loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy con có một thắc mắc. Có phải một người vẫn sống trong cuộc đời, trải nghiệm mọi thứ đến với sinh nghiệp của mình nhưng trong đó có một yếu tố quan trọng là BIẾT QUAN SÁT hay THẤY ra chính mình như thế nào trong các sự việc đến đi đó thì sẽ giác ngộ.
Tại vì con thấy có những người trung niên hay lớn tuổi đã sống cả cuộc đời, họ có sự từng trải, trải nghiệm nhưng chỉ thấy trên gương mặt họ là sự mệt mỏi. Và nhất là người già thì càng lớn tuổi lại càng khó chịu và dễ cộc tính hơn lúc trẻ.
Hai người sống trong cuộc đời và trải nghiệm mọi thăng trầm nhưng khác nhau ở chỗ một người THẤY ra sự thật thì sẽ giác ngộ, còn một người KHÔNG THẤY ra thì vẫn chìm đắm trong đau khổ mệt mỏi của mấy chục năm trên cuộc đời. Con hiểu vậy có đúng không ạ?
Con xin cám ơn Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Thầy ơi,
Cha mẹ con là những người kiểu như xếp vào 'có thần, vô đạo'! Tức không thể nói chuyện được về đạo.
Con biết vậy nên con cũng không nói gì cả, chỉ thi thoảng gợi ý mấy tựa đề nổi bật đánh thẳng vào mắt nhìn, con gủi bằng link trên youtube.
Tuy nhiên chắc có lẽ cha mẹ không để ý.
Rồi như vậy, thi thoảng có đôi ba chuyện có xát, cha mẹ con hay nhìn đời bằng tư tưởng cái tôi quan niệm của mình và những quy chuẩn hạnh phúc, tình yêu v.v... có giá trị tương đối trong xã hội.
Thi thoảng mẹ lại rên rỉ 'mẹ đau khổ quá vì có đứa con không giống ai như con. Nhìn người ta bạn bè hạnh phúc đề huề, thấy con mà mẹ đau lòng'
Và cứ như thế điệp khúc này cứ diễn ra thường xuyên.
Những lần như thế này con hình như cũng thấy nổi si lên rồi cãi cọ với mẹ.
Không biết con đang mạnh mẽ, dứt khoát trong cái thấy của mình theo chánh pháp không hay con đang bất hiếu khi mỗi lần như vậy con mắng mẹ kiểu như 'mẹ bỏ ngay những tư tưởng quan niệm cục bộ, vị kỉ đấy đi, hạnh phúc hay đau khổ là sự lựa chọn của mỗi người, và con đang rất hạnh phúc trong sự tự do của mình, sao mẹ cứ tự áp đặt rồi tự mình huyễn hóa sự đau khổ, con ko đau khổ mà mẹ lại đau khổ thay con, mẹ như vậy là si mê'. Con nói mẹ si mê như vậy phải chăng đã bất hiếu và nỗi si nổi sân hơn mẹ đúng không thầy.
Nhưng mỗi lần như vậy là cha mẹ con nổi cơn sân lên, là đau khổ nhiều ngày trời và cứ tự hành mình trong cái quan niệm ảo tưởng cục bộ như vậy thầy ạ.
Con kính thầy dạy thêm cho con rõ hơn ạ.
Con thành kính đảnh lễ thầy
Con xin tri ân thầy.
CON NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Con bạch Thầy! con ở Hà Nội, con chỉ có 1 nguyện được nghiên cứu sâu về kinh Kim Cang, chắc hẳn Thầy đã từng giảng bộ Kinh này, con xin phép Thầy cho con hỏi có đĩa hay sách ghi chép lại những lời Thầy giảng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Con rất tâm đắc với hai từ "bị" và "được" của Thầy. Bị một trận tơi tả mà không hiểu tại sao mình bị. Đến khi học hết những gì cần học thì tự nó tan mới "à thì ra là thế". Nhưng nếu nghĩ là "bị" thì sẽ nuôi "bản ngã" vì thấy có chút oan ức nên con nghĩ là "trả nợ" để mình chịu đựng tốt hơn.
Nếu tỉnh một chút thì sau "bị" là "được". Lên bờ xuống ruộng mấy tháng con cũng chỉ hiểu lơ mơ điều này thôi đến khi đọc hai từ "bị"và"được" của Thầy thì con
thật sự sáng tỏ.
Con Thành Kính Cảm Ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin chia sẻ câu chuyện của con về tin vào sự vận hành của Pháp, trong đầu con luôn chứa cái gì là đúng cái gì là sai theo lý trí, nhưng cái bản ngã đâu chịu khuất phục và đôi lúc bản ngã đi kèm với lý trí, cái thấy thì không can thiệp, vẫn soi như đèn pin vậy.
Có một lần, đáng lẽ con phải nói theo cái lý trí cho là đúng thì tự nhiên lại nói một cách trầm tĩnh theo một hướng khác và cái nhận thức con đầy ngạc nhiên vì nói vậy sao quá hay.
Một lần khác, do lơ mơ nên nói sai rồi chợt tỉnh ra cứu vãn tình huống bằng cách cũng tạm tạm chứ đã sai rồi vẫn phải chịu hậu quả dù có nhẹ hay không thì chưa biết. Nhưng cũng là bài học cho cái tỉnh giác của mình.
Tin Pháp không có nghĩa Pháp như là Đấng cứu thế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ai tin. Nhìn lại hai tình huống không phải mình hay ho hay tệ hại gì. Vấn đề đến luôn hoàn hảo cho căn cơ của mình, tin vào bản ngã mà xử lý mọi việc thì chỉ có trầm luân. Tin vào sự vận hành của Pháp sẽ cho ta một cái nhìn toàn diện, thấu suốt vấn đề tùy thuộc vào cái "đèn pin" tánh biết của mình soi được bao nhiêu. Người đã soi rõ sự vận hành của Pháp thì thấy mọi việc đều được sắp xếp hoàn hảo dù đối với bản ngã thì sự giải quyết đó là sự kêu gào giữa sai và đúng theo ý chủ quan của nó.
Con cũng đang trong quá trình tu tập thôi. Xin được chia sẻ vì con cũng từng hiểu lầm như vậy.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông, trước hết cho con xin phép được tri ân các pháp mà sư ông đã truyền đạt tới chúng con. Con thật sự thấy lợi lạc khi nhìn lại được thân tâm mình. Nay con xin phép được hỏi sư ông vấn đề này ạ. Thường con người ta làm phước bố thí thì chắc sẽ gặp phước báo hiện tiền hoặc kiếp sau. Vậy sư ông có thể hướng dẫn chúng con khởi tâm bố thí thế nào để kiếp sau chúng con vẫn nuôi được tâm từ tiếp tục hạnh bố thì mà ko bị những cám dỗ từ những vật chất do phước báu mang lại ạ. Nếu có thể con xin sư ông nói rõ vấn đề này với đại chúng để mọi người tránh xa sự cám dỗ của vật chất mà quen mất đường tu ở kiếp trước ạ. Con xin cám ơn sư ông !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
1/Ngày 17/9/2019 một đạo hữu chia sẻ về sự vận hành của Pháp trong cuộc sống. Ngay 25/9/2019 một đạo hữu khác bối rối vì chưa hiểu thấu nội dung trình Pháp. Nhân đây con cũng chia sẻ với các đạo hữu như sau: Lúc phải làm những việc mình không muốn con thường thắc mắc sao mình phải học cái này? Học cái này để làm gì?... Nhưng sau đó lại có cơ hội vận dụng ngay những bài học đó con bỗng nhớ đến lời Thầy dạy "con cứ lo tu đi, việc của con để Pháp lo" nên Pháp dạy cái gì con học cái đó và mọi chuyện tuy không phải là chủ ý của mình nhưng lại tốt hơn mình làm rất nhiều. Đạo hữu ngày 25/9 cứ lo tu cho đúng thế nào cũng có ngày đạo hữu trải nghiệm điều này.
2/ Thưa Thầy! Mấy tháng nay con phải học quá nhiều và quá khó. May là bài học trước vận được ngay vào bài học sau nên con vẫn bình tĩnh để học. Nhưng số lượng và độ khó của bài học tăng đến chóng mặt nên hiện nay gặp việc gì cần làm thì con cứ làm hết khả năng của mình còn kết quả ra sao thì giao cho Pháp. Chỉ có như vậy thì con mới không bị áp lực công việc đè bẹp. Con có cảm giác con đang trả nợ cho những người xung quanh và thông qua việc trả nợ này con phải thấy ra được cái gì đó mà con đang rất mơ hồ. Thưa Thầy! con nghĩ vậy đúng không ạ? Có phải người tu thì hay gặp cảnh phải lựa chọn giúp hay không giúp không ạ? Nếu gặp trường hợp giúp người nhưng hại mình nên con từ chối thì có đúng với người tu không ạ?
Kính xin Thầy chỉ dạy! Con Thành Kính Cảm Ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lẽ sư!
Trên trang Web này ngày 17/09/2019 có đạo hữu đã trình pháp sư như sau
“Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Dạ thưa Thầy.

Thời gian vừa rồi khi quay trở lại với cuộc sống, trải nghiệm thêm nhiều điều rồi đến hôm nay chiêm nghiệm lại con càng thấy rõ hơn. Con thấy trong tất cả mọi chuyện xảy đến với con đều không phải do con quyết định. Có những chuyện mà Pháp đưa đến bắt buộc con phải trải nghiệm cho dù con thấy rất rõ rằng điều đó là không đúng tốt, con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm. Và ngẫm lại thì con thấy trong tất cả mọi sự mọi việc xảy đến dù việc lớn hay chỉ là một chi tiết vô cùng nhỏ nhưng tất cả đều như có một bàn tay vô hình đã sắp đặt khít khao đến kỳ lạ, không bỏ sót, không có một chỗ hở nào. Có những việc tưởng chừng như đấy là mình quyết định và kết quả xảy ra bắt nguồn từ quyết định của mình nhưng thực ra không phải. Vẫn là do Pháp sắp đặt như vậy. Con chẳng thể nào có thể làm theo ý mình. …
Và sư đã trả lời
Trả lời:
Rất đúng, giống như Tôn Ngộ Không dùng cân đẩu vân nhảy một bước xa tít tận chân trời, tưởng đã thoát khỏi bàn tay Phật nhưng nhìn lại thì vẫn còn ở trong đó. Người đánh cờ cũng vậy, đi nước cờ nào đều do mình quyết định nhưng thực ra vẫn tuân theo quy luật của bàn cờ. Xe phải đi theo quy luật của xe; pháo, ngựa v.v... cũng đều phải như vậy. Nên đạo Nho nói “Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”, đạo Thiên Chúa nói “Vâng ý Cha” cũng với ý đó.
Chẳng lẽ chúng ta làm sai rồi chúng ta cứ đỗ lỗi cho pháp, Chẳng phải mọi hành vi của con người đều do nhận thức của người đó đưa đến mà do bàn tay vô hình nào sắp đặt sao? chẳng phải sư hướng dẫn chúng con tu theo bát chánh đạo để có nhận thức đúng đưa đến hành vi đúng đó sao? Sư hướng dẫn chúng con thận trọng, chú tâm quan sát thân tâm mình và các mối tương quan với XH là để sống đúng tốt đó sao? Nhưng như đạo hữu đã nói “….Con thấy trong tất cả mọi chuyện xảy đến với con đều không phải do con quyết định. Có những chuyện mà Pháp đưa đến bắt buộc con phải trải nghiệm cho dù con thấy rất rõ rằng điều đó là không đúng tốt, con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm”. Nếu nói như thế làm chúng ta rất đễ buông lung và phó mặc cho sự đúng sai. Vẫn có những người sống đúng tốt vậy có phải họ cũng do pháp bắt họ tốt chứ họ cũng ko muốn thế… Dạ con thật sự bối rối với câu “con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm”, con muốn tu là để sống tốt mà bây giờ qua lời trải nghiệm của đạo hữu này làm con bối rối thật sự ko biết con có sống tốt được ko (vì pháp ko muốn con sống tốt thì phí cả đời con rồi). Rất mong sự chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy

Thầy ơi! Con xin trình Thầy sự biết của con.
Sau 1 thời gian nghe Pháp Thoại của Thầy và xem mục hỏi đáp, trong con có những thay đổi một cách tự nhiên, nhận thức và hành vi của con tự điều chỉnh, con nghĩ đó là điều Thầy hay nói “đoạn giảm trong tự tánh”, giờ con mới hiểu chữ tự tánh là như thế nào. Cuộc sống cứ diễn ra, nhưng trong con có bình yên một cách tự nhiên. Con nghĩ lại, ủa sao bây giờ mình không rối lên và hành động thái quá khi tình huống khó khăn xảy ra. Tất cả các câu trả lời của Thầy cho các đạo hữu và các bài pháp thoại con nghe, đọc. Con thấy mình trong đó. Con chỉ biết tri ân Thầy vô cùng!
Té ra, cuộc sống nó cứ diễn ra như vậy. Chủ yếu nhận thức và thái độ mình ra sao thôi. Ngay tại đó là đau khổ hay không đau khổ. Tứ đế mà Thầy truyền đạt thật giản dị! Thật từ bi! Con diễn giải vậy thôi chứ con biết tất cả là tự tánh, độ trải nghiệm của mỗi người trong cuộc sống.
Con là đứa không đọc được và hiểu được từ ngữ về Pháp học. Nhưng nhờ con được gặp và nghe hiểu được lời Thầy nên con có chút hiểu biết! Nhờ vậy mà con hết trầm cảm và mất ngủ, con biết yêu thương và thông cảm hơn, có sự bình yên trong tâm mà không cố gắng gì cả! Không làm gì cả, chỉ thấy thôi!!!
Con hướng về Bửu Long khi nhớ đến Thầy.
Con luôn cầu chúc Thầy được khỏe mạnh và có nhiều người hữu duyên nghe được lời khai thị của Thầy
Con Tâm Như

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con đang rơi vào hoàn cảnh không biết phải làm sao cho đúng.
Chồng con ngoại tình hết người này đến người khác, thậm chí mất rất nhiều tiền cho gái. Khi sa đà vào chuyện này anh ta như người mất hết bản chất của một con người. Con vì muốn anh ta đừng đi vào con đường tăm tối đã chân tình góp ý. Những tưởng anh ta biết nhìn lại chính mình để điều chỉnh lối sống sao cho đúng tốt không lầm đường mà hại chính mình. Nhueng tiếc rằng anh ta không nghe ra mà phản ứng rất tiêu cực. Con có cảm nhận từ ngày anh ta ngoại tình thì bản chất tốt đẹp của một con người cũng không còn. Phải chăng việc ngoại tình đã khiến trí tuệ con người đi xuống khiến người ta không phân biệt được đúng sai, tốt xấu nữa ạ. Con chỉ thương con của con vì anh ta đánh mất rất nhiều tiền cho gái trong khi các con con còn phải sống rất khổ trong gian nhà chật hẹp còn phải đi thuê. Chồng con ngoại tình nhưng người thiệt thòi nhiều nhất lại chính là những đứa con của con.
Thầy ơi, Tại sao anh ta không biết nghĩ cho tương lai của con cái mà cứ đem vứt tiền đi vậy? Lúc còn trê anh ta làm ra tiền nhưng con không được hưởng chút gì từ anh ta? Liệu anh ta có nghĩ đến tuổi già của mình không? Tại sao con không làm điều gì sai xấu sao cả đời này con lại có cuộc hôn nhân không hạnh phúc như thế. Con không nhận được chút hạnh phúc nào từ cuộc hôn nhân này. Con nên làm gì bây giờ để không hại mình hại người ạ? Hay cứ lấy hoàn cảnh đó làm bài học giác ngộ ạ?
Con mong nhận được từ Thầy lời khuyên ạ. Con cảm ơn Thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »