loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-10-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Sáng mai Thầy có ở Tổ Đình không ạ.
Con muốn sáng sớm mai qua đảnh lễ Thầy ạ.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẽ điều con đã thấy để mọi người cùng tham khảo.
Con xin chia sẻ về vấn đề: Ta, của ta, tự ngã của ta.
Nghe thầy giảng con cũng hiểu đại khái nhưng rất mơ hồ, phải tự mình thấy ra thì mới rõ ràng vấn đề.
- Cái Ta là một chủ thể ảo tưởng không có thật. Không có thật vì tự nó không thể thể hiện ra bên ngoài là một pháp thực. Nó không thể chứng minh nó như thế nào. Cái bàn, cái ghế, cái tay, cái chân thì có thật nhưng cái ta như thế nào thì không thể mô tả được, vì nó không có thực.
- Mặc dù cái ta không có thực nhưng nó lại ảo tưởng là nó có thực cho nên nó phải kết hợp với đối tượng bên ngoài có thực hoặc không có thực để tự nó khẳng định chính nó. Ví dụ như kết hợp với thân thì nó cho là thân ta. Kết hợp với khái niệm không có thực (danh dự) thì nó cho là danh dự của ta. Khi một người thấy mình khổ quá thì trong thực kiện này có 02 vấn đề: Một là cái gì đó của ta bị tổn hại, hai là ta đang chịu cái hậu quả đó. Cả hai cái này đều là ảo cho nên cái khổ phát sinh từ tư tưởng này cũng ảo luôn. Nên gọi là khổ ảo.
- Tự ngã của ta là khi tư tưởng về ta lý luận mình là chính mình, là tánh biết không sinh diệt… Nó đặt tên tánh biết có sẵn trong trời đất này ứng hiện trên thân tâm này là ta. Tức là nó cho Tánh biết (pháp thực) là chính nó.
Tóm lại: Lúc đầu nó không biết nó là gì, nó chấp cái này cái kia là của nó, là của nó. Cuối cùng nó nhận tánh biết là chính nó. Nhưng thực sự nó không hề có, nó chỉ là ảo tưởng tầm gửi. Một người đang trong tập đế, khổ đế thì về hiện tướng là các ảo tưởng đang sinh sinh, diệt diệt. Còn về cái chất là cái ảo tưởng cho rằng mình đang thế này, thế kia. Cái chất ảo tưởng về ta này luôn đi với cái sinh sinh diệt diệt cho nên nó như là không sinh diệt. Lúc động cũng có nó, nó cho là nó đang động. Lúc tịnh cũng có nó, nó cho là nó đang tịnh.
Khi không còn bị cái ta ảo tưởng che lấp thì đó chính là trả pháp lại cho pháp. Bát chánh đạo chính là thái độ nhận thức và hành vi (thái độ sống, sự sống) của một người khi chấm dứt cái ta ảo tưởng nơi thân tâm người ấy. Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2019

Câu hỏi:

Sư ông ơi , ngày 31 và 1/11dl Sư ông có ở chùa không ạ, con và bạn lên đảnh lễ Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Suốt ngày tâm con cứ hành hạ Thiền!
Bỗng một ngày con đọc được lời Thầy:
"Ta không biết đâu suối nguồn An Lạc,
Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa.
Ta không biết đâu bến bờ Diệu Giác,
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa".

Ôi! Trong sáng, trọn vẹn trong từng hành động giản dị.
Thì ra:
"Chỉ là mưa vẫn cứ rơi
Chỉ là lá rụng tơi bời trước hiên
Chỉ là chẳng ngộ, chẳng Thiền
Chỉ là tâm chẳng đảo điên kiếm tìm".

Thật nhẹ nhàng làm sao!
Ồ! "Mưa ơi, cứ mưa đi..."
Cho con được cúng kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đang đọc kinh Pháp Cú và bộ chú giải của Ngài Pháp Minh dịch. Thưa thầy cho con được hỏi là chùa mình đang sử dụng bộ chú giải này được không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy,
Thầy làm ơn cho con hỏi hai điều ạ.
Vì vô minh con đã phạm một tội, lỗi lầm lớn đó là đã bỏ thai vì thời kỳ đầu thai kỳ con bị cảm cúm.
Sau khi tìm hiểu thì con biết rằng vong linh thai nhi vẫn có thể đang theo mẹ, và nên làm lễ cầu siêu để thai nhi sớm được vãng sanh.
Nếu vong linh thai vẫn còn bên cạnh thì con không muốn cầu siêu cho vong linh thai nhi sớm, vì muốn vong linh đó bên cạnh để trò chuyện, vỗ về bù đắp chi trước kia.
1. Thầy cho con hỏi con có nên làm vậy không? Hay là cần phải cầu siêu cho vong linh thai nhi càng sớm càng tốt?
2. Ở nơi con ở thì không có chùa có tục lệ cầu siêu như ở quê nhà. Con có thể làm lễ ở nhà được không? Nếu có thì nên làm vào thời gian nào và thủ tục như nào ạ?
Con xin cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Cho con xin phép hỏi là?
Như thế nào gọi là nhiều tập khí sinh tử ạ?
Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Con thành kính tri ân Thầy. Kính chúc Thầy nhiều sức khỏe để tiếp tục hoằng pháp và chỉ dẫn đem lại lợi lạc cho nhiều người ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy
Thầy cho con hỏi là làm sao để mình có thể duy trì cái nhìn đúng trong cuộc sống ạ. Vì con thấy trong xã hội hiện đại, mỗi ngày con người phải tiếp xúc với khá nhiều luồng tư tưởng khác nhau, và nếu tiếp xúc với những luồng tư tưởng đó lâu ngày thì ta sẽ bị đồng hóa bởi những tư tưởng mang tính 1 chiều ấy. Ví dụ như con thấy những bạn trẻ bây giờ hay nghe những bài hát, coi những bộ phim có nội dung tiêu cực, bi quan, và khi xem lâu ngày thì những bạn ấy hay tưởng tượng mình là nhân vật chính trong bài hát, bộ phim đó, và sống trong thế giới ảo tưởng mà bài hát, bộ phim đó tạo ra, và con thấy những bạn ấy đôi khi có những suy nghĩ, lời nói, hành động mang tính ảo tưởng, như bị lệch pha với thế giới thực đang sống. Thầy cho con hỏi là có cách nào để thoát ra khỏi những tư tưởng ấy để có thể trở về cái nhìn đúng và duy trì được cái nhìn đúng trong xã hội hiện đại này được không ạ. Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2019

Câu hỏi:

Con chào sư ông!
Khoảng 1 năm gần đây con hay nghe pháp của sư ông và sư Minh Niệm. 2 Sư đều dạy theo thiền minh sát (vipassana). Ngày trước con tu theo lối Tịnh độ niệm A Di Đà nhưng sau khi sang minh sát con lại thấy hay và lúc nào cũng ứng dụng được, lúc bình thường con quan sát thân, lời nói. Còn tức giận con quan sát tâm thì sân tự mất. Nhưng sư ông cho con hỏi khi con ngồi thiền con lại bị ngủ gật. Lúc con nghiêng người còn cũng biết con nghiêng người thì còn kiểm soát được, nhưng cũng có lúc con nghiêng đến gật con cũng biết nghiêng đến gật mà không làm chủ được. Sư ông cho con hỏi giờ còn phải làm như thế nào để hạn chế gật gù (cái gật gù này còn cảm nhận là do buồn ngủ ạ).

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »