loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-12-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con không hiểu lắm về cái thấy của tánh biết và tướng biết, con đọc trong hỏi đáp mà con vẫn chưa hiểu. Thí dụ có một cơn sân. Con thấy có một trạng thái (mà ta thường định nghĩa là cơn sân), cái trạng thái đó mới mẻ giống như gặp lần đầu tiên, không phân biệt là thiện hay bất thiện gì cả, không tốt không xấu, chỉ thấy cái trạng thái đó như nó là. Con thấy nó rất bình thản an nhiên vậy, đó là cái thấy của tánh biết phải không thầy? Còn nếu có cơn sân đến mà con hiểu đó là cơn sân đặt tên cho nó (con hiểu nó do con được biết nó ở quá khứ nên biết đây là sân, là bất thiện...) là cái thấy của tướng biết phải không ạ?
Con xin thầy chia sẻ cho con, cho con ít ví dụ để con hiểu và tu tập cho đúng ạ. Bởi vì từ trước đến giờ con tu tập toàn bị cái ta điều khiển. Và con phải chịu bao nhiêu khổ đau mà nó mang lại cho con, cũng may mắn là vì khổ đau đó con mới có duyên đọc lời dạy của thầy. Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Ngày hôm qua con vừa dự vòng thi chung kết về ý tưởng dự án khởi nghiệp.
Thông qua cuộc thi con có sự trải nghiệm và học được nhiều bài học trong đời sống tục đế này. Phe cánh, lợi ích nhóm, địa vị, giai cấp,...
Đó là bản chất cuộc đời hay do lòng tham, tưởng và bản ngã con người đặt ra cho là, phải là theo ý muốn của bản ngã mình?
Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính đảnh lễ, cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2017

Câu hỏi:

Kính thầy,
Xin thầy giải đáp cho con thắc mắc khi không đắc thiền định gì hết vậy con có thể nhìn vào "Danh sắc" rõ ràng như nó đang là được không ạ? Và "thiền cận định" có hỗ trợ quan sát rõ ràng "Danh sắc" không ạ?
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Vừa qua, con có tham dự khoá thiền 10 ngày qua một người bạn giới thiệu. 3 ngày rưỡi đầu được hướng dẫn theo dõi quan sát hơi thở vào ra nơi cánh mũi và tập trung ở một điểm nhỏ ở trên môi dưới mũi. Trong quá trình tu tập thiền định này, vì chưa quen con thường có ý dẫn dắt điều khiển hơi thở hơn là để tự nhiên, nên hơi thở thường trở nên rối loạn, nặng nề, cảm giác khó thở hay nghẹt mũi. Quen dần thì có dễ chịu hơn nhưng phát sinh nhàm chán, mê mờ, và buồn ngủ, chứ có định được Tâm không thì con không biết. Tiếp đến 5 ngày rưỡi sau, được học phương pháp thiền tuệ, tập trung Tâm quán sát từng phần... từng phần trên thân, bằng cách "lướt" sự chú Tâm từ trên đỉnh đầu xuống các đầu ngón chân, rồi lại quán sát ngược trở lên để ghi nhận cảm giác từ nơi các thân phần. (Việc thực hành này đối với con rất khó, vì phải tập trung cao độ để quán sát thân, cần phải tưởng tượng hình dung hoài mới "quét" được các phần thân phía sau, thường khi bỏ sót nhiều phần hoặc trì trệ, lơ mơ không cảm giác được gì nữa ạ. Vì chưa quen, nên hay bị nhức đầu do phải tập trung chú ý rất nặng nề căng thẳng, ngồi lâu lưng mỏi chân tê nhức, nên cả thân và Tâm đều "đau khổ" rã rời ạ).
Trong lúc tập thiền tuệ này, nếu có bất cứ cảm thọ nào nơi thân hay Tâm (giả dụ như ngứa ngáy, đau nhức, khó chịu, bức bối, v.v...) cũng chỉ nhận biết và kiên trì chấp nhận vậy thôi chứ không phản ứng với Tâm Tỉnh Giác và buông xả hoàn toàn & hiểu luật vô thường sanh diệt của các pháp. Trong quá trình tu tập thiền VIPASSANA theo phương pháp này, bước đầu giúp trở về với mình để khám phá chính bản thân với những tập khí tham sân si v.v... (như qua cái đau nơi thân nhận biết cái khổ và cái sân nơi Tâm). Qua 10 ngày trải nghiệm, không hiểu tại sao con cảm thấy phương pháp thiền này khiến con thấy khổ và bất an nhiều hơn, nên về nhà con bỏ không thực hành nữa.
Vì trước đây con chưa từng học qua các các pháp Thiền & biết thiền là gì, nên không biết phương pháp Thiền nào phù hợp với căn cơ của con. Thời gian gần đây, Con có duyên lành được nghe các bài pháp thoại của thầy trên YouTube của Quán Nguyên, và đọc mục hỏi đáp Phật Pháp trên trungtamhotong.org. Con rất kính ngưỡng Thầy và ước mong được học tu Thiền theo những gì thầy đã giảng. Nhưng con không biết bắt đầu thực tập từ đâu và làm như thế nào, mà thầy thì không có tổ chức khoá tu nào cho các Phật tử được học "chính quy". Vậy con kính xin thầy từ bi vì lòng thành tâm cầu pháp của chúng sanh con mà hoan hỷ chỉ dạy cho con phải thực hành tu tập thế nào cho đúng ạ!
Con cảm ơn thầy đã dành thời gian để đọc câu hỏi của con. Con xin cung kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy thân tâm thường lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Chào thầy,
Con xin viết phần 6, con xin thầy cho ý kiến. Con có vẽ hình mô tả trên facebook của con có thể dễ hiểu hơn. Nếu quý cô bác, anh chị nào có ý kiến đóng góp hay cùng thực hành cách trên có thể liên lạc con qua facebook tên Ngo Tan Hung.
Con xin cảm ơn thầy.
Phần 6
NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ CỦA BỆNH TẬT VÀ NHỮNG RỐI LOẠN CỦA CON NGƯỜI
Để điều trị bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của nó. Một khi chúng ta tìm ra nguyên nhân thì chắc chắn sẽ có cách điều trị. Đây là nguyên tắc cơ bản và là vấn đề khá quan trọng mà chúng ta cần nghiêm túc quan tâm vì nó liên quan cho sự sống còn của chính mình.

Trước khi tôi và bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn, bạn không nên bám víu vào ngôn từ hay hình ảnh mà tôi trình bày, mà hãy cảm nhận từ bên trong con người của chính bạn ngay giây phút hiện tại. Bạn không nên đưa ra những phán xét, định kiến, so sánh, phân tích hay kết luận dựa trên kiến thức của bạn vì nó sẽ là rào cản khi chúng ta quan sát sự thật chuyển động thân và tâm mình.

Bệnh tật tạo ra do nhiều nguyên nhân và những yếu tố kèm theo, không có trường hợp nào đơn độc. Ví dụ, bạn đau lưng do thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm là do bạn làm việc nặng hoặc sai tư thế. Khi bạn làm sai tư thế có nghĩa là bạn đã không thận trọng về thân mình trong sinh hoạt đời sống. Thân không thận trọng cũng có thể xuất phát từ tâm bất an, do yếu tố gia đình, môi trường hay xã hội... Điều trị thuốc hay bất kỳ phương pháp nội khoa nào khác cũng chỉ là điều trị triệu chứng và phẫu thuật thì chỉ giải quyết hậu quả. Nếu bạn không nhận biết và điều chỉnh sự rối loạn thân và tâm mình trong mọi sinh hoạt đời sống thì sớm hay muộn bệnh cũng sẽ bị tái phát.

Bạn bị lao phổi là do nhiễm vi trùng lao, nhiễm vi trùng lao là do sức đề kháng suy giảm, nguyên nhân có thể do không chăm sóc thân mình như ăn uống thất thường, hay không đầy đủ chất. Cũng có thể do nhiều yếu tố khác tác động như môi trường, giáo dục, gia đình và xã hội tạo nên... Nếu bạn điều trị thuốc lao chỉ là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, nhưng nếu bạn còn nhiều lo lắng hay sức đề kháng vẫn suy giảm thì sẽ có khả năng bị kháng thuốc và không khỏi bệnh. Tương tự như vậy cho tất cả những bệnh lý mạn tính khác như viêm gan, tiểu đường hay cao huyết áp,… tất cả cũng đều là hậu quả của sự rối loạn lâu ngày về thân và tâm trong mối quan hệ với đời sống.

Bệnh ung thư cũng không ngoại lệ, nó là kết quả của sự rối loạn nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Kết quả đột biến gene hay dị dạng tế bào mà y học ngày nay phát hiện cũng chỉ là hậu quả chứ không thể là nguyên nhân gây bệnh và nếu phẫu thuật hay hóa - xạ trị cũng chỉ giải quyết phần ngọn mà thôi.

Tóm lại, không có bệnh lý nào chỉ do một nguyên nhân hay yếu tố đơn độc gây ra, chúng ta nên nhớ rằng chính thân và tâm hiện tại của mình cũng được tạo thành từ nhiều yếu tố như ba mẹ, tổ tiên, văn hóa, giáo dục hay môi trường xã hội qua nhiều thế hệ.

Làm sao có được một phương tiện chẩn đoán nào đó bên ngoài mà có thể khảo sát được tất cả yếu tố trên? Nhưng đó lại là hướng đi của y học hiện đại ngày nay! Hậu quả của sự lạc hướng trên làm cho người thầy thuốc và bệnh nhân ngày càng lệ thuộc vào yếu tố bên ngoài; và càng ngày họ càng chạy theo cái ngọn mà quên đi cái gốc của rối loạn. Kết quả là hiện nay tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ngày càng cao trên thế giới.

Đời sống là sự tương giao gắn bó trong và ngoài. Con người bên trong bạn được tạo nên từ thế giới bên ngoài và thế giới bên ngoài là hình ảnh phản chiếu bên trong của chính bạn. Như vậy để tìm hiểu những nguyên nhân bên ngoài thì ta có thể tìm hiểu bên trong chính con người của mình.

Thân và tâm luôn chuyển động không ngừng trong những mối quan hệ đời sống. Một khi có sự chuyển động thì có sự tạo ra năng lượng. Nếu có sự rối loạn nào đó trong những mối quan hệ trên thì sẽ xảy ra phản ứng trên thân mình tạo sự khác biệt. Đó là những phản ứng đã được biết qua những ngôn từ của triệu chứng như đau, mệt, khó thở, ngứa... và chỉ có bạn mới có thể nhận thấy sự khác biệt trên thân mình chứ không thể nhờ vào bất kỳ phương tiện nào khác.

Như vậy điểm duy nhất mà bạn cảm nhận về sự rối loạn trên thân mình ở thời điểm hiện tại là tổng hợp của nhiều nguyên nhân và yếu tố bên trong và bên ngoài. Nếu bạn tiếp tục quan sát nó, không phản ứng, không chống đối hay chạy trốn thì theo thời gian dòng năng lượng rối loạn này sẽ trở về trật tự theo định luật bảo toàn năng lượng. Nghĩa là tại thời điểm đó bạn đã chữa lành cho cơ thể và hoàn thành quá trình chăm sóc sức khỏe toàn diện.
(Phần tiếp theo sẽ nêu những trường cụ thể hợp lâm sàng).

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Xin thầy chỉ dẫn cho con.
1. Gần đây con bị kẹt vào sự ghi nhận. Do con có ý muốn biết các tâm sinh khởi hoạt động thế nào. Đồng thời con nghe một số bài pháp thoại hướng dẫn thiền Vipassana của các vị cũng nói đến sự ghi nhận đối tượng như nó đang là. Trên thực tế trải nghiệm con nhận thấy trong thái độ dù như là tâm không sinh khởi ghi nhận đối tượng thân, thọ, tâm, pháp nhưng trên thực tế thì thái độ này vẫn là ý trí chứ chưa phải là tự nhiên vô tâm như thầy dạy. Tự nhiên vô tâm như thầy dạy thì mới phát hiện ra thái độ trên còn là lý trí sử dụng cái biết làm ta và của ta. Tự nhiên vô tâm thực sự là trả pháp lại cho pháp, không còn người thấy và đối tượng thấy. Cũng như pháp học và pháp hành cũng phải buông luôn vì còn nắm giữ thì còn khái niệm.
2. Chấp ngũ uẩn: Cái ta thể hiện ở công đoạn Hành. Tuy nhiên các công đoạn Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn thì hoạt động tự động theo quán tính. Như con thấy thì cái ta cũng tội nghiệp vì nó không biết ngũ uẩn mới thực sự chi phối nó mà nó thì lại tạo ra ngũ uẩn mà không biết gì hết.
3. Có một bài pháp hướng dẫn thiền, thầy hướng dẫn là cần phân biệt tập khí và thái độ bằng cái nhìn cái thấy. Bình thường thì ở chỗ không sinh khởi con thấy tập khí sinh khởi tự động rồi thì mơ màng trong đó còn ý thức thì không ý thức được tình trạng này. Nhưng khi ý thức được thì có thái độ muốn ghi nhận, muốn biết dòng tâm đã qua. Hoặc bình thường cũng có nhiều phản ứng tâm tự động như mắt thấy sắc thì liền kéo theo một chuỗi phản ứng trên đối tượng mà chính ý thức cũng không biết tình trạng này. Như con thấy thì ý thức phải đi kèm với cái ta thành ta biết nên cái ta biết rất ít so với các tiến trình tâm khởi lên mà nó không ý thức được…. Con có chỗ không thông được là tập khí khi khởi lên tạo ra một chuỗi vận hành tâm nối tiếp các vấn đề với nhau nhưng sao có thể sinh sôi nảy nở được như là rất hợp lý hoặc trong giấc mơ sao tập khí lại hư cấu được các sự kiện, viễn cảnh rất hoàn hảo… Nhờ thầy khai thị cho con. Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-12-2017

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy!
Có những thứ chúng ta vướng mắc, chúng ta không có tư duy cho nên tâm của chúng ta không sáng, thì hỏi thầy những chuyện đâu đâu không à! Sao không ngồi lại mà tự hỏi chính mình rồi tự mình trả lời, hoặc áp dụng câu này "các pháp là duyên sinh, nó tự đến rồi nó tự đi" chỉ chờ thời gian nó trả lời mà thôi!
Thí dụ có Phật tử hỏi thầy ăn chay ăn mặn sao cho thanh tịnh thì thầy trả lời "Vật thực này chỉ là tứ đại, người dùng nó cũng chỉ là tứ đại, không ngã, không nhân, không chúng sinh, không thọ giả". câu này hiểu không thấu đáo phải làm sao? Phải ngồi tự mình hỏi rồi tự mình trả lời, 1 ngày không xong thì 2, 3 thậm chí 2, 3 tháng cũng được (nói vậy không phải là không hỏi, nhưng đừng đem chuyện thế gian được mất hơn thua vào hỏi) mục đích cuối cùng là thấy được cái không.
Đó là sự học của con, mong thầy cho con một lời.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2017

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con nghe có một vài vị sư nguyên thuỷ dạy rằng, mình có thể tu thiền định để được sinh về cõi trời Đâu Suất, nơi đây mình có thể học đạo với Ngài Di Lặc. Con không hiểu rõ về quan điểm này có đúng không. Con kính xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy thêm cho con. Con cám ơn Thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đang là sinh viên sắp ra trường. Con có đi làm 1,2 công ty nhưng họ trả lương thấp hoặc họ thỏa thuận để giảm lương xuống. Con thì nghĩ thương họ (một công ty thì chị sếp sắp nghỉ sinh, không có ai giúp đỡ mà con thì có thể giúp được công việc rất nhiều; công ty kia thì đang ít khách, thu nhập bấp bênh) nghĩ đến hoàn cảnh của họ con lại đồng ý với mức lương thấp. Nhưng không may gia đình con lại lâm vào cảnh bố mẹ thất nghiệp, một tháng làm chẳng được bao nhiêu mà giờ lại phải đỡ đần bố mẹ. Sau khi tốt nghiệp con còn có ý định đi vào miền Nam để lập nghiệp nên con cũng muốn để ra một khoản tiền nào đó. Nhưng sự việc đến thế này con lại nghĩ là con ko nên nghĩ cho mấy anh chị ở công ty kia nữa, miễn sao được việc của mình, một là tăng lương hai là xin nghỉ. Nhưng con cứ nghĩ như thế chứ lại không dám mở lời, nghĩ thương người ta nên lại tiếp tục. Đúng là thương người thì khó đến thân. Giờ đây con nên làm gì để được thanh thản hả thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy, con xin thành kính đảnh lễ Thầy và chư Tăng, Ni.
Con cảm ơn Thầy về nhũng bài pháp mà con được nghe qua internet.
Con ở Úc Đại Lợi và rất mong được biết chương trình hoằng pháp năm 2018 của Thầy ở Úc Đại Lợi hoặc Việt Nam. Cầu nguyện Ơn Trên cho con có được duyên lành để dự thính khóa giảng hay khóa tu của Thầy.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »