loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 27-03-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy, liên tiếp hai ngày nay con quá an nhiên rỗng lặng, không có một sự gắng sức nào mà vẫn sáng suốt vui nhè nhẹ với thực tại đang là. Duyên nào đến con cũng ứng xử hài hòa thoải mái, chẳng có chuyện thích hay không thích, chỉ có niềm vui vui trải nghiệm cùng hiện tại. Nằm ngủ thì chỉ còn lại sự thảnh thơi, khi hôn trầm kéo tới từ từ con biết rồi... đi luôn! Nếu tỉnh giấc, vẫn hồn nhiên quan sát thân thọ tâm pháp, hôn trầm từ từ kéo tới con vẫn hay, sau đó làm thêm một giấc tới sáng. Con đã trãi nghiệm được thế nào là không có người đang quan sát, không có đối tượng để quan sát. Thưa, sau nhiều lần thân tâm sừng sững, con thấy tâm với thân không hai. Bây giờ là thân tâm nhẹ nhàng, tâm không bị thân hạn chế. Thầy chỉ dạy cho con. Con đảnh lễ Thầy. Kính.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2015

Câu hỏi:

Kính chào Sư Ông. Cho con hỏi 1 vấn đề là: Mỗi khi con ngồi tụng hay đọc kinh sách, lúc ban đầu thì thấy bình thường nhưng càng kéo dài thì con lại có cảm giác buồn ngủ, hay ngáp không. Xin Sư Ông hoan hỷ giải thích giùm con. Con xin cảm ơn. <p>
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, dạo gần đây con gặp một số khó khăn trong tu tập mà nguyên nhân không biết là do chủ quan hay khách quan, hôm nay con xin phép được chia sẻ mong được Thầy giúp đỡ. <p>

1. Con cảm thấy mình có biểu hiện trì trệ, xao lãng trong sự tu hành. Có lúc con đặt cho mình một chủ hướng rất rõ ràng và quyết tâm thực hiện nó. Nhưng đôi lúc con lại lơ là, mất phương hướng và không làm được như những gì mình nghĩ là cần phải làm. Giống như một người quyết định đi đến một nơi nào đó, họ bắt đầu đi nhưng trên đường lại nhìn thấy vườn hoa thật đẹp rồi ngừng lại khá lâu để ngắm nhìn mà quên đi dự định ban đầu của mình. Tệ hơn là mãi chạy theo những cánh bướm để rồi đi lùi lại thêm một quãng. Cũng có những lúc chợt nhớ ra và tự nhủ thôi để mai mình bắt đầu đi tiếp vẫn được. Cứ thế, thời gian cứ trôi nhanh, đích đến còn xa vời, mà người đó cứ loay hoay mãi với những dễ duôi của bản thân. <p>

Những lúc tỉnh ra như thế, con lại tự trách mình sao không thể tập trung, con cảm thấy xấu hổ vì nghe theo lời Thầy dạy, hiểu được lời dạy đó là đúng đắn nhưng lại không toàn tâm toàn ý làm theo mà tâm ý cứ mãi phóng dật, cứ nghĩ những chuyện đâu đâu, dính mắc theo cảm xúc của mình. <p>

2. Một vấn đề nữa là gần đây con không thích giao tiếp, nói chuyện với ai hết. Con thấy thoải mái khi im lặng một mình và khi bắt buộc phải tiếp chuyện một ai đó, con thấy miễn cưỡng, rất khó chịu. Đó có phải là bị trầm cảm không thưa Thầy?<p>

Con mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con phương pháp nào để con có thể buông xả và tập trung hơn, không còn xao lãng trong sự tu tập của mình, để thời gian không trôi qua một cách lãng phí, vô nghĩa như bây giờ, để không uổng phí sự tận tâm dạy bảo của Thầy. <p>
Con xin sám hối và xin Thầy chỉ dạy cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2015

Câu hỏi:

Thầy ạ, <p>
Sau gần một năm ẩn cư để tu tập, con đi rất nhiều Chùa để làm phước để tìm hiểu về cuộc sống tu tập trong Chùa, và đặc biệt nghe bài giảng của Thầy trong 6 tháng gần đây, con nhận ra những điều như sau: <p>
1. Ở đâu cũng có đau khổ và phiền não riêng, và mọi thứ đều có sự cộng sinh, nên mọi người, mọi vật đều nương tựa nhau để mà sống. Như con người cần khí Oxy và cây cần khí Carbonic. Đôi khi ưu điểm của người này là nhược điểm của người kia và ngược lại. <p>
2. Con ngộ thêm câu trên web trungtamhotong: về 3 hạng người tìm Đạo: <p>
- Người không hiểu Đạo thì sống trong đời <p>
- Người muốn hiểu Đạo thì vào sống trong Chùa, Thiền Viện, hay nơi hẻo lánh <p>
- Người đã hiểu Đạo thì lại trở ra mà sống với đời <p>

3. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng do tạo hóa ban tặng, nên không ai giống ai, vì vậy con không nên chỉnh sửa người khác theo ý mình, và con thấy ra “sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha” là điều giúp mình và người khác an vui. <p>

4. Cuộc đời là trường học, và mỗi sai lầm là một bài học, không bài học nào giống bài học nào. Lúc đầu con nghĩ là con ngộ ra như vậy là được rồi (giống như an phận với lớp 1), nhưng càng tu thì con thấy con càng cần học nhiều hơn nữa, và con thấy con nhạy hơn và thấy ra lỗi lầm của con sớm hơn để sửa đổi. <p>

5. Mỗi khi con làm sai “Thân, Khẩu, Ý” là Tâm con bất an, nên nó bắt con phải quay lại quá khứ để tìm thấy cái sai của con, và khi con thấy ra cái sai và sửa đổi thì Tâm con quay trở về thanh tịnh trong sáng. <p>

6. Hành thiền: con có sai lầm là mỗi khi hành thiền, con lại nghĩ về việc hành thiền đúng trong quá khứ để thiền trong hiện tại, và con hay chọn nơi thuận duyên để thiền, thiền cùng một đề mục, nên Tâm con trở nên nhàm chán, và đôi khi gặp nghịch duyên hay khi người khác kính động con là Tâm con phản ứng dữ dội và gây ra sai lầm trong suy nghĩ và lời nói, nhưng sau đó nhờ kịp thời phát hiện, nên con thấy ra cái sai mà sửa đổi, nên con kịp ngăn ngừa hành động sai, và sau đó Tâm con trở lại quân bình. <p>

7. Khi Tâm con thanh tịnh thì thấy các Pháp đều thanh tịnh, nên không có ai tốt, xấu mà chỉ có Tâm con thiện hay bất thiện thôi. <p>

8. Khi con trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thì con mới thấy ra “Vô Thường-Khổ-Vô Ngã” và trí tuệ mới phát sinh thật sự. <p>
9. Không phải ai cũng giống như con là dám đối diện và chấp nhận sự thật không vui, nên khi con nói sự thật mà làm người khác hiểu sai và buồn, thì con thà im lặng tốt hơn, vì để họ tự thấy ra sự thật và họ sửa đổi. Nên im lặng là vàng, nói là bạc… <p>

10. Đôi khi vì muốn giúp người này, nhưng con lại vô tình làm người kia buồn, nên vô tình con lại gieo thêm nhân bất thiện. Nên trước khi nói năng, suy nghĩ, hành động, con phải thận trọng, chú tâm, quan sát rất kỹ. <p>

Tóm lại, con thấy khám phá bản thân con là điều tuyệt vời nhất, nên con trở về trọn vẹn trong sáng với con. <p>

Con đã làm bài thi cuối lớp rồi, bây giờ con nhờ Thầy kiểm tra và cho điểm con nhé, và cho con biết là con được lên lớp không? <p>
Con cảm ơn Thầy và chúc Thầy an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2015

Câu hỏi:

Kính sư ông. Sư ông cho con xin hỏi. Thời đại bây giờ có nhiều người đồng tính. Họ có thể xuất gia không? Và họ có thể tu tập theo phương pháp của sư ông không? Nam-mô A-di-đà Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2015

Câu hỏi:

Chào Thầy, <p>
Thầy cho con hỏi, với những người hiến xác, ngay sau khi chết thì xác được chuyển vào bệnh viện, như vậy người nhà có phải làm đám ma và tụng niệm như có xác ở nhà hay là phải làm thế nào mới phải. <p>
Cám ơn thầy đã trả lời.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2015

Câu hỏi:

Kinh thua Thay,
Con xin co cau hoi: cau hoi cua mot ban dao goi cho Thay noi rang Thay se den San Jose vao ngay 9 va 10 thang 5? Con nghi chac ban viet nham vi con nghi Thay se o Calif tu ngay 1 den ngay 13 thang 4 thoi, khong phai thang 5. Xin Thay cho con biet ro.
Con xin kinh thu,
con Anh Pham

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2015

Câu hỏi:

Con vô tình đọc được câu chuyện trên mạng rất hay. Con muốn đóng góp cho mọi người cùng đọc. Con mong thầy chấp nhận.
Câu truyện có tựa đề là: <p>
Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc! <p>

Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy Bồ Tát ngồi trên Đài Sen nhận cúng bái của mọi người, anh ta vô cùng ngưỡng mộ. <p>
Kẻ lang thang nói: “Tôi có thể đổi chỗ ngồi với Người một lát không?”<p>
Bồ Tát trả lời: “Chỉ cần anh không mở miệng.”<p>
Kẻ lang thang ngồi lên Đài Sen. Trước mắt của anh là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến phần lớn là cầu điều này điều kia. Anh vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng.
Một ngày, một phú ông đến. Phú ông: “Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt.” Nói xong ông dập đầu, đứng dậy, ví tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát. <p>
Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói: “Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ.” Cầu xong ông dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên: “Bồ Tát quả thật hiển linh rồi.” Ông cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát. <p>
Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xin: “Cầu Bồ Tát ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng gió.” Đoạn dập đầu, đứng dậy, ông vừa muốn đi, lại bị phú ông túm chặt. Vì túi tiền, hai người đánh nhau túi bụi. Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền, mà ngư dân thì cảm thấy bị oan uổng không cách nào chịu đựng nổi. Kẻ lang thang không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to: “Dừng tay!” Rồi đem chân tướng nói ra cho họ. Tranh chấp nhờ đó mà đã yên. <p>
Lúc này Bồ Tát mới nói: “Ngươi cảm thấy làm vậy là đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang đi! Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân; người giàu không có cơ hội tu đức hạnh; người ngư dân ra biển gặp sóng gió chôn thân dưới đáy biển. Nếu ngươi không mở miệng, mạng sống người nhà kẻ nghèo kia được cứu; người giàu tốn chút tiền nhưng giúp người khác mà tích được đức; ngư dân cũng vì dây dưa không cách nào lên thuyền, tránh được mưa gió, có thể còn sống sót.” <p>
Kẻ lang thang im lặng ra khỏi chùa… <p>
Rất nhiều sự tình, nó thế nào, chính là như thế đó. Để nó tiến triển theo tự nhiên, kết quả sẽ tốt hơn. Khi đối mặt với sự việc, ai có thể biết rõ kết quả gì sẽ xảy ra chứ? <p>
Yên lặng theo dõi diễn biến, chính là một loại năng lực! <p>
Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc! <p>
Theo NTDTV. <p>
Biên dịch: Minh Quân, biên tập: Tuệ Minh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy! Đã lâu rồi con mới lại có câu hỏi và chia sẻ trình lên thầy. Con đang thực hiện mấy điểm thực hành như sau, xin thầy cho con ý kiến ạ: <p>
- Trong đời sống hàng ngày, không cần nỗ lực để thấy, vì chẳng cần nỗ lực thì nó vẫn tự thấy sự thật đang là. <p>
- Thận trọng nơi thân - miệng - ý (giữ giới) thì dễ trở về với pháp đang là hơn <p>
- Nhiều lúc con thấy tâm chuyển giữa trạng thái lặng lẽ - trong lành sang trạng thái động và ngược lại từ động trở về lặng lẽ.<p>

Trên đây là 3 điểm con mong thầy chỉ cho con tham cứu thêm ạ. Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, tối nay con ngồi thiền thì con cảm nhận được sự rỗng lặng 1 cách tự nhiên, trong tâm con hoàn toàn trống không, tánh biết chỉ còn nhận biết được sự thở thôi tâm hoàn toàn không còn tạo tác bất cứ điều gì theo ý đồ của bản ngã nữa. Tuy sự rỗng lặng này chỉ đến chớp nhoáng với con trong vòng 2,3 phút nhưng con cảm nhận được sự rỗng lặng đó. Con xin hỏi Thầy con nhận thấy rỗng lặng như vậy có đúng chưa Thầy. Khi tâm hoàn toàn rỗng lặng thì trong đầu con không con nói cái này cái kia gì hết. Con chỉ còn biết trạng thái thở ra vô đang diễn ra mà thôi. Con xin cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »