loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, Thức biết và Tánh biết khác nhau như thế nào?
Con thấy Thức biết là do tìm hiểu và ghi nhớ, nghiệp thức chúng sanh khác nhau nên thức biết mỗi giống loài khác nhau.
Còn Tánh biết (căn bản trí) của chúng sanh là giống nhau phải không, vì không thêm bớt, sanh diệt?
Con thành kính đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Kính trình thầy,

Trò chơi sanh tử đã bao đời
Hơn thua, giỏi dở nào đâu dứt
Chỉ chạy vòng quanh thêm mệt mỏi
Mấy ai hiểu thấu tận đáy lòng?
Đêm khuya nằm vắt tay trên trán
Ngẫm lại cuộc đời ôi bể dâu
Tiền tài danh vọng có chi đâu
Chẳng mang vật gì theo ta cả
Chỉ có núi nghiệp mãi kề bên
Rồi lại đi vào vòng sanh tử
Khổ mãi bao đời đã mệt nhoài
Trong vòng nhị biên chỉ tương đối
Mở mắt nằm mơ mà chẳng biết
Một cơn trường mộng của muôn loài
Chợt giật nảy mình ta tỉnh giấc
Cuộc đời dâu bể chỉ hóa hiện
Mộng liền tan biến vào hư vô
Mái nhà xưa cũ nay vẫn vậy
Quanh quẩn tìm cầu nào đâu thấy?
Lặng lẽ ngồi nhìn bỗng nhận ra
Nó hằng sáng soi nào sinh diệt
Ra ngoài nhị biên lẫn tương đối
Không sanh không tử chẳng đến đi
Ngay nơi đầu mũi mấy ai biết
Cùng khắp pháp giới ở nơi nơi
Thật quá nhiệm mầu từng sát na.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Con từ vô thỉ vong thân
Nghe thầy chỉ dạy lần lần thấy ra
Thong dong dạo bước về nhà
Từ trong biển khổ vỡ oà niềm vui!

Con kính đảnh lễ Thầy, không thể nói hết lòng biết ơn của con đối với Thầy, bậc minh sư mà con đã tìm kiếm bao lâu nay!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Con tên Chung Thanh Toàn, Quê ở Sóc Trăng. Hiện tại con đang làm việc và sinh sống ở quận 10. Cho con hỏi là con và ba con muốn gặp Thầy Viên Minh! Vậy khi nào con có thể gặp Thầy ở Chùa Bửu Long để Thầy giải đáp một số thắc mắc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Kính thầy!
Con chào thầy ạ, dạo gần đây con thấy mỗi lần con cãi nhau với người nhà, thì con chỉ tức giận trong chốc lát, chứ không giận lâu, vì con thấy được họ đang muốn con sống vì họ - phục vụ họ và khi không được như ý thì họ sẵn sàng hăm he dọa nạt con. Sau mỗi cuộc cãi vã thì con không buồn - không giận, nhưng người thân của con thì để bụng và nhắc đi nhắc lại hoài. Vậy vấn đề ở con hay ở họ vậy ạ. Xin thầy soi lối giúp con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Dạ, vậy Sư Ông cho phép con được gặp Sư Ông vào thứ 5. Con cám ơn Sư Ông !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Cho phép con đảnh lễ Thầy!
Con xin cảm tạ ơn sâu nặng của Thầy đã chỉ ra con đường giác ngộ “Sống trong thực tại” một cách chân chánh trước mọi hoàn cảnh, mọi sóng gió của cuộc đời!
Con thật sự xúc động và vững tin trên con đường Chánh Pháp với lời động viên quý hơn vàng ngọc trong thư Thầy đã trả lời cho con.
Thưa Thầy! Con đã bước qua tuổi 50, trong con giờ đây chỉ muốn thu thúc lục căn, đường đời đắng cay con đã nếm trải, “Vô thường-Khổ” cứ trùng trùng Sinh-Diệt trong từng sát-na không kể xiết!
Tuy con hiểu rằng trong hoàn cảnh nào mình cũng có thể tu tập đựơc, làm cư sĩ tại gia vẫn tốt hơn là không thấy đựơc Chánh Pháp. Nhưng Tâm con vẫn thôi thúc một mong cầu Thầy ạ! Nếu đủ duyên, con xin Thầy cho con một ân huệ, cho con được xuất gia làm đệ tử của Thầy! (Con vẫn còn cần thời gian để thu xếp việc gia đình, vấn đề con còn băn khoăn chỉ là đứa con gái chưa đủ tuổi trưởng thành mà thôi).
Con thật buồn cười phải không Thầy? Thầy còn chưa biết con là ai, và con còn chưa biết mình có vượt qua được bài thi và những tiêu chuẩn của Thầy hay không? Còn con chỉ biết Thầy vỏn vẹn ba lần trong khoá tu 19. Con ngồi ngoài cửa sổ phía trước nhìn vô để được thấy Thầy cho rõ mặc dù phía sau trong khán phòng vẫn còn nhiều chỗ ngồi. Con còn nhớ rất rõ cảm giác đó, một cảm giác rỗng lặng trong sáng trong con khó diễn tả! Nghe Thầy giảng hay quá con cười, nhưng nước mắt con cứ trào ra!
Đời này, kiếp này của con vậy là nhiều may mắn lắm rồi, con không dám đòi hỏi gì hơn nữa! Chỉ còn một tâm nguyện cuối cùng đó, nếu kiếp này không được thì kiếp sau con chắc chắn sẽ xuất gia nếu may mắn được làm người lần nữa!
Thưa Thầy! Con nghe Thầy nói 15/10/2019 là chùa Bửu Long tổ chức Lễ Dâng y Kathina phải không? Mong Thầy hoan hỉ hướng dẫn con cách thức mà người cư sĩ muốn cúng dường Y, áo cho quý Tăng, Ni ạ. Trước giờ con chưa từng làm việc này và con sợ mình làm không đúng cách sẽ vô tình làm phương hại đến ý nghĩa cao quý ấy.
Con có xem qua clip rồi, nhưng con không biết Y áo của phái Nam tông phải mua hay phải đặt may ở đâu ạ?
Con nghĩ đây cũng là một cơ hội để chúng con thể hiện lòng biết ơn đối với quý Thầy đã dày công tu hành, đã chỉ ra con đương giác ngộ cho chúng con.
Con xin đa tạ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ!
Con kính gửi thầy bài thơ con viết, con xin thầy cho con lời khuyên. Con cảm ơn thầy ạ!!
Em không dám đặt tên cho nỗi buồn
Trong nỗi buồn của em có anh, có em và có cả những người xa lạ
Em sợ khi em nhìn thấu nỗi buồn sẽ biến mất
Sự hờn trách sẽ không còn
Khi ấy trong nỗi buồn chỉ còn lại riêng em
Rồi nỗi buồn cũng sẽ tan biến
Em chẳng còn lại gì

Em không dám đặt tên cho tình yêu
Trong tình yêu của em có ngọn lửa, nhẫn nhịn và hy sinh
Em sợ khi em nhìn thấu tình yêu sẽ chuyển hoá
Sợi dây ràng buộc không còn
Tình yêu sẽ bao la hơn nhưng mất đi ngọn lửa
Chỉ còn lại tình thế nhân

Em không dám đặt tên cho nghịch lý nhân gian
Cái miệng và đôi tay của một cá thể không hề quen biết nhau
Đôi mắt biết nhìn lỗi lầm kẻ khác nhưng không thích soi gương
Tình thương thì cứ chập chờn lúc có lúc không
Em sợ khi em nhìn thấu chỉ thấy tham sân của chính mình
Khi chiếu ánh nhìn vào gương em sẽ chẳng thế bắt lỗi được ai
Sự nghịch lý sẽ trở thành có nghĩa

Em không dám đặt tên cho cuộc đời
Sợ nhìn ra bản ngã
Em sẽ chẳng còn lại gì...

7/10/2019

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con là Phật tử tu theo Bắc tông đã được 10 năm. Các thầy bên Bắc tông thường nói tu theo nhị thừa vẫn còn kẹt do chán sinh tử cầu Niết-bàn và không có hạnh nguyện rộng lớn để độ chúng sinh mà chỉ muốn nhập Niết-bàn (các thầy thường ví dụ câu: Ta sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa để chứng minh các bậc A-la-hán không muốn tái sinh để độ chúng sinh như Bồ tát). Trước đây con tin tưởng hoàn toàn và không có nghi ngờ gì, luôn cho rằng pháp tu của mình là cao nhất, tốt nhất.
Tuy nhiên từ khi được đọc sách của Thầy, nghe pháp của Thầy và được gặp Thầy, con mới thấy hóa ra thực tế không phải như thế. Thầy đã tháo gỡ cho con rất nhiều vướng mắc trên đường tu mà trước giờ con cứ luẩn quẩn hoài không thoát ra được. Trước con luôn mong cầu được giác ngộ nên cố gắng giữ cho tâm vô niệm để mong chờ một ngày nào đó phát sinh trí tuệ. Nhưng tâm con lại không tĩnh lặng được nên sinh phiền não, tức là ngoài cái phiền não thông thường còn thêm một lớp phiền não nữa do muốn an mà chẳng được an. Rồi một lần khi đọc bài giảng của Thầy về Tứ Diệu Đế (trước đây con vẫn cho là pháp tiểu thừa), con chợt nhận ra khi đi biết mình đang đi, ngay đó biết luôn mà không cần đợi ngày mai ngày kia mới biết, sao lại còn mong cầu gì ở tương lai nữa. Con cũng hiểu ra thế nào là vô vi vô tác (trước con được nghe giảng vô là không, vi là làm, vô vi là không làm nên còn khá mơ hồ). Vô vi vô tác là làm gì thấy gì nghe gì thì ngay đó liền biết, không cần cố gắng dụng công gì, không phải tập trung cao độ mới biết mình đang nóng hay lạnh. Con thấy ra được những sai lầm trong việc tu của mình, vì mong cầu sự giác ngộ trong tương lai mà bỏ qua thực tại hiện tiền, tâm luôn phản kháng với những điều bất như ý (muốn định nhưng lại vọng tưởng, mặc dù giờ con vẫn còn cái tâm phản kháng do thói quen từ trước đã ăn sâu nên không thể ngày một ngày hai hết ngay được).
Con không hiểu tại sao trong Phật giáo các thầy lại phân biệt pháp môn cao và thấp. Theo con thì pháp vốn chẳng có cao hay thấp, pháp dựng lập qua ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì không phải cứu kính. Sự cao hay thấp có chăng là mức độ nhận ra sự thật ở mỗi người. Nếu một người ngay một câu nói đơn giản đời thường mà giác ngộ hoàn toàn thì đó là pháp "cao", còn nếu người đó tu theo pháp môn "cao" mà vẫn không giác ngộ lại mắc kẹt trong đó thì "cao" lại thành "thấp". Vì vậy quan trọng là người đó phù hợp với pháp môn nào, pháp môn nào giúp người đó nhận ra sự thật chứ không phải có pháp môn "cao" giúp người triệt ngộ, pháp môn "thấp" khiến người bị kẹt.
Thư con trình bày hơi dài, mong Thầy từ bi hoan hỷ chỉ cho con những điều con hiểu chưa đúng.
Con xin thành kính tri ân công đức Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, hôm qua con có gửi câu hỏi xin Thầy lời khuyên về trường hợp bạn con nhờ Thầy trả lời dùm con. Con cám ơn Thầy! Con kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »