loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 193 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tùy duyên thuận pháp'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-09-2020

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy,
Khi bệnh xảy đến với thân, tâm chính là cơ hội để quán chiếu vô thường, bất toại nguyện, vô ngã nơi mình. Tuy nhiên khi đối diện với cơ hội đó, người ta có thể hướng tới việc sử dụng những cách thức, phương pháp, công nghệ, hiểu biết Đông Tây kim cổ nhất định để làm tốt đẹp, khỏe mạnh, cường tráng thân tâm lên nhằm trị bệnh. Liệu thiên hướng này có khi nào bị trá hình bởi bản ngã muốn không lão, không bệnh, không tử thưa thầy? Làm sao để nhận biết được giữa sự hồi phục diễn ra tự nhiên, tùy duyên thuận pháp và sự hồi phục dựa theo mong muốn của bản ngã thưa thầy?
Con kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy con muốn hỏi là tùy duyên thuận pháp có phải là chấp nhận những gì mà mình đang có và sử dụng 1 cách hiệu quả nhất để mang đến giá trị tốt lành cho đời sống không? Ví dụ như từ trước đến giờ khi con thấy không hài lòng về điều gì thì cũng rời đi để tìm điều khác mà mình thấy tốt đẹp hơn như công việc, bạn bè hay bất cứ điều gì,...nhưng gần đây con cảm thấy bắt đầu mệt mỏi với sự tìm kiếm này nên con đành chấp nhận nhưng đồng thời sự ở lại này con đang thấy cũng có những vấn đề như sự tụt dốc của con về sự bình tĩnh nội tâm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-08-2020

Câu hỏi:

Dạ kính thưa thầy!
Trong Tuyển tập thư thầy số 1 câu trích: "Và hãy sẵn sàng đón nhận hạnh phúc hay khổ đau của cuộc đời như người đánh vợt tiếp nhận những quả banh bất ngờ của đối thủ". Đã lâu trước đây con đã đọc qua nhưng chưa thẩm thấu được gì. Trải qua thời gian đến bây giờ nếm trải bao nhiêu thất bại, cay đắng con mới thẩm thấu được câu nói này. Nhất là trong đợt dịch bệnh này, nhờ vậy mọi mong cầu ảo tưởng đạt được về tương lại đã bỏ bớt đi trong con phần nào. Cảm giác như còn sống ngày nào biết ngày nấy và làm những việc đến với mình trong hiện tại, mọi mong cầu tương lai giờ này đều quá xa xỉ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-06-2020

Câu hỏi:

Thầy ơi, tâm con đói khát trí tuệ lâu ngày, nay nghe pháp thoại Thầy giảng, nó cứ muốn nghe mãi chẳng thiết tha gì đến chuyện khác. Hoàn cảnh của con là nên học lấy một cái nghề để không sống dựa vào người khác, nhưng mỗi cầm sách vở là con bị hôn trầm. Tâm con bảo rằng đây không phải là thứ nó muốn, nó chỉ muốn nghe pháp... nó vẫn loay hoay... nó chưa thông suốt tục đế.
Thầy cho con hỏi:
1. Nghề nghiệp có phải là do Pháp vận hành? Mỗi lần con muốn đi làm là chướng duyên lại đến, như đau ốm, vướng bận gia đình.
2. Nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố cần và đủ để người đó học ra bài học của chính họ?
3. Con nên làm cái gì con giỏi, hay con cứ tùy duyên?
Con xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2020

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, trải qua quá nhiều bất hạnh, bản ngã ý thức của con bất lực trước mọi thứ trong cuộc đời mình làm con nhận ra một điều đó là mình có tâm như thế nào khi đối diện với cuộc đời chứ không phải mong muốn cuộc đời theo ý mình. Đây có gần giống với tuỳ duyên thuận pháp như sư ông nói không ạ ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
1. Con có thói quen đi làm về tối lúc yên tĩnh nằm nghe các bài giảng của Thầy rồi đi vào giấc ngủ. Thói quen nằm nghe kiểu này có xem là bất kính không vậy Thầy, con thấy tâm không an nên xin hỏi Thầy chỉ bảo cho đúng.

2. Con nghe đi lại nhiều lần về "Tuỳ duyên, thuận pháp". Thầy giảng tùy duyên là tuỳ vào hoàn cảnh mà làm chứ không xen cái muốn của bản thân, thuận pháp là làm lợi người lợi mình. Nhưng con suy nghĩ rất nhiều mà không phân biệt được "Thuận Pháp". Hiện con đang trong công việc và cuộc sống hàng xóm con bị buộc làm những điều trái với đạo đức, trái pháp luật. Nếu mình đối kháng để thể hiện chính đạo và đúng pháp luật thì bị đối phương tiêu diệt mình, nếu im lặng thì mình phải chấp nhận làm theo họ những tà đạo, vi phạm pháp luật, né tránh cũng không được tha. Những hoàn cảnh này rất đời thường. Vậy xin Thầy hướng dẫn thuận Pháp thì mình phải chọn cách hành động nào thưa Thầy.
Mong Thầy soi sáng tâm hồn con, kính chúc Thầy sức khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2020

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy!
Thưa thầy, trong quá trình sống và làm việc con thấy một số điều liên quan giữa tâm và các đối tượng bên ngoài, tâm vốn dĩ sáng suốt nhưng bị che mờ bởi các niệm khởi và ý tưởng. Các niệm khởi đó cũng tự nhiên vì nó là các pháp sinh diệt, biến chuyển theo đặc tính tự nhiên của tâm. Đôi lúc con thấy có xung động làm mình muốn làm điều gì đó, ví dụ kinh doanh, làm việc, thư giãn... qua việc quan sát hàng ngày, con thấy có khi con hành xử đúng, có khi hành xử sai. Tâm mình cũng phần nào đó cảm nhận được đúng - sai mà không qua lý trí phân tích.
Như để tâm an tịnh thì hành động, suy nghĩ, nói năng đúng thì tâm sẽ tự an và không bị náo động nhiều; nếu hành xử sai, suy nghĩ chưa đúng thì tâm cảm nhận được có điều gì đó “sai sai” ở đây.
Con đang dựa vào cảm nhận của tâm để sống trong cuộc sống và dựa vào kết quả thực tế để điều chỉnh lại suy nghĩ.
Có điều con vẫn băn khoăn về việc tâm hoàn toàn không phụ thuộc hoàn cảnh với tâm an tịnh nhờ hành động đúng giống và khác nhau hay không?
Một mặt (theo lý tưởng) là "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến", cho dù có chuyện gì xảy ra thì tâm mình cũng vẫn thảnh thơi vô sự; còn một mặt khác là tâm mình an tịnh do biết nhận thức và điều chỉnh hành động cho hợp với pháp. Khi sống đúng thì tâm tự an mà không cần cố an tâm.

Con chưa hiểu rõ ràng việc tâm hoàn toàn không phụ thuộc hoàn cảnh và tâm an do sống thuận đạo. Như có lúc “tâm khoẻ mạnh, hoan hỉ” thì phiền não khó phát sinh, lúc “tâm yếu ớt, sân hận” thì chuyện nhỏ cũng làm ta khó chịu...
Con hơi rối đoạn này, xin thầy khai thị giúp con ạ!
Con xin kính đảnh lễ và tri ân thầy rất nhiều, từ tâm con rất biết ơn thầy, nhờ những bài giảng con nghe hàng ngày mà cuộc sống hiện nay của con đã được chuyển hoá rất nhiều phần, con xin thành kính tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy.
Con không ngờ là cuối đời mà được nghe pháp thoại của thầy con thấy ra. Giờ con chỉ ứng dụng một câu của thầy là Tự nhiên và vô tâm, không mong muốn và từ chối bất cứ điều gì ở cuộc đời này. Con xin trình thầy:

TÙY lúc nắng mưa đã xảy ra
DUYÊN sanh các pháp nó đang là
THUẬN theo vận hành của vũ trụ
PHÁP, luôn sinh diệt mỗi sát-na
VÔ Thường biến đổi theo dòng chảy
NGÃ, sở không mang chẳng nói tà.
VỊ dụng Pháp tu. Thầy khai thị
THA phương độ chúng, khắp gần xa.

Con xin tri ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-03-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con thấy như thế này về Tùy duyên thuận pháp, tùy duyên có nghĩa là cái duyên nào đúng lúc đến với mình mà mình có thể cống hiến và giúp đỡ được với tâm trong sáng thì đó là thuận pháp.
Ví dụ khi con ngồi nói chuyện với khách hàng, vị ấy tự nhiên bóp tráng đến nỗi đỏ da, trong giây phút đó con lại đắn đo nghĩ mình hỏi cũng không giúp gì được nên thôi vậy, biết đâu đó là bài học của vị ấy, nhưng trong con sự quan tâm đã chiến thắng, con liền hỏi cổ có sao không, cổ nói là chóng mặt quá. Chồng con nghe vậy liền bảo cô tháo mũ bảo hiểm và khẩu trang ra, cổ mới giật mình biết là mình không khỏe nên vội nhờ con rót một ca nước. Nghĩ ngơi uống nước xong cổ mới khỏe lại.
Con đã chiêm nghiệm lại tất cả những hành động có ích của mình toàn không vì một chủ đích nào cả, mà chỉ vì thấu hiểu cái khổ mà hành động để giúp mình và người thoát khổ đúng lúc, đúng thời điểm mà không phải do con tính toán hay năng lực gì của con, mà tất cả như có sẵn chỉ đến lúc con cần làm một cái gì đó thôi, dĩ nhiên như thầy dạy là chỉ làm đúng khi tâm trong sáng, chứ tâm bất an lo sợ thì làm cái gì cũng không đúng tốt (cái này con cũng thấy từ những cái sai do mình tạo duyên thuận ngã).
Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Thái độ khách quan, tôn trọng thực tại và gắng tìm hiểu các quy luật vận hành của tự nhiên, rồi dựa vào đó hầu mang lại cho con người nhận thức và hành động phù hợp có thể xem là "Tuệ" và "Thiền" được không ạ? Con cảm nhận những nhà khoa học chân chính luôn tôn trọng thực tại và dựa vào đó có những phát kiến phục vụ nhân loại bằng sự cống hiến quên mình.
Rồi gần đây con đọc sách có những lời khuyên của các vị tỷ phú hướng dẫn cách sống hiệu quả: hãy hiểu rõ sai lầm phổ biến của bản thân và xã hội, tránh nó, tìm hiểu quy luật tự nhiện và xã hội đang vận hành và hành động nương theo đó. Xin thầy cho con định hướng về lời khuyên này ạ.
Con xin cảm tạ thầy!

Xem Câu Trả Lời »