều có nguyên nhân và sự vận hành của pháp luôn đúng, nhưng con vẫn mắc kẹt trong sự phân vân, tính toán cho hướng đi của cuộc sống mình (con chưa thông được cái ý thầy vẫn hay nói là lựa chọn con đường nào cũng được, đường nào thì học bài học của con đường đó).
Con đang công tác trong ngành ngân hàng hơn 13 năm, đã trải qua nhiều khó khăn cũng như thuận lợi của nghề. Đến nay con 42 tuổi, khoảng hơn 1 năm nay bản thân con bị stress do áp lực công việc lớn, vợ con thì động viên con nghỉ làm, chuyển công việc khác phù hợp hơn, nhưng bản thân con thì ngại thay đổi, bắt đầu với một việc mới ở tuổi này là 1 khó khăn (con có 1 thuận lợi là kinh tế gia đình đã ổn định, không phải lo lắng nhiều, nhưng phải dành thời gian đưa đón con đi học nhiều). Nghỉ việc hoàn toàn thì lại sợ mọi người nói mình còn quá trẻ và bản thân con cũng vẫn muốn làm việc, nên cứ loay hoay hoài (cái bản ngã lớn quá thầy ơi). Vẫn biết vậy nhưng sao con đau đầu quá, cứ tính toán tới lui, không biết như thế nào? Hiểu chân đế chưa tới mà phải sống và ứng xử giữa tục đế khó quá thầy ạ.
2. Con vẫn hay quan sát, thường biết mình như thầy dạy tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Nhưng con vẫn thường bị ý nghĩ dẫn dắt, cái đầu cứ tính toán khi định hướng cho công việc và cuộc sống của mình, mà nhiều lúc thái quá đến nỗi đem lại không khí nặng nề cho vợ con, rồi lại mất ngủ, đau đầu... nhưng sao vẫn không từ bỏ được thầy ơi. Xin thầy chỉ cho con pháp đối trị nào để tạm thời vượt qua khó khăn này, và về lâu dài nên thực hành, nghe, đọc những gì để cải thiện bản thân.
Con chân thành cám ơn Thầy và chúc Thầy mãi mạnh khỏe để dìu dắt chúng con!
Ngày gửi: 09-10-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con muốn hỏi câu "vạn sự tùy duyên" được hiểu như thế nào ạ? Có phải để cho mọi chuyện xảy ra một cách tự nhiên theo sự vận hành của Pháp mà không can thiệp bằng cái Tâm cầu xin mong muốn có đúng không ạ? Sự tùy duyên đó có phải là do quả nghiệp trong quá khứ đẫn đến không ạ? Vậy tại sao lại nói mình có thể tự quyết định số phận của mình ạ? Trong cuộc sống có nhiều sự lựa chọn, vậy điều gì thôi thúc mình chọn con đường này mà không chọn con đường kia. Mong Thầy giảng cho con hiểu.
Con cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ!
Ngày gửi: 01-10-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, kính mong Thầy chỉ dạy cho con được rõ ạ.
1. Nỗi đau tinh thần dẫn đến đau thể xác có phải là nghiệp phải trả không? Nếu tỉnh giác không thấy nỗi đau đó nữa thì vẫn phải trả nợ theo cách khác không ạ?
2. Nếu nơi ở bị nhiều quấy phá và thường có bất thiện pháp thì nên tiếp tục ở lại xem hay bỏ đi chỗ khác cho đỡ hơn ạ? Trong trường hợp còn vướng mắc phải ở lại hay tạm không có chỗ khác để đi thì hằng ngày phải ở đó rèn luyện ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 06-08-2016
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Con hiểu chánh niệm tỉnh giác là khi con làm mọi việc thì thân và tâm con thả lỏng bình thường. Khi tâm con suy nghĩ, chỉ bắt đầu suy nghĩ tới lúc kết thúc suy nghĩ con đều nhận biết trọn vẹn được sự suy nghĩ đó (có lúc thất niệm) và con đánh giá suy nghĩ đó thuộc loại tâm gì (tham, sân, si...), đa phần con thấy là suy nghĩ lung tung ạ. Những lúc chánh niệm tỉnh giác như vậy con cảm nhận được là mình đang ở thực tại như nó là (không phải quá khứ hay vị lai). Khi con chánh niệm tỉnh giác như vậy nguyên khí được bảo toàn tối đa làm việc đỡ mệt mỏi và không còn tình trạng hôn trầm thuỵ miên nữa. Cố gắng chánh niệm tỉnh giác, tuỳ duyên thuận pháp, quán Thân-Khẩu-Ý, giờ con thấy khổ đau, phiền não giảm nhiều.
Con hiểu như vậy có đúng, sai hay thiếu những gì? Con có nói gì sai, mong Thầy hoan hỷ bỏ qua cho con.
Con cảm ơn Thầy ạ.
Ngày gửi: 17-07-2016
Câu hỏi:
Kính Thầy!
Con cám ơn Thầy đã mở thông cho con.
Với người tu, dù là Cha Mẹ hay Thầy Tổ của mình thì cách xử sự trong sự tương giao vẫn là tốt nhất, còn nặng về mối quan hệ là còn ràng buộc phải không Thầy?
Và cách trả ơn tốt nhất với những người mình đã mang ơn là sống “tuỳ duyên thuận Pháp” phải không Thầy?
Ngày gửi: 07-07-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy.
Con có nghe Thầy nói vạn pháp tự vận hành đúng theo qui luật tự nhiên của nó. Mỗi người có một sinh nghiệp của họ, gieo nhân nào gặp quả đó, họ sẽ tự học ra bài học của họ, mình nên tôn trọng cái nghiệp của họ.
Con có một tâm nguyện thế giới này ai cũng hiểu đạo và sống tốt với nhau. Con muốn làm gì đó để thế giới được tốt hơn tùy theo năng lực của mình hiện tại và con biết công việc này sẽ là vô lượng kiếp. Nhưng đó chỉ là tâm nguyện cũng không nên quá chấp vào nó sẽ sinh ra ngã mạn vì mình nghĩ mình tốt người ta xấu rồi mình mong cho người ta tốt hơn, không khéo mình tu sao từ tiểu ngã thành đại ngã.
Việc mà con muốn làm là thay đổi nhận thức của con người, như vậy là con có tác động thay đổi sự vận hành của pháp không Thầy?
Như vậy nhờ Thầy chỉ cho con phải làm như thế nào mới tùy duyên thuận pháp.
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 03-07-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, lúc vô sự cần ngồi buông thư cho thân tâm nghỉ ngơi, thư giãn, lúc ấy tính biết tự động ứng ra. Còn hữu sự cũng thoải mái chú tâm vào công việc, vào thái độ của mình với công việc ấy để có điều chỉnh kịp thời. Nếu cảm giác sân hận nổi lên, mình trực nhận và quan sát chúng với thái độ vô tâm. Vậy suy cho cùng tinh yếu của thiền là buông xả để cho tính biết tự vận hành, tùy duyên thuận pháp chứ không nhất thiết là phải ấn định thời gian, nơi chốn và cách thức. Con xin có vài lời trình pháp với Thầy như vậy. Xin cho con lời khuyên!
Ngày gửi: 01-07-2016
Câu hỏi:
"Hành như vậy nếu hướng về định thì không những chứng được cận hành định mà tứ thiền cũng được, nếu hướng về tuệ thì có thể chứng được các bậc tuệ tuỳ theo trình độ của hành giả"
Bạch thầy, ý của thầy con chưa rõ lắm nên cho con hỏi lại:
- Nếu hướng về định thì đó có phải là chánh định?
- Nếu hướng về tuệ thì có phải là khi đạt đến sát-na định mới có khả năng chánh niệm tỉnh giác trên thực tánh của đối tượng được (chuyển hướng quan sát thực tánh của đối tượng mà không đi vào định như trường hợp 1). Trong trường hợp thực hành như con, thầy có gợi ý nào về trạng thái sát-na định và tác ý để dễ phân biệt danh sắc.
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 25-06-2016
Câu hỏi:
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con xin đảnh lễ Sư ông ạ. Sư ông có dạy: "thuận pháp không phải là thuận theo đối tượng mà tuỳ đối tượng để ứng xử cho đúng pháp. Không phải không có thái độ mà là không có thái độ sai xấu. Một thái độ đúng tốt thuận theo Bát Chánh Đạo chính là thái độ thuận pháp", nhưng trong hoàn cảnh này con không biết thuận pháp là như thế nào cả ạ.
Ngày trước, khi có ý định đi tu con đã có ở chùa một Sư cô, sau này con về đi học không đi tu nữa thì con sống ở nhà trọ và vẫn thường xuyên liên lạc với Sư cô. Sư cô giúp đỡ con rất nhiều cả về tinh thần và vật chất trong cuộc sống hàng ngày, dường như con thấy con nợ tấm chân tình từ Sư cô. Trong mỗi lần trò chuyện Cô vẫn hướng con đi tu. Lần này cô mong con lên ở cùng cô và điệu. Thế nhưng có lẽ con không tha thiết với điều đó, một phần vì do đi học thì con muốn chú tâm vào việc học, phần khác nếu con đi tu thì con sẽ chọn con đường khác vì hiện tại con đã thấy con đường, môi trường tu thích hợp với mình. Con cảm thấy rất khó xử, xin Sư ông cho con lời khuyên ạ!
Ngày gửi: 24-06-2016
Câu hỏi:
Mô Phật. Pháp là sự biến đổi tự nhiên mà khi sáng suốt, định tĩnh, trong lành ta thấy biết, thuận theo sự biến chuyển tự nhiên đó (không thái độ) đó gọi là thuận pháp phải không ạ? Mong Sư hoan hỷ!