loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-05-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Khi nào thầy về chùa Bửu Long thuyết pháp ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2017

Câu hỏi:

Con kính lễ Thầy ạ.
Thưa Thầy, gia đình con vừa đi du lịch Myanmar về. Ngày cuối ở Myanmar đoàn du lịch có dẫn chúng con viếng Bảo tàng Xá lợi, và vì vậy mẹ con có thỉnh 1 tháp nhỏ (nhìn như chiếc gương soi) trong có Xá lợi Phật, và Sư Thầy có làm lễ chú nguyện. Sư Thầy còn tặng cho đoàn chúng con mỗi người một gói nhỏ Xá lợi các Thánh tăng. Thưa Thầy những Xá lợi này đem về con có thể đặt trên bàn thờ Phật được không ạ? Con kính xin Thầy chỉ dạy con như thế nào cho đúng để không có tội. Con có thể để Xá lợi các Thánh tăng đựng vào những hộp có nắp đậy, rồi đặt trên bàn thờ Phật được không?
Con kính Thầy chỉ dẫn cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Cho phép con được hỏi hai câu:
1) Trong "chánh niệm hơi thở", chữ Pali "sabbakāya" có chỗ dịch là "toàn thân hơi thở", chỗ khác lại dịch "toàn thể hơi thở". Kính Thầy giảng dạy.
2) Trong những ngày hoằng pháp ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn sắp tới, Thầy có chấp nhận cho chúng con được quy y với Thầy?
Kính,
Phạm Tầm Nguyên

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, đêm qua con đang ngủ bỗng thức giấc vì thấy khó thở và chân tay tê rời. Con tỉnh giấc và mở cửa rồi ra đứng ban công để hít thở. Con không thấy khá hơn. Con lại quay vào phòng khách nằm ở phản, thấy rõ trong nhà không thiếu dưỡng khí, và thông gió tốt, nhưng con rất mệt. Con học y nên hiểu có thể đó là do tim, con cử động nhẹ chân tay thấy chân tay cử động khó khăn và rất mệt. Con nghĩ tới việc mình có thể chết và mỉm cười nhớ đến ngay bài thơ Thầy viết:
Nếu mai mốt còn vào ra sinh tử
Bước thăng trầm nào sá kể nguy nan
Nếu giờ đây vẫy tay chào cuộc lữ
Cát bụi này xin trả lại trần gian

Thế rồi con thiếp dần đi với ý nghĩ nếu mai thức dậy thì sẽ viết thư cho Thầy, người đã chỉ dạy cho con biết tủm tỉm cười ngay trong những lúc khó khăn. Con xin tạ ơn Thầy bằng cách đi theo con đường mà Thầy đã dạy. Con Phan Anh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có một số vấn đề thắc mắc về việc tụng kinh con kính mong được thầy giảng giải giúp con
1. Việc tụng kinh theo thời khoá mỗi ngày ở các chùa là có ý nghĩa gì cho việc tu đạo thưa thầy?
2. Về khi tụng kinh có thầy dạy phải hiểu nghĩa lý kinh mới có ý nghĩa, có thầy lại dạy khi tụng kinh đừng chú ý nghĩa kinh chỉ nên tụng chú tâm để giữ tâm thanh tịnh như vậy con phải thực hành theo như thế nào mới đúng?
3. Thưa thầy khi con tham gia tụng kinh tại chùa, mắt con vẫn nhìn chữ miệng vẫn tụng nhưng đầu con lại thường suy nghĩ lung tung, con biết như vậy là không tốt con cố gắng tập trung vào câu chữ khi đọc nhưng tí xíu lại mất tập trung, con mong thầy hướng dẫn con cách khắc phục?
Con xin cảm ơn thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy,
Thầy ơi đã hơn hai năm kể từ ngày con trình Pháp với Thầy và được Thầy cho pháp danh, con vẫn chưa viết thêm được gì để trình với Thầy. Những khi trong con khởi lên thắc mắc, không biết điều con đang hiểu có đúng hay không, con cũng muốn viết ra để hỏi Thầy. Nhưng rồi con lại nhớ lại những điều Thầy đã dạy, con quay lại chiêm nghiệm nơi chính mình, và dần dần câu trả lời đến với con một cách tự nhiên. Những khi theo các anh chị em bạn bè lên thăm Thầy, trước khi đi con cũng có rất nhiều câu hỏi, định rằng khi gặp Thầy sẽ nhờ Thầy giải đáp. Nhưng thật lạ kỳ, khi gặp được Thầy, con như được tiếp thêm năng lượng bình an tỏa ra từ Thầy, trong con tự nhiên vắng bặt tất cả các băn khoăn thắc mắc.
Sinh nhật của con vừa qua, con nhìn lại con người của con cách đây hai năm và bây giờ, con nhận ra con có nhiều thay đổi bên trong. Con thấy con đã bình thản hơn trước mọi việc xảy ra. Con đã biết đặt xuống một số những tham cầu cho bản thân và cho người thân. Con không còn hứng thú với những buổi tiệc tùng, những tranh luận bàn tán thị phi vô bổ nữa. Ở nơi làm việc, mỗi khi có vấn đề bất đồng ý kiến, con tập bình tĩnh quan sát con và quan sát người, trong con lại cảm thông với họ hơn. Con đã không còn đặt sự phán xét đúng sai tốt xấu trong suy nghĩ của mình vì con đã hiểu thế giới này có vô vàn góc nhìn cho cùng một sự vật hay sự việc.
Mỗi sáng mai thức dậy trong ánh bình minh của một ngày mới, lòng con lại ngập tràn sự biết ơn với những thứ bình dị xung quanh con: cây cối, cỏ, hoa, không khí... Con đã hiểu được làm người là một phước báu lớn lao để học ra những bài học của mình.
Con nhớ lời Thầy dạy trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, khi mình trọn vẹn với mình, một cách tự nhiên, mình thấy ra sự thật và thấy ra chính mình. Mình sẽ buông xuống được tất cả những tham cầu lo lắng sợ hãi. Khi ấy là niết-bàn, là giác ngộ.
Nhưng Thầy ơi con có một băn khoăn. Nếu con giả sử là một người có thể luôn trọn vẹn tỉnh thức với thân tâm mình là một học sinh lớp 12. Để lên được lớp 12 học sinh đó phải bắt buộc học từ lớp 1 và phải lên lớp mỗi năm. Nếu học sinh đó luôn có tinh thần chăm chỉ học hành, có kỷ luật với việc học của mình, và thực hiện đầy đủ các bài kiểm tra, học sinh đó sẽ được lên lớp. Như vậy học sinh đó phải có lộ trình kế hoạch học hành thật rõ ràng để được lên lớp. Vậy điều này có mâu thuẫn gì với việc mình cứ để tâm của mình thấy biết một cách tự nhiên, không cần ngồi thiền không thưa Thầy? Vì con nghĩ tâm mình cũng như một cậu trò nhỏ. Nếu để tự nhiên cậu trò nhỏ ấy sẽ thích tự do chạy nhảy đá banh hơn là đến giờ phải ngồi vào bàn học để học bài. Mà nếu như không chịu học không chịu rèn thì làm sao cậu trò nhỏ này có thể lên lớp được. Cụ thể là con thấy mình cần phải ngồi thiền để giúp tâm con có thể luôn ổn định. Nhưng như vậy thì con lại có thể dính mắc vào một trong các yếu tố tạo nên tham cầu có phải không thưa Thầy. Con cảm ơn Thầy và con kính chúc Thầy nhiều sức khoẻ.

Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy, sau đây là 1 đoạn trích trong bài kinh Đại Bát Niết Bàn: Này Ananda, Ngươi có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp không?
- Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.
- Này Ananda, khi nào dân Vajjì tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajjì ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã cúng từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thời này Ananda, dân Vajjì sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Con xin hỏi Thầy là vì sao cung kính, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu lại giúp cho dân Vajji cường thịnh được ạ?
Có phải là khi cúng dường các miếu như vậy thì sẽ được thần thánh phù hộ không ạ?
Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2017

Câu hỏi:

Kính thư Thầy,
Con được biết sống với cái bản ngã của mình là sống ảo, với cái ảo.
Con cũng đã biết còn làm người thì phải nghe thấy biết với cái bản ngã đang tồn tại của mình.
Mỗi ngày con chỉ hoàn toàn vô tâm (trừ lúc ngủ) được ít phút, nếu có. Còn lại là sống trong sự nghe thấy biết cái ảo của mình đang vận hành.
Tuy nhiên, đối với số đông cộng đồng và phần lớn thời gian, sự trung thực, sự chân thành, sự nghiêm túc nằm trong cái TÔI đang hiện hữu với đầy đủ những ước mơ, hy vọng, ham muốn, cố gắng, biết nhận thức, biết hưởng thụ, biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với cộng đồng xã hội.
Con thấy mình sống không bản ngã không thực sự đầy đủ và nghiêm túc như khi sống với bản ngã. Phàm làm người sống không bản ngã con lại thấy không thực. Phàm làm người cứ sống đầy đủ với sự nghiêm túc, chánh niệm, chánh giác với cái bản ngã của mình có được không ạ?
Con kính lời thăm sức khỏe của Thầy trong hành trình hoàng pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Hiện tại trong tâm con rất bối rối vì phải ra một quyết định trong thời gian sắp tới. Vì lý tưởng xuất gia, con đã nghiên cứu và trải nghiệm qua hai dòng thiền với 2 vị thầy khác nhau. Cả hai dòng thiền đều có cái hay và đẹp riêng và cả hai vị ấy đều tốt với con và mong con xuất gia với họ cả. Vấn đề là nếu con tu với vị A thì con cảm thấy sẽ có lỗi với vị B, hoặc ngược lại. Vậy bây giờ con có cần phải làm sao để ổn thoả. Con hiện tại cảm thấy thật khó xử. Kính mong Sư Ông giúp đỡ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2017

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Con tìm kiếm trên mạng, chưa có giải thích nào rõ ràng và dễ hiểu về "quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp".
Kính mong Thầy giảng dạy và cho ví dụ.
Thành kính cảm ơn Thầy.
Phạm Tầm Nguyên

Xem Câu Trả Lời »