loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-01-2018

Câu hỏi:

Con kính thầy!
Qua trải nghiệm chính mình con thấy.
Khi đã thấy ra sự thật, thì Tâm giống như nước:
- Lay động khi làn gió thổi qua (tương giao).
- Tĩnh lặng với những ảo ảnh chiếu vào.
Không biết cái thấy của con có chính xác không ạ?
Con biết ơn thầy vô cùng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2018

Câu hỏi:

Dạ con kính thưa Thầy. Trong thực hành chánh niệm tỉnh giác con có thể phát hiện được các sắc pháp tại thời điểm nó xuất hiện, nhưng đối với danh pháp về suy nghĩ lan man hiện khởi lên thì con không thể nắm bắt được ngay lúc nó bắt đầu, đến lúc con biết được nó hiện diện thì cũng là lúc nó tự dừng lại và biến mất. Con muốn hỏi thầy là:
1. Con không biết là tại sao khi bị phát hiện, "cái suy nghĩ" lại biến mất mà không tiếp diễn để tâm tiếp tục quan sát giống như 1 người làm 1 người xem không liên quan nhau? Trong cuộc sống cần có lúc suy nghĩ thì con bị theo kiểu: suy nghĩ - biết đang suy nghĩ - suy nghĩ tắt - khởi lại suy nghĩ tiếp - biết suy nghĩ - suy nghĩ tắt - khởi... Điều này làm cho quá trình con suy nghĩ không được trôi chảy. Con cảm giác như "cái suy nghĩ" và tâm nhận biết không tách biệt nhau cùng đồng hành trong 1 thời điểm chỉ có 1 cái tồn tại.
2. Có phải là con chỉ nắm bắt đươc phần đuôi (điểm kết thúc suy nghĩ) không phải phần đầu (khởi đầu suy nghĩ) và phải luyện tập thêm để có thể bắt được ngay lúc khởi sinh?
Dạ con xin cám ơn Thầy rất nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2018

Câu hỏi:

Thưa sư ông, trong tuần này hoặc tuần sau, sư ông có thể cho con quy y được không ạ? Nếu được, xin sư ông cho con biết ngày giờ và con phải chuẩn bị những gì ạ?
Con xin cảm ơn sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy, mấy năm nay con nhờ nghe pháp của Thầy mà huyết áp dần dần ổn định, mặc dù vẫn uống thuốc, nỗi lo sợ trong con cũng đã giảm, hiện tại tâm con ít giao động hơn trước nhiều. Thưa Thầy, nay con xin hỏi về việc làm phước và hồi hướng như thế nào để cầu nguyện cho người thân được an lành. Con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con là người mến đạo. Gần đây con may mắn nghe được các bài giảng của Thầy trên youtube. Con mới vỡ lẽ ra rằng. Bao lâu nay con làm theo cái ta vô minh xúi giục. Bao lâu nay con làm thiện, khuyên người, giúp đời và cố gắng sống đạo đức theo khuôn khổ, cố công cầu đạo giải thoát. Tất cả đều xuất phát từ cái ta cầu toàn, cái ta muốn thoát khổ, cái ta tham vọng muốn làm người phi thường.
Sau 2 tháng âm thầm lặng lẽ nghe pháp thầy chỉ dạy, con chiêm nghiệm lại chính mình. Con hiểu rằng: Đạo không ở đâu xa, ngay trong đời sống thực tại hằng ngày con đang sống đây đều là đạo, Đạo vô cùng giản dị, có lẽ giản dị đến tận cùng mới đúng hơn. Con tạm gọi cái tâm đạo đó là "tâm con nít" hoàn toàn không chủ trương áp đặt đối tượng gì cả (đối tượng là đối tượng, nó ra sao thì biết vậy, tại lúc đó và ngay tại đó, không thêm, không bớt). Từ cái tâm con nít đó, thông qua 6 căn, tiếp xúc việc đời (6 trần) con thấy ra những tư kiến, thành kiến trước kia con áp đặt vào đối tượng 1 cách chủ quan, nên khi tiếp xúc trở lại đối tượng đó thì tâm sinh khởi lên và dán nhãn vào đối tượng (thật là trò trá hình, trong khi đối tượng đó hiện tại ở đây giờ đã khác, vậy mà tâm vô minh tự động dán nhãn).
Con hiểu ra rằng kinh Phật dạy về tứ niệm xứ là Phật đang chỉ trên cái thực (chân đế) nhưng phần lớn người tu đều lấy lý trí suy luận (hiểu theo tục đế). Vì người đời hiểu theo lý trí (cái ta) nên hành theo cái ta lý trí muốn trở thành. Nếu tiếp tục tinh tấn hành trên lý trí như vậy mãi mãi không thấy được cái thật mà bậc giác ngộ đã khai thị.
Thưa thầy! Hiện tại con chỉ nói trên lý thấy. Con có 1 người em trai. Hai anh em con sống rất hòa hợp thương yêu nhau. Nhiều người lớn bảo hiếm thấy có cặp anh em nào sống hòa thuận đến vậy (ngay khi con viết dòng này con cũng thấy tâm tự hào có sanh khởi thầy ạ, khởi thì khởi con chỉ biết vậy thôi. Con tiếp tục gõ chữ đây thầy ạ. Nó mất rồi). Như vậy đó thầy.
Thầy ơi! Con thành tâm gửi đến thầy lời biết ơn sâu sắc, nhờ các bài pháp thầy mà con biết nhìn lại tâm con. À... chết rồi con quên mất, đang nói chuyện đứa em trai giờ lại chuyển chủ đề rồi. Hôm nọ em trai con vô tình rơi vào trạng thái lạ: khi chạy xe qua đường hầm, âm thanh ồn ào, em trai con cảm giác rất khó chịu, sau đó chạy hết đường hầm, gió thổi mát, em trai con cảm nhận rất dễ chịu, tự nhiên cảm giác rần rần khắp cơ thể, rất dễ chịu, thoải mái, tự dưng mọi cảnh vật hiện ra rất rõ ràng (khó diễn tả thành lời). Rồi em con tiếp tục chạy xe và quan sát cảnh vật. Sau đó gặp bà bán nước mía, dừng xe lại mua. Tự nhiên em trai con thấy người ép nước mía khổ, nguyên nhân của khổ, em trai con muốn nói cho người đó biết cái khổ nhưng không nói được vì trong tâm khởi ý lên là biết khổ nên không thể nói được, vậy là vô tâm nhìn, trả tiền nước mía, thấy người nước mía nhận tiền nhưng khổ (do có thái độ trong lúc nhận tiền). Tóm lại là lúc đó em con thấy rõ khổ, nguyên nhân khổ, khổ sinh, khổ diệt, như thế nào là không khổ (thoát khổ). Trong thời gian sau đó gần 3 tiếng đồng hồ, khi tiếp xúc với cảnh thì tự động tâm ứng hiện ra 1 cách lạ thường, ứng hiện lời đối đáp với người khác rất hợp lý (không khổ) mặc dù biết người kia đang khổ (vì kẹt trong thái độ). Em con thấy rất rõ hành động nào đưa đến khổ, hành động nào không khổ rất rõ ràng.
Em trai con kể lại với con như vậy, tạm thời con kể đến đây. Trạng thái đó kéo dại khoảng 3 tiếng. Sau khi em con ngửi mùi thơm của nồi cháo mẹ nấu, thơm quá và chạy theo hít một hơi. Ngay sau bữa ăn đó trạng thái kết thúc. Em trai con nói với con "mọi hành động, lời nói đều đưa đến khổ nếu không vô tâm (vô tâm theo nghĩa rỗng lặng, trong sáng chỉ thấy không thêm bớt), ngay đó là niết-bàn". Vì con chỉ hiểu trên lý nên hôm nay con viết vào mục hỏi đáp nhờ thầy chỉ dạy giúp con. Con chúc Thầy sức khỏe. Thành tâm tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa thầy. Những ngày này con rất khổ sở. Con và một người thương nhau sâu nặng nhưng hai đứa mãi mãi không bao giờ đến được với nhau. Sau rất nhiều dằn vặt chúng con quyết định phải từ bỏ tất cả, đó là cách tốt nhất cho cuộc sống của cả hai. Người đó giờ đây đã nhẹ nhàng hơn, đã tìm lại được niềm vui trong công việc, nhưng sao con vẫn cứ đau đớn thế này. Con có đọc một câu thầy trả lời cho một bạn đạo: “Cứ đau khổ đi con, không đau khổ làm sao hiểu ra chính mình.” Nhưng con đã đau khổ nhiều rồi, đã hiểu ra tình cảm đó chỉ là ảo tưởng, là hậu quả của lòng tham ái. Con đã thành tâm sám hối, nhưng chỉ khi nào con đi chùa, con nghe Pháp, hay niệm Phật thì lòng con mới nhẹ nhàng, còn khi quay trở lại với cuộc sống đời thường, nỗi đau vẫn cứ còn ở đó, đè nặng lòng con, nó làm con nhức nhối, nó làm con không cả muốn sống nữa. Con sẽ không bao giờ tự tử nhưng đôi khi con chỉ ước muốn tự nhiên cái chết đến với con để con thoát khỏi cuộc sống mà con thấy không còn ý nghĩa này. Con thật xấu hổ vì những ý nghĩ tội lỗi đó. Con đã nghe thầy giảng về quyết định Ba-la-mật, nhưng sao con cứ yếu đuối mãi không đủ quyết tâm để vun bồi trí tuệ. Con xin thầy hãy từ bi ban cho con một lời khuyên để con có thêm nghị lực vượt qua những ngày tháng khó khăn này. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con thấy rằng khi bị kẹt vào ngôn ngữ thì con bị chấp lúc nào không hay. Nhiều khi con muốn tìm hiểu những cuốn sách như Thực Tại Hiện Tiền, Vi Diệu Pháp, Duy Thức Học... những cái mô tả tâm thức mình qua ngôn ngữ nhưng con không dám vì con sợ rằng con lại bị kẹt vào ngôn ngữ.
Nhờ thầy cho con lời khuyên trong trường hợp này.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, con cảm ơn thầy đã chỉ ra chỗ sai và gúp con gỡ bỏ được vướng mắc của mình. Con đã buông bỏ những điều mà mình học được nghe được trong cái nhìn của con. Nó vi tế nên con khó nhận ra, thực ra nhìn kỹ thì đó vẫn là lý trí của bản ngã phải không thầy? Bây giờ con mới bắt đầu buông ra để mà thấy, chỉ thấy thôi. Khi con buông hết thì con cảm nhận được thân tâm mình không còn một lực chống đối hay cố níu kéo nào nữa cả, nó thật là nhẹ nhõm và tĩnh lặng. Nhưng không phải lúc nào con cũng buông hoàn toàn được thầy ạ, con buông được một lúc thì lý trí tự nó lại khởi lên. Khi lý trí khởi lên thì con thấy được nên nó cũng không tồn tại được bao lâu, tuy nhiên nó cứ lâu lâu lại khởi lên như vậy thầy ạ. Đó là những trải nghiệm hôm nay của con. Con có sai chỗ nào mong thầy chỉ điểm cho con ạ. Mấy tuần trước con có lên chùa Bửu Long xin thầy quy y nhưng thầy vẫn chưa đặt pháp danh cho con ạ. Pháp danh chỉ là cái tên thôi nhưng đối với con pháp danh được thầy đặt thực sự mang đầy ý nghĩa trong cuộc đời con! Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. Con giờ giống như thanh gỗ mà thầy hay giảng lấy ví dụ!
Giờ tấp bên bờ này hay tấp bờ bên kia? Hay bị cuốn trôi, mục nát, chìm đắm? Hay cứ để tự nhiên theo dòng sông (dòng đời) trôi ra biển? Hay bị cuốn trôi theo dòng luân hồi sinh tử trong đời sống tục đế?
Giờ con không biết sao? Đi đường nào, chọn đường nào, kiểu gì rồi cũng chết!
Theo thầy con nên làm sao? Kính trình bày thầy nhận xét chỉ dạy!
Con thành kính đảnh lễ. Cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2018

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Cho con xin hỏi, có phải khi nhiếp tâm để tâm không phóng dật là một thiện pháp không ạ?
Con xin tri ân Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »