loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con đang muốn tham dự khoá tu dài ngày. Nhưng hiện tại con đang trông mẹ con đã 88 tuổi! Con mong Thầy cho con một lời khuyên để con có thể yên lòng, tâm bình an khi gửi mẹ con vô nhà dưỡng lão để tham dự khoá tu ạ! Dạ con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Con kính Sư!
Hồi nhỏ mẹ thường dạy con niệm Phật là niệm Nam mô A Di Đà Phật, niệm Quan Thế Âm Bồ Tát,... Lớn lên con cũng theo đó mà niệm Phật. Rồi nhân duyên con gặp Phật giáo nguyên thuỷ, con lại được học niệm Arahan Đức Phật trọn lành, niệm Ân Đức Phật, niệm Nammo Tassa Bhagavato Arahato Sammā SamBuddhasa, niệm Buddho. Con thấy cái niệm nào cũng hay hết, mà đôi khi con niệm A Di Đà Phật lại nhanh hơn vì con đã niệm từ nhỏ. Tuy nhiên con băn khoăn và không quyết định được là nếu con niệm hết như vậy hay niệm luân phiên như vậy thì có bị tạp niệm, lăng xăng hay không, có đi đúng phương pháp tu tập không? Con xin Sư Ông khai thị giúp cho con hướng đi, phương pháp niệm Phật đúng cách ạ. Con kính đảnh lễ Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy!
Có một câu hỏi về nghiệp quả, con suy nghĩ lâu mà chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng (không biết rằng con có bị sở tri sở đắc không ạ).
Một cách tổng quát, những gì đến với mình ở hiện tại là kết quả của những hành động thông qua Thân, Khẩu, Ý trong quá khứ. Những gì làm ở hiện tại lại tạo ra kết quả ở tương lai.
Nhưng lại có ý cho rằng nếu ta "khởi ý" làm một việc gì đó ở hiện tại thì kết quả ở tương lai sẽ thay đổi theo.
Vậy việc có được "khởi ý" ở hiện tại có phải là kết quả của những gì mình làm trong quá khứ hay nó là một cái mới.
Nếu nó là cái mới thì nó sinh ra từ đâu?
Nếu nó là kết quả của quá khứ thì dòng chảy Nhân - Quả từ Quá khứ tới Hiện tại và từ Hiện tại tới Tương lai là dòng chảy đã được xác định, ta không thể tác động vào để thay đổi nó được.

Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con xa gia đình đi học từ năm lớp 10, ra trường đi làm vẫn ở xa gia đình. Quá trình nghiên cứu, học Phật nhiều năm con đã quy y Tam Bảo. Con muốn nói chuyện và hướng dẫn những người thân, gia đình ở quê (Chợ Mới, An Giang) sống và tu tập theo giáo lý Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy. Tuy nhiên, rất khó được tiếp nhận, vì người thân con đều theo PGHH. Xin thầy chỉ dạy con cách nào để chuyển hóa được người thân ạ.
Kính Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Sáng nay con cảm tác viết vài dòng, xin chia sẻ cùng Thầy và các đạo hữu, thơ chỉ bình thường mong Thầy và các đạo hữu hoan hỉ cho ạ.

Nhìn ngọn cỏ ven đường
Phất phơ người qua lại
Chẳng ngại chi gió mưa
Chẳng cần chi ghét thương
Cớ sao người tơ vương
Rồi chọn thương bỏ ghét?
Để cả đời bất thường
Đi tìm điều phi thường.
Ta làm người bình thường
Ngắm cuộc đời bình thường
Bình thường thôi bình thường

Kính Thầy, Cảm tạ ân Thầy khai thị

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Con kính thưa sư ông ạ. Con nghe pháp của sư ông con cũng hiểu cần từ bỏ tham, sân, si, nhưng từ bỏ được thì rất khó. Con hiểu là nên buông xả những ham muốn của mình xuống, nhưng có nhiều lúc trong suy nghĩ của con vẫn trỗi lên những mong muốn là cố gắng làm những việc này việc kia để lợi mình lợi người, nên con không biết nên buông hay nên làm. Con kính bạch sư ông giải đáp cho con để con được khai sáng ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy ạ!
Thưa thầy hôm nay con kính trình thầy và muốn chia sẻ với mọi người về trải nghiệm của con trong việc nói chuyện về Phật pháp với trẻ con.
Con có bé trai 10 tuổi, trong 1 lần bé xem phim ma cùng bạn nên rất sợ hãi. Mới đầu con bảo bé niệm Phật, Phật sẽ gia hộ và bảo vệ con. Bé làm theo và cũng có hiệu quả.
Lần khác bé lại xem phim ma và sợ hãi, bé muốn lên lễ Phật cùng mẹ cho đỡ sợ. Sau khi lễ Phật con giảng cho bé về VÔ THƯỜNG của thân, vô thường của vật, vô thường của tâm. Mọi hiện tượng diễn ra theo quy luật nhân quả mà không theo chủ ý của một ai, từ đó giúp bé hiểu về VÔ NGÃ.
Khi bé nhận ra mình không thể điều khiển được thân, tâm, con nói cho bé nghe về TÁNH BIẾT. Con bảo: “Con là tánh biết, là chủ nhà. Sợ hãi, vui, buồn, lo lắng, tức giận,… là các vị khách tự đến, tự đi. Con là chủ nhà chỉ cần nhìn, biết và làm việc của mình cần làm mà không để vị khách chi phối lôi kéo”. Bé nghe rất chăm chú và bé đã làm được. Khi bé sợ hãi, không dám vào phòng 1 mình lấy đồ, con bảo bé kệ vị khách sợ hãi ấy, con cứ làm việc cần làm, thế là bé đi lấy đồ. Hôm sau bé bị mẹ trách, bé bảo: “Mẹ mắng con con tức giận mẹ lắm, nhưng con kệ vị khách ấy, chiều nay con vẫn lại gần cười, nói chuyện với mẹ”. Bé nói: “Con vẫn còn ham chơi, thích chơi game mẹ ạ, vị khách xấu mẹ ạ”. Con nói với bé: “Tâm vô thường mà, cảm xúc, suy nghĩ đến đi tự nhiên không theo ý muốn của con hay của ai cả, không có vị khách nào tốt hay xấu, chỉ khi con bị vị khách ấy chi phối, lôi kéo dẫn đến nói năng, hành động không tốt mới xấu, ý muốn chơi game nổi lên thì con chỉ cần biết có ý muốn đó, kệ nó, kệ vị khách ấy, đừng làm theo là được”. Bé chăm chú lắng nghe và gật gù. Bé nghịch ngợm, bướng bỉnh, ham chơi như mọi đứa trẻ khác, nhưng bé cân bằng cảm xúc nhanh, bé nói: “Điều con thích nhất ở mẹ là tâm mẹ bình an với mọi hoàn cảnh bên ngoài”, dù con không được như bé nói, và ngôn từ bé nói có lẽ cũng là do ảnh hưởng từ những lời dạy của con nhưng con cũng rất hoan hỉ với nhận thức của bé.
Con thấy nhiều người cho rằng trẻ con chưa thể hiểu được sự thâm sâu Phật Pháp, nhưng con thấy Phật pháp thật ra rất đơn giản và thực tế, trẻ con ít có quan điểm và khái niệm định trước nên ít bụi trong mắt, dễ trực nhận hơn người lớn.
Con kính trình thầy, con mong nhận được thêm lời dạy từ thầy và các vị đạo hữu ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy,
"Như nó là" là bảo bối vạn năng giúp thấy biết đúng sai, biết chấp nhận, biết buông xả và sống thanh thản. Với con điều kỳ diệu nhất là không còn sợ chết vì đâu còn có áp lực của thời gian, đâu còn nhu cầu biết sau chết là gì. Chết còn không sợ thì không còn điều gì trong cuộc đời có thể làm khó được.
Kính thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2022

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con thành tâm xin đảnh lễ Sư Ông.
Dạ thưa Sư Ông, bà cố con hiện đang rất yếu, có thể sẽ mất ạ, Sư Ông có thể chỉ giúp con nói như thế nào để con có thể ngồi cạnh bà nói một vài lời với bà để bà ra đi trong sự bình thản được không ạ.
Con xin tri ân Sư Ông rất nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thiền Sư,
Con có nghe bài giảng của Thiền Sư về Ảo và Thực, Thiền Sư cho con hỏi là sau giai đoạn chấm dứt được cái Ảo để trở về với cái Thực thì là giai đoạn gì ah?
Con xin cảm ơn!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »