loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-07-2022

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Sau một thời gian sống trọn vẹn nhận biết, con xin phép được trình Pháp, kính mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy thêm giúp con.

Hiện trong cuộc sống hàng ngày, con không cố tình đặt ra bất cứ giờ thiền nào, mà chỉ chú tâm quan sát và trọn vẹn nhận biết những gì đang xảy ra nơi thân tâm, hay còn gọi là thiền động. Con nhận thấy là thay vì chú tâm quan sát vào một hành động cụ thể, thì chỉ cần buông nhẹ tâm ra, mình sẽ tự động lui ra phía sau, rơi vào trạng thái của một tấm nền, bao la giống như bầu trời, và chứng kiến các hoạt động đang diễn ra của thân thọ tâm pháp. Mọi thứ tự nó diễn ra rất tự nhiên mà mình không phải cố làm gì cả. Từ vị trí rỗng lặng này, con nhận thấy mình là cái Biết (tấm nền) đang nhận biết thân và tâm (nội dung) sanh diệt rất rõ ràng. Tuy nhiên con cũng nhận thấy là số lượng suy nghĩ và vọng tưởng của tâm trí sinh ra ngày càng nhiều (đặc biệt là về tình dục), không biết có phải khi sức quan sát mạnh lên thì thấy nhiều hay không? Nhớ lời giảng của thầy, con chỉ ngồi nhìn các ý nghĩ đó sinh diệt liên tục mà không đi theo nó, như nhìn mây bay qua vậy. Con có tham khảo sách Osho, và ông ấy nói rằng các vọng tưởng về tình dục từ tiềm thức nổi lên là do quá khứ đã đè nén chúng, càng tránh né thì nó càng mạnh. Thay vào đó, hãy chuyển hóa chúng.

Thưa Thầy, bản thân con thấy tình dục không có gì sai, cũng giống như đói thì ăn vậy. Điều con thắc mắc là: nếu chỉ quan sát mà không chuyển hóa năng lượng dục đó, thì có phải vô tình mình đang đè nén chúng không, và mỗi khi hữu duyên xúc cảnh thì nó sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn. Con nghĩ nếu mình cứ sống tự nhiên, nhưng không nuông chiều dục quá đà, thì mọi việc vẫn ổn. Hiện con đang trên con đường thanh lọc tâm nên thấy khá nhiều các phiền não tích tụ từ quá khứ. Liệu con đường con đang đi có gì thiếu sót không, mong Thầy chỉ dạy thêm ạ.

Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi,
Con đang vẽ một bức tranh sơn dầu về vẻ đẹp của đời sống và ngoài kia trời đang mưa... Đêm qua con nghe một bài pháp thoại, ngủ thật say, rồi sáng thức dậy, hoà vào cuộc sống với tâm hồn rỗng rang, tươi mới, như cơn mưa gột sạch bụi bám trên cửa kính. Con cảm nhận rõ mình yêu thích mọi điều nhưng chẳng khao khát sở hữu điều gì, sự hiện diện của mọi thứ trong cuộc sống là đã quá đẹp rồi. Khi ấy, con hiểu được thế nào là tương giao, thế nào là tình yêu. Và vẻ đẹp của tương giao lẫn tình yêu chính là không ràng buộc, không chiếm giữ thành của riêng mình. Sự hiện diện của ai đó, của điều gì đó là món quà rồi, như bông hoa đẹp bên đường đủ làm khách bộ hành mỉm cười, rung động, thầm biết ơn vì bông hoa đã ở đó.

Thư đã dài và lớp sơn đã khô, con chào thầy con đi vẽ tiếp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Con xin đặt bát đến chư đại đức Tăng, Ni ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy. Thầy cho con xin hỏi
Con đang bắt đầu luyện tập thiền vipassanā. Hàng ngày con dành 3 thời thiền định sáng, trưa, tối. Nhưng khi con ngồi thiền thì khoảng 1-2 phút là con lại vào giấc ngủ. Con biết được là con ngủ vì sau khi tỉnh lại con thấy đầu con đã gục xuống, lưng con bị võng so với trước lúc con ngồi thiền. Vậy thầy cho con hỏi: sự khác nhau giữa thiền định và giấc ngủ như thế nào ạ? Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông,
Con thưa Sư Ông, sau hơn một năm hiểu được Pháp Sư Ông chỉ bày, quá trình quan sát và chiêm nghiệm chính con diễn ra ngày càng thú vị hơn. Mặc dù sau khi hiểu được nguyên lý tu tập của Sư Ông, con đã buông bỏ bớt nhiều việc dính mắc vào phân tích từ chương, mà con chuyển qua đọc kinh sách như để tham khảo kiến thức và có thêm vốn từ, nhưng đôi khi con nhìn thấy vi tế bên trong con vẫn còn có sự ham muốn được học giỏi như người ta, chẳng hạn như giỏi Pali, thuộc lòng chi pháp, thuộc tạng Luật… dù ý muốn này rất yếu, nhưng không chối bỏ được nó vẫn luôn còn ở trong con.
Bên cạnh nghe Pháp của Sư Ông, con cũng có tham khảo thêm tài liệu từ các vị thầy tâm linh khác, như: Sadhguru, Osho, Eckhart Tolle, Krishnamurti… và một số sách của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Con cứ nghe trong tinh thần thoải mái không nắm bắt gì cả. Cho đến một buổi gần đây nhất, trong khi đang nghe Eckhart Tolle, con chợt nhận ra, những vị thầy tâm linh này không hề biết ngôn ngữ Pali, không hề học thuộc Tam Tạng Kinh Điển, chưa bao giờ chia chẻ văn tự trong từng câu kinh… nhưng các vị đó đều giác ngộ vì thấy ra sự thật. Đó là khoảnh khắc con vỡ òa, thấy như có một ánh sáng tràn ngập và soi rọi cái góc tối còn u mê, bám chấp vào việc muốn “học giỏi như người ta”. Và ngay sau khoảnh khắc đó là niềm hoan hỷ đến vô cùng, và con lập tức nghĩ về Sư Ông với lòng tri ân vô hạn. Con nhớ ngay đến lời Sư Ông thường dạy: “lý thuyết nhiều chỉ trở ngại cho việc thấy ra sự thật”, hay “ý tại ngôn ngoại”, chỉ “thấy và thấy ra”…
Có một thời gian, con rất khó chịu mỗi khi bị nghe nhiều lý thuyết sáo rỗng, vì con chứng kiến những vị luôn đem sách vở ra để giảng giải, nhưng khi xúc chạm với những vấn đề, thì tham và sân lại càng dữ dội hơn những người khác. Tuy nhiên, không hiểu sao giờ đây, con lại không còn bực bội nhiều với những người thích mang lý thuyết ra nói đó nữa, mà con chỉ mong cho họ “một phen buông hết ngôn từ” để trực nhận sự thật như Sư Ông luôn dạy. Vì bây giờ con cảm thấy, như khi mình ăn một món ăn; mặn – ngọt – chua – cay chỉ có mình là cảm nhận rõ nhất, còn khi miêu tả lại bằng ngôn ngữ, thì đã không còn đúng sự thật nữa rồi.
Từ xa con kính xin đảnh lễ Sư Ông, vì khi nương tựa vào những lời dạy của Sư Ông, mỗi ngày trôi qua, sự tu tập của con càng trở nên nhẹ nhàng và sáng rõ hơn bao giờ hết…
Con thành kính tri ân Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Kính thầy!
Con xin phép con vừa chuyển khoản cúng dường, con kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy cho con hỏi ạ,
Nhiều khi con thấy có người nói đụng đến bản ngã của con hoặc làm những việc không như ý thì con liền sân hận. Nếu con nói ra thì cơn giận sẽ được nguôi ngoai nhưng như vậy chỉ tạo thêm khẩu nghiệp, còn tập quán sát tâm nhưng vẫn bị cơn sân chi phối những hành động và lời nói cũng dễ khiến ng khác tổn thương. Con những lúc như vậy cũng đã cố không tiếp xúc với mọi người nhất nhưng vẫn có lúc không tránh khỏi và chạm.
Con bạch Thầy những lúc như vậy còn nên làm gì để hạn chế sự chi phối của cơn sân và chánh niệm hơn ạ.
Con kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Xin Sư Ông cho con hỏi thăm sức khỏe Sư Ông ạ. Vì từ tuần trước trở lại đây con đến đặt bát thứ Bảy không thấy Sư Ông trên Chánh điện ạ.
Dạo này Thành phố chịu ảnh hưởng bão, Sư Ông tuổi đã cao lại không ngừng khai thị nguyên lý, không biết Sư Ông có bị ảnh hưởng thời tiết không hay còn khỏe ạ?
Chúng con mong Sư Ông pháp thể khinh an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Trong quá trình thực hành quan sát, con nhận thấy đó là quá trình gỡ từng lớp ảo tưởng như lột hành. Có lúc con tưởng đã thông suốt một vấn đề, sau đó con lại phải đối diện với vấn đề cũ lần nữa cho đến khi con thực sự thấu đáo. Có lúc con ngạc nhiên vì cứ tưởng xong rồi hoá ra còn nhiều thứ ẩn chứa, có lúc thì con sợ vì con vẫn bị dẫn dắt bởi cảm xúc mạnh và buồn vì cứ bị vấp ngã hoài trên hành trình.

1. Có phải do thực hành chưa được bao lâu (gần 3 năm) nên con vẫn chập chững và ngã ko thầy?
2. Có những lúc con bất ngờ vì con có những cơn giận và sự chối bỏ về việc cụ thể nào đó mãnh liệt như lúc chưa thực tập, khiến con cảm thấy như không có kết quả. Có cái khác là lúc điên cuồng nhất thì con vừa điên vừa biết mình đang rất điên thầy ạ. Con “nghe đồn” là do những gì ẩn chứa giờ mới đc bóc sâu hơn nên nó bùng nổ dữ dội dù đã thực hành quan sát đúng 1 thời gian. Xin thầy giải đáp giúp con chỗ này ạ.
3. Và câu hỏi cuối cùng là, hiện con khá cô lập mình với xung quanh, từ chối hoặc hạn chế tiếp xúc với môi trường hoặc con người khiến con bị cạn năng lượng vì con biết là thà né còn hơn cố hoà nhập, để bảo vệ bản thân. Con biết con chưa đủ nội lực để thõng tay vào chợ mà không bị gì. Xin thầy cho con biết con đang làm đúng không ạ, con có cần lưu ý gì không ạ.

Con xin cảm ơn thầy đã dành thời gian trả lời câu hỏi của con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2022

Câu hỏi:

Thầy kính yêu,
Tấm lòng tận tụy hy sinh thời gian quý báu của Thầy để trả lời từng câu hỏi của chúng con đã mang đến cho chúng con những lời khai thị vô giá mà bao nhiêu kinh sách học được cũng không giúp được cho chúng con đến như vậy. Bản thân con đã từng đi ngược về từ những trang đầu của mục Hỏi Đáp, từ câu hỏi đầu tiên Thầy trả lời cho Phật tử, con đã trải qua ròng rã 6 tháng trời để đọc hết từng câu hỏi, từng lời từng chữ Thầy trả lời, và 6 tháng đó đã khai ngộ cho con còn hơn cả bao năm học Đạo. Chỉ cần 6 tháng thôi mà con đã có một tiến bộ vượt bậc về nhận thức cả trong mặt Đạo lẫn mặt đời so với bao nhiêu năm trước đó con vẫn dậm chân tại chỗ, loay hoay với những kiến thức Phật học ngoài da của mình. Cho đến hôm nay mỗi ngày đọc mục Hỏi Đáp này vẫn là cách con mài dũa Pháp học của mình trên con đường khai mở trí tuệ để đến gần hơn với giác ngộ và giải thoát.
Chúng con vô vàn tri ân tấm lòng từ bi của Thầy nhẫn nại khai thị cho chúng con và chúng con đảnh lễ Thầy từ phương xa với tất cả lòng thành kính.
Chúng con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »