Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 06-09-2018
Câu hỏi:
Thưa Thầy khi quá khổ, khi quá mệt mỏi với bản ngã con người mới dễ quy y Pháp, quay về quy y Pháp, dễ buông ra để lắng nghe Pháp vận hành, lắng nghe tham lắng nghe sân lắng nghe si, lắng nghe khổ lắng nghe vui, lắng nghe thành lắng nghe bại, lắng nghe được lắng nghe mất, lắng nghe hơn lắng nghe thua v.v... Chỉ có lắng nghe mà không xen gì vào trong đó cả, lắng nghe trọn vẹn và để Pháp tự vận hành, không có mục tiêu mà chỉ thấy việc cần làm, trọn vẹn chú tâm làm một cách tự nhiên. Tâm mình khi ấy không quan trọng giác ngộ hay không giác ngộ, thiền hay không thiền, khi ấy không là gì cả nhưng rất được việc. Buông bản ngã thì ngay đó quy y pháp, ngay đó tự trọn vẹn chứ không cần cố gắng. Tâm không khởi ý muốn đạt được bất cứ một điều gì thì lúc ấy chính là trọn vẹn chứ không phải trọn vẹn nào khác. Trọn vẹn và trong sáng tự nhiên. Tâm không có việc gì làm chỉ có quy y pháp. Lúc này con thấy mệt mỏi với bản ngã và con hiểu như thế. Con xin cảm ơn Thầy đã từ bi khai thị và lắng nghe.
Ngày gửi: 04-09-2018
Câu hỏi:
Con chào thầy.
Con có xem video của thầy trên Youtube. thực ra con cũng không biết nên hỏi gì, bởi mỗi lần có 1 câu hỏi thì con luôn tự hỏi và tự trả lời trước (có thể chỉ là suy diễn). Con chỉ muốn chia sẻ 1 chút với thầy để vơi bớt thứ cảm giác nội tâm khao khát được giải thoát...
Chúc thầy thân tâm thường an lạc, giải thoát.
Ngày gửi: 28-08-2018
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Thầy cho con hỏi tại sao có những khoảng khắc con thấy mình như chạm đến sự thực như nó là, cảm được cái nhẹ như thinh không ở thân tâm cảnh. Vậy mà rồi con vẫn nhiều khi quay lại tình trạng như chưa tu học gì, vẫn đầy kì vọng đau khổ bất toại nguyện. Nhiều người nói giác ngộ rồi sẽ không thấy khổ, còn thấy khổ là còn tu sai đường. Con hoang mang quá thầy ạ. Con biết rất rõ những lúc con chạm được vào sự thực, cũng biết rõ những lúc thân tâm nặng nề vướng bận đầy tham ái, và như thầy dạy thì cứ biết vậy thôi, tu không phải để diệt tận mọi cái khổ. Con hiểu sai lời thầy hay hiểu sai câu "giác ngộ là không còn thấy khổ", xin thầy chỉ dạy cho con bớt vô minh với ạ.
Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 27-08-2018
Câu hỏi:
Bạch Thầy,
Con cảm thấy mọi thứ con làm đều vô nghĩa. Nói chung con là một người có vẻ như có nhiều năng lượng tiêu cực hơn là năng lượng tích cực. Con làm bên xã hội, nhưng thực sự con cũng không thấy được giá trị của những điều đó, vì con đang cảm thấy việc đó nó cũng không thực sự là điều con muốn làm.
Con có một em trai nhỏ hơn con nhiều tuổi. Hôm nay con nói chuyện với em, em con bảo rằng do con chưa thực sự dám mất cái gì cả, vẫn đang ở trong giới hạn an toàn. Con thực sự chưa trải nghiệm được việc hư không, có đó mất đó, mà đang lẩn tránh thực tại. Thực sự là con cũng có suy nghĩ như em con nói một phần nào đó, đúng là trước giờ con cũng chưa bao giờ đến nỗi phải lâm vào tình trạng được mất, mà chỉ phơn phớt qua rồi cảm thấy muốn từ bỏ.
Một người bạn của con biết xem tử vi cũng nói, con không có căn tu lắm, và thực sự con cũng không đến nỗi có tất cả, mất tất cả, nên cũng sẽ khó hiểu được chữ hư không theo đúng bản chất của nó. Tất nhiên không điều gì là không thể, nhưng ý bạn con cũng là con chưa có trải nghiệm đủ để có thể tu.
Con cũng tin là con đang học, con còn phải học và con cũng đang loay hoay trong cái vòng luẩn quẩn này cả hơn chục năm nay rồi.
Con hỏi một câu ngu dốt, kính mong Thầy khai thị, có phải như em con và bạn con nói, cần phải đi đến cùng một điều gì, thì mình mới thực sự hiểu có-không của đạo?
Con xin đảnh lễ và cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 07-06-2018
Câu hỏi:
Mô Phật con kính đảnh lễ Sư ông ạ, con kính chúc Sư ông pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu để lợi lạc cho chúng sanh ạ.
Có một chuyện này mà mấy lúc này làm tâm con hơi xao động. Con nghĩ mình đã hoàn toàn vượt qua nhưng mà mỗi lần nghĩ đến cứ như có cái gì đó vẫn còn vương vướng trong lòng chưa rũ bỏ hoàn toàn như sư ông dạy là sống với tánh không ạ. Con có một người huynh đệ chơi với nhau đến nay là 8 năm, chị ấy lớn hơn con 4 tuổi. Khi chị đi xuất gia vài năm rồi thì con vẫn còn nhỏ đang đi gia đình Phật tử. Con luôn quý mến và kính trọng chị và chị cũng quý mến con, nhưng đến một ngày giữa chúng con có những hiểu lầm và chị cảm thấy phiền phức con, nên khi con điện thoại hay nhắn tin chị cũng không trả lời. Tự nhiên con cảm thấy mình hơi bị hụt hẫng. Con tôn trọng chị ấy nên đã không liên lạc với chị nữa. Con nghĩ nhân duyên của chúng con đã mãn. Tuy vậy sao trong con cứ có cảm giác man mác buồn. Con xin sư ông từ bi dạy bảo con để sống với tánh không ạ.
Ngày gửi: 26-03-2018
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con là người cư sĩ hôm 23-3 đã hỏi thầy về sự chọn lưa giữa 2 con đường sống. Đọc trả lời của thầy và câu hỏi của một đạo hữu có trải nghiệm giống con, con cũng suy tư nhiều lắm. Nhìn lại mình, đúng là con có quyết tâm giải thoát thật, và con cũng chưa dám nghĩ tới chuyện mình sẽ giác ngộ. Nhưng ước muốn giải thoát của con rất đơn giản chứ con cũng chưa dám mơ tới chuyện mình sẽ đắc Tam Minh, thấy được Tứ Diệu Đế rồi vượt thoát sinh tử. Mong muốn giải thoát xuất phát từ việc con đang bị một "căn bệnh" đang ngày ngày dày vò con mà con tin thầy là vị bác sĩ có thể kê toa giúp con để chữa lành. Sau khoảng gần 2 năm thực hành sống chánh niệm, con thấy mình đang bị một căn bệnh mà trước đây chưa từng gặp. Triệu chứng của căn bệnh như sau:
- Hình như con đã trở nên quá nhạy cảm với từng đổi thay nhỏ trong tâm và thân. Ví dụ như mỗi lần nói chuyện vui, hưng phấn chỉ cần con cười thành tiếng thôi thì cảm thấy như trời long đất lở, từng thớ thịt, mạch máu căng ra, cảm giác rất khó chịu.
- Mỗi lần ngồi nói chuyện về đạo với người bạn, nói chuyện một cách thoải mái, không có tranh cãi gì con cũng cảm nhận được rõ ràng có tham sân trong lúc nói chuyện, biểu hiện bằng việc cảm nhận cơ thể có cảm giác khó chịu, căng thẳng, không yên, nhộn nhạo. (Có một lần con đã hỏi thầy về chuyện này).
- Khi làm một điều gì đó bất thiện trong cuộc sống đối giao với người khác thì trong người cảm giác bứt rứt chịu không nổi và phải sửa sai thì mới yên. Khi vẽ xong một công trình thì bản ngã muốn làm thật tốt, không muốn có chút sơ sót có thể tổn hại tới chủ nhà. Nhiều lúc con đang ngồi thiền thì một chi tiết trong ngôi nhà đã thiết kế tự nhiên chực hiện ra trong đầu, nếu sau đó kiểm tra lại chi tiết đó thì thế nào cũng lòi ra chỗ sai. Còn nữa, đang lúc định tâm, chợt tâm lo lắng hiện ra không rõ vì lý do gì, thì sau đó thế nào cũng có chuyện này chuyện nọ không hay xảy ra. Tóm lại con cũng thấy phiền não và mệt mỏi vì quá nhạy cảm với những điều như vậy và cảm thấy như bị quá tải.
- Chỉ trong những hoạt động bình thường và thiện lành trên mà con đã cảm thấy vậy rồi huống hồ là trong lúc va chạm với công việc, với vô số phiền não và bất thiện pháp hàng ngày. Đối với con bây giờ các phiền não đúng là cực hình thầy ạ.
- Chỉ có lúc đọc và nghe pháp hoặc buông xả thư giãn thì con mới thấy an lạc thật sự thôi. Còn lại gần như mọi hoạt động sống khác trong ngày đúng là chỉ có khó chịu và phiền não thôi.
Mong thầy hiểu cho con là chính vì những điều trực nhận trên mà con muốn giải thoát khỏi tình trạng đó chứ không phải vì muốn giải thoát mà có những cảm giác đó. Chính vì vậy mà bây giờ con đâm ra sợ chứ không phải là nhàm chán mọi thứ nữa thầy ạ. Con thấy Đức Phật nói đúng "tất cả trên thế giới này là căn nhà lửa".
Mong thầy chì dạy cho con: bây giờ bắt đầu tìm cách ra khỏi đám lửa hay là tiếp tục ở trong ngôi nhà đó để học tiếp? Con chưa đủ duyên để xuất gia thì có nên rút chân dần ra khỏi các ràng buôc không? Con cũng đã suy nghĩ kỹ về công việc mới để có thể vẫn làm tròn trách nhiệm với gia đình và có thể sống tùy duyện thuận pháp.
Con kính lạy Tam Bảo, kính lạy thầy.
Ngày gửi: 24-03-2018
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy,
Bạch Thầy,
Con đọc phần hỏi đáp sáng nay, thấy mục Thầy trả lời anh kiến trúc sư 39 tuổi, là có thể anh "đặt mục đích giải thoát lên hàng đầu" nên anh mới cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán với mọi thứ. Con xin hỏi là con cũng đang cảm thấy như vậy, nhưng nếu vị mục đích "giải thoát lên hàng đầu" so với Giác ngộ, thì con nghĩ Giác ngộ là bước đầu của Giải thoát, phải không ạ? Hai phần đó khác nhau ra sao? Và nếu đưa mục đích giải thoát lên hàng đầu, có lẽ người đưa ra cần đi tu tập chứ không nên bận tâm chuyện đời, cho đến khi nào cảm thấy bản lãnh đủ vững vàng, thì việc quay trở lại - nếu muốn vẫn có thể thực hiện?
Mong Thầy khai thị cho con.
Kính lễ Thầy.
Ngày gửi: 17-03-2018
Câu hỏi:
Con có đọc một đoạn kinh Đức Phật khi gần nhập diệt, Ngài có nói: "Trong suốt 45 năm ta chưa hề nói lời nào". Xin Thầy giải thích cho con hiểu ý nghĩa câu nói của Ngài.
Ngày gửi: 22-01-2018
Câu hỏi:
Bạch Thầy,
Con kính nhờ Thầy giải đáp giúp con điều thắc mắc này ạ:
Con hiện đang kinh doanh tiệm phở, con không sát sinh và chỉ mua thịt bán sẵn ngoài thị trường. Con kinh doanh với phương châm là không gian dối và lấy công làm lời, như vậy nghiệp con có bị tăng nặng không thưa Thầy?
Con cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 10-12-2017
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy, đọc đoạn này:
"Trạng thái vô niệm, vô thức (nơi mọi suy tư dừng lại) không là giác ngộ thật sự. Cũng như khi thấy Tâm nhận biết trong trẻo, sáng ngời cũng không phải là Tự ngộ đích thực. Ngày xưa gọi là Vực thẳm giải thoát giả tạo".
Con hiểu đoạn văn trên nói rằng khi có trạng thái vô niệm hay có thấy tâm nhận biết trong sáng thì chỉ biết thôi chớ đừng nên đánh giá hay cho là gì cả. Vì như vậy là đã có cái Ta xen vào.
Con kính trình lên Thầy, con còn đang phân vân lắm! Con xin được sự chỉ dạy của Thầy hiểu đúng hơn ạ!
Xin kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe! Con rất biết ơn Thầy va vô cùng quý kính!