loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-10-2018

Câu hỏi:

Kính thầy!
Con không biết mình có đang đánh mất chính mình không nữa khi những cái tôi đối lập thường xuyên đánh đấu lẫn nhau trong con. Một phần tâm trí tồn tại mong muốn là phải sống có trách nhiệm, sống khỏi phụ lòng mong mỏi, dưỡng dục của đấng sinh thành, sống sao cho khỏi phí hoài ngày tháng. Đó là những ước muốn, là những điều khát khao trong con. Nhưng có vẻ tiếng nói ấy chưa đủ lớn để thay đổi con người vốn hành động theo bản năng, thói quen cũ kỹ hằng ngày. Con ý thức được sự chênh lệch giữa kỳ vọng và thực tế của mình lớn đến chừng nào nhưng rồi lại bắt mình chịu đựng những thương tổn đó mà không tài nào thoát ra được. Làm thế nào để có thể đối diện thẳng thừng với những khó khăn, không chạy trốn và hành động lý trí hơn? Thầy chỉ giúp con với ạ?
Cảm ơn Thầy và chúc thầy thật nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy kính mến,
Con có một thắc mắc. Nếu có người ngộ đạo, đã thoát được sinh tử luân hồi. Người đó rất còn trẻ, nhưng cũng không đang xuất gia cũng không đang lập gia đình. Người đó rất muốn chia sẻ sự giác ngộ của mình cho người khác thì người đó nên làm thế nào.
Con nghĩ người đó chắc không vào chùa tu nữa. Vì vào chùa là để tu tập, nhưng tu xong rồi thì tu gì nữa ạ. Con xin thầy chỉ cho con biết _()_

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, từ việc học hỏi những bài giảng của Thầy và xét qua trải nghiệm cá nhân mình, con có một vài suy nghĩ về Niết Bàn, xin thầy khai thị:
- Niết Bàn là sự tương giao vô điều kiện giữa muôn vật. Khoảng khắc vô tình cảm nhận được sự tương giao đó là khoảnh khắc thấy ra Niết Bàn.
- Vì sự tương giao giữa muôn vật luôn biến đổi liên tục, vậy nên không có một "trạng thái Niết Bàn" cố định. Khi ta gặp Niết Bàn trong giây phút này, ta có trạng thái này, nhưng khi thấy Niết Bàn vào một giây phút khác trạng thái ta lại có khác.
Như vậy Niết Bàn là một sự thật hiển nhiên, trong khi "trạng thái của bản thân khi gặp Niết Bàn" lại là vô thường. Mặc dù ta có thể gọi các trạng thái đó bằng một số tính từ chung như "trong sáng", "tĩnh lặng", "chân thực"... nhưng chúng không bao giờ hoàn toàn giống nhau.
- Do Niết Bàn không phải là một trạng thái, nên ta không thể rèn luyện, thực hành hay truy tầm để đạt tới được. Do Niết Bàn là một sự thật, nên ta chỉ có thể thấy ra nó hay không mà thôi. Và sự thấy ra đó phải là ngay bây giờ và ở đây - kinh nghiệm quá khứ dù có thật đến mấy thì vào "lúc này" nó cũng đã trở thành giả tưởng.
- Trong cuộc sống, Niết Bàn không phải là mục đích cuối cùng để đạt được. Sống là trở về giây phút hiện tại, mà hiện tại lại luôn biến đổi, vì vậy nó không có đích đến sau chót - nó diễn ra liên tục cho tới khi ta chết (hoặc thậm chí nhiều kiếp sau khi ta chết).

Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hiện tại con có nhiều thói quen xấu, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống của con. Xin thầy cho con hỏi làm cách nào để bỏ những thói quen xấu.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2018

Câu hỏi:

Con xin đãnh lễ thầy ạ !
Thầy có lịch trình gì trong năm nay ghé Miền Trung Huế hay Đà Nẵng có khoá dậy nào ngắn ngày hay dài ngày không thầy. Con muốn được nghe pháp của thầy và nhờ thầy chỉ cho con những thắc mắc để con hành tốt hơn ạ! Con ở Đà Nẵng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẽ những gì con đã học được từ thầy, từ pháp đến đi trong cuộc sống mà con đang trải nghiệm.
2. Những vấn đề cốt lõi trong sự tu học:
- Đừng trốn chạy thực tại bằng những hy vọng hảo huyền. Trên thực tế chưa ai trên đời này sau khi giác ngộ thì biến thành thần thánh bất tử muốn làm gì thì làm. Giác ngộ hay không giác ngộ thì cũng phải sống cho hết một kiếp người. Sinh nghiệp vận hành thế nào thì sống như vậy, không có sự lựa chọn theo ý mình.
- Việc gì thì cũng có lý do của nó. Đau khổ có lý do của nó. Nguyên nhân đưa đến đau khổ (Tập đế) chính là cái ta ảo tưởng. Đã lỡ tạo ra qui trình phát sinh đau khổ rồi, cái ta chịu không nổi sự đau khổ do chính mình tạo ra. Nó đổ lỗi cho khách quan không an toàn. Nó đổ lỗi cho chủ quan là chính nó có vấn đề chưa xử lý được nên nó quyết rèn luyện để đoạn diệt những cái mà nó cho là dư thừa trong sự hiện hữu của nó, ví dụ như: sự sinh khởi lăng xăng, dao động, hoài nghi … bằng cách đóng băng mọi thứ hoặc tạo ra cảnh giới mới bằng năng lực tưởng của tâm. Đây chính là hoàn thiện tiểu ngã thành đại ngã. Vô ích thôi, vì làm tới, làm lui cũng là bãn ngã đang làm. Đau khổ chỉ chấm dứt khi bản ngã chấm dứt.
- Cốt lỗi của sự tu học là thấy ra có cái ta trong mọi hoạt động của nhận thức và hành vi. Không thấy ra có cái ta trong thái độ nhận thức thì cho dù tu vipassana, minh sát tuệ gì đó thì thực ra cũng là cái ta lấy cái tu làm phương tiện để trở thành. Vẫn lại là cái ta. Điều này hết sức quan trọng vì nhiều khi xuất gia mấy chục năm tu hành cuối cùng kiểm tra lại thì vẫn là cái ta tu.
- Đạo phật là con đường giác ngộ giải thoát. Cốt lõi là ở chỗ thái độ nhận thức vô ngã. Thái độ nhận thức mà không có bản ngã (tức vô ngã) thì đó chính là tánh biết. Trong sự rèn luyện trở thành thì bản ngã là chủ thể và cũng là tập đế. Trong sự giác ngộ sự thật thì tánh biết là chủ thể còn bản ngã là đối tượng. Cho nên tánh biết thấy bản ngã sinh diệt. Chủ thể vô ngã khác với cái ta chấp lầm pháp là ta, của ta, tự ngã của ta. Điều này phải thấy ra mới có thể thông suốt được.

Những điều này thầy đã nói hết rồi, con nói có gì sai thầy giúp con chỉnh lại cho đúng. Lần sau con định viết về thiền tứ niệm xứ và giá trị của những sự đến đi trong đời (cuộc đời là trường thiền). Con biết những bài viết của con không có giá trị giúp người khác thấy ra sự thật nhưng nó cá giá trị về nhận thức đúng trong sự tu học. Không phải để người đọc giống con mà giúp cho người đọc loại bỏ đi những thái độ chưa đúng. Ví dụ như tranh nhau ngồi thiền xem ai ngồi lâu hơn hay tranh nhau lấy lòng thầy. Thì thực ra cũng là người này tranh với người kia vô tình đưa nhau vào chỗ mê lầm. Ngược lại sẽ là trở về đối diện lại với chính mình, với thực tại. Con là một trong số đệ tử của thầy, con biết rất rõ là thầy chỉ có một tấm lòng từ bi muốn giúp chúng con trở về đối diện lại với mình và cuộc đời để thấy ra sự thật.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Con nghe nhiều bài giảng của thầy nói về tử vi của ông Trần Đoàn. Con muốn xem tử vi của mình, con nên đến đâu hay tham khảo nơi nào. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, qua các bài giảng của thầy con cảm nhận thì muốn cho chúng con thấy được sự thật như nó đang là, không mong cầu điều gì khác. Con không hiểu vì sao Phật vẫn đề cập tới Niết-bàn như là một mục đích tu tập. Ngay cả như thầy cũng nói thấy Niết-bàn là giác ngộ. Còn trong bài kinh Bát-nhã, theo thầy, trong câu này, dấu phẩy nên đặt ở chỗ nào: "Viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn" hay là "Viễn ly Điên đảo, mộng tưởng cứu cánh Niết bàn"? Thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2018

Câu hỏi:

Xin Trà Đạo Bửu Long cho phát lại buổi Trà Đạo sáng thứ bảy 27.10.2018 (nếu có). Hôm 27.10.2018 không có thông báo trên youtube, không biết là Thầy có bị bệnh không hoặc là có Phật sự.
Mong Thầy và Trà Đạo Bửu Long luôn được khinh an. Cám ơn rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy! Những ngày qua được ở chùa trong dịp lễ Dâng y, con đã được nhiều lợi lạc. Con xin cám ơn Thầy và các Tăng Ni ở chùa đã giúp con có được duyên lành này. Những ngày ở đó con thấy hoan hỷ vì nhận thấy thực ra con cũng “giàu có” lắm, con có gia đình với đầy đủ mẹ cha, anh chị em, con cái sum vầy, con có công việc không đến nỗi tệ, còn sức khỏe, con lại là Phật tử nên con được học những điều hay lẽ phải từ Pháp, từ Thầy, từ các bạn đạo khác (chẳng qua trước đây con cứ khổ chỉ vì con chưa biết đủ mà thôi)
Con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe để đem ánh sáng của Chánh Pháp soi đường cho Phật tử chúng con.

Xem Câu Trả Lời »