loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 19-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin lỗi, con ghi nhầm, bài 3A và 3B trong khóa giảng thứ 5 không có ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Một vị thiền sư đưa cây trượng lên và nói: "ai có cây trượng rồi ta cho một cái, ai không có cây trượng cho ta một cái." <p>
Con thực không hiểu đạo lý gì ở trong câu nói này. Thầy có thể nói con biết không? Hay cho con chút gợi ý thôi cũng được. Mong Thầy hoan hỉ ạ. Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin trình bày những điều con cảm nhận được sau thời gian lắng nghe và thực hành những lời dạy của Thầy. Con xin Thầy đọc và chỉ ra những thấy biết chưa đúng của con. Con xin cám ơn Thầy. <p>

"Đời sống là một dòng chảy mênh mông, rộng lớn, mang trong nó tất cả mọi hỉ, nộ, ái, ố của loài người... Con người sống trong dòng chảy đó, một là bị những hỉ nộ ái ố đó cuốn trôi theo mà không tự chủ được, hai là bị chúng làm cho bị ngăn lại, bị bế tắc ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Vậy làm thế nào để đừng bị cuốn trôi, cũng đừng bị tắc nghẽn, làm thế nào để có thể sống hài hòa với dòng sông cuộc đời - điều đó sẽ xảy ra khi con người có đủ lòng can đảm và sự nhẫn nại để học cách thấy ra những sự thật trong đời sống, những sự thật mà khi đã thấy ra rồi, con người sẽ thật sự cảm thấy mình được giải thoát - giải thoát ở đây, là giải thoát tâm hồn mình khỏi những khổ đau thường tình trong đời! <p>

Một nhà minh triết đã nói rằng, để có thể sống trong đời sống với một tâm hồn hài hòa, bình an thật sự, mỗi con người cần giống như một nghệ sĩ - nâng đàn lên, và biết so dây sao cho sợi dây đàn đừng quá chùng, cũng đừng quá căng, chùng quá thì không cất được tiếng đàn, mà căng quá thì dây đàn sẽ đứt - và rốt cuộc rồi cả cây đàn cũng không thể sử dụng. Đời sống của mỗi con người cũng vậy, cần phải học để thấy ra trung đạo - cái điểm giữa - cái điểm mà từ đó dây đàn không quá căng hoặc quá chùng. Vậy làm sao để học mà thấy ra cái điểm giữa đó? <p>

Ta sẽ mãi mãi muôn đời không bao giờ học được để thấy ra cái điểm giữa đó nếu ta không có cái can đảm sống với tất cả mọi mặt của đời sống. Lẽ thường, con người hay sống theo cảm xúc của mình, và chọn lựa hành động theo cảm xúc đó. Con người sẽ thường nắm bắt, níu giữ những gì mà họ yêu, thích - mà loại trừ, từ bỏ những điều mà họ căm ghét. Điều đó, trong một chừng mực nào đó có thể không sai, một người có thể thích một cái áo màu xanh, mà không thích chiếc áo màu hồng; người đó có thể chọn chiếc áo xanh mà không đau khổ gì cả, thậm chí rất vui! Tuy nhiên, sẽ ra sao nếu chiếc áo màu xanh thì được làm bằng chất liệu mà mình không thích, và ngược lại chiếc áo màu hồng thì lại được làm bằng cái chất liệu mà mình thích hơn. Khi đó, sự chọn lựa đã có thể khiến cho mình cảm thấy phân vân, chọn cái nào cũng thấy có niềm tiếc nuối. Chỉ với ví dụ đơn giản là một cái áo, cái mà ta có được toàn quyền chọn hoặc không, vậy mà khi chọn lựa đã có thể mang mầm mống của khổ đau. <p>
Vậy điều gì sẽ xảy ra với những điều lớn lao hơn mà cuộc đời đem lại, luôn luôn chúng là ngoài sự kiểm soát của ta, luôn luôn chúng là phức tạp, là đa diện, là có xấu, có tốt, nếu ta chấp nhận những cái tốt thì ta cũng phải chấp nhận những cái xấu của chúng. Có phải sẽ là phi lý, nếu ta cứ đòi hỏi những mặt tốt mà thôi, còn muốn loại trừ hoàn toàn những cái chưa tốt! Đây chính là một trong những sự thật của đời sống mà con người cần thấy ra! <p>
Vậy đó, khi gặp những điều bất như ý trong đời, con người thường đau khổ, và trong những thời khắc, những tình cảnh khiến ta đau khổ đó, ta thường chọn lựa cách trốn chạy, nhưng biết đâu rằng nếu ta không thấy ra được bản chất của đau khổ đó, nó sẽ lại xảy ra trong tương lai, không với đối tượng này thì với đối tượng khác, không trong tình huống này thì sẽ trong một tình huống khác, chỉ là bình mới mà rượu cũ, ta sẽ phải đối diện với chúng hoài cho đến khi ta học được bài học về tính đa diện của đời sống. <p>

Mà hơn nữa, khi ta chọn lựa sẽ sống cuộc sống thế này hay thế kia, tức là ta đã chặt chẻ cuộc sống ra thành nhiều mảnh, cứ sống mảnh này không được, ta lại bỏ chạy, chọn sống trong mảnh khác, cứ vậy ta cứ trôi lăn, và sống đời sống của ta một cách manh mún, để rồi cho đến cuối đời ta lại cảm thấy sao cuộc đời mình toàn là đau khổ, sao mà toàn là thất bại, sao mà cuộc đời mình không may mắn,... Mà thật ra, ta đã không nhận ra rằng chỉ cần ta thay đổi thái độ sống, rằng hoàn cảnh thế nào cũng không quan trọng bằng cách ta sống trong hoàn cảnh đó với một thái độ như thế nào, thì ta sẽ có thể sống cuộc đời ta một cách hoàn toàn hơn, trọn vẹn hơn, khi đó ta thưởng thức được cả những niềm vui và cả những nỗi buồn, khi đó cả nỗi buồn cũng có những vẻ đẹp riêng, một vẻ đẹp thâm trầm và sâu lắng - khi đó niềm vui, nỗi khổ, buồn rầu hay hân hoan cũng giống như những mùa của cuộc sống - xuân, hạ, thu, đông - ta đâu thể chọn lựa chỉ sống với mùa xuân vui tươi, mà không sống với mùa đông rét mướt, có phải thế không? Ta chỉ có thể sống với từng mùa và tìm cách làm thế nào để sống thích hợp với mùa đó, mùa xuân ta trồng trọt và mùa đông thì ta cần áo ấm, rồi thì biết đâu từ trong những điều kiện khắc nghiệt đó, ta không chỉ có thể tồn tại, mà còn có thể tìm ra những cách để tận hưởng nó - như cách mà con người đang tận hưởng mùa đông - trượt tuyết, trượt băng,... <p>

Vì cuộc đời này luôn là bất toàn như vậy, nên chúng ta, những con người, trong cái biết hữu hạn của mình, không bao giờ có thể trang bị đầy đủ để bản thân mãi mãi tránh được đau khổ!
Bởi thế, cũng có thể nói cuộc sống này là một cuộc phiêu lưu mỗi ngày, và sự sáng tạo cần được thực hiện trong từng khoảnh khắc... Và cũng bởi thế, mới nói rằng để sống được một cách bình an trong đời sống, ta cần có một sự can đảm và một nhẫn nại đến tận cùng. <p>
Bởi có can đảm ta mới dám phiêu lưu, phiêu lưu ở đây là dám dấn thân vào trong đau khổ - vào trong những điều bất như ý.
Và bởi có nhẫn nại, ta mới cho mình thời gian để đối diện với những niềm đau, nỗi khổ đó, với những điều mà trước đây ta từng nghĩ rằng, từng quan niệm rằng, từng khẳng định rằng ta sẽ không thể nào, hay không bao giờ chấp nhận,... Thế mà, khi có thể nhẫn nại để đối diện, quan sát một cách tỉ mẫn, ta lại chợt nhận ra những điểm để mà từ đó ta có thể sáng tạo ra những điều tốt đẹp hơn, và rồi có thể niềm vui lại có cơ hội nảy sinh... <p>
Phiêu lưu và sáng tạo bên trong chính tâm thức ta, mới thật sự là một sự phiêu lưu và sáng tạo đích thực; vì nó thật hơn là những cuộc phiêu lưu nhân tạo đến từ bên ngoài. Những cuộc phiêu lưu với các trò chơi mạo hiểm, thì dù sao ta cũng đã chuẩn bị tất cả những thiết bị an toàn để bảo toàn tính mệnh. Còn phiêu lưu với cuộc đời, ta sẽ không biết trước, không dự đoán trước được bất kỳ điều bất như ý nào, chúng có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào cơ mà, do vậy điều duy nhất ta có thể chuẩn bị cho mình chỉ là một tâm thế sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng đối diện và sẵn sàng sáng tạo, khi đó nỗi khổ bỗng dưng biến thành niềm hân hoan! Và khi đó cuộc sống, bản thân nó sẽ trở thành nguồn sáng tạo bất tận... <p>

Nhưng như thế nào là phiêu lưu vào tâm thức, làm thế nào để ta có đủ can đảm dấn thân vào khổ đau để học ra tính muôn mặt hay tính bất toàn của đời sống mà không bị nhấn chìm hay thả trôi cuộc đời vào đau khổ? Phiêu lưu vào tâm thức nghĩa là khi ta có thể nhẫn nại đối diện, quan sát, và đồng hành với những cảm xúc của ta trong thế giới tâm thức. Cách thông thường, ta cũng thường đối xử với cảm xúc của ta như đối với những vật ngoại thân - nghĩa là khi ta cảm thấy vui, thích, yêu, thương, thì ta muốn níu giữ, muốn những cảm giác tuyệt vời ấy kéo dài mãi mãi; còn khi ta cảm thấy buồn, cảm thấy đau, cảm thấy khổ, cảm thấy giận thì ta liền mau tìm cách thoát khỏi chúng, mau tìm cách chạy đến những nguồn vui, mà ít khi nào ta thử một lần dừng lại, cảm nhận thật sự, lắng nghe thật sự, quan sát thật sự để thấy ra niềm vui, nỗi khổ ấy khởi nguồn như thế nào, kéo dài và kết thúc ra sao... Khi ta thử phiêu lưu như vậy, với một sự thành thật với chính mình, ta sẽ dần nhận ra căn nguyên của tất cả những cảm xúc đó, ta cũng dần thấy được trước nay mình đã bị điều khiển bởi cảm xúc ra sao, hay nhìn rộng ra ta đã để hoàn cảnh bên ngoài tác động cảm xúc, rồi chính cảm xúc đó lại dẫn dắt ta. Nhận ra điều đó, ta cũng dần học được cách thoát khỏi sự dẫn dắt ấy, rồi thì ta sẽ có được sự trầm tĩnh trong tâm hồn. Nhìn cuộc đời với sự trầm tĩnh đó, ta sẽ nhìn nhận mọi điều một cách công tâm hơn, sẽ thấy ra những niềm tin sai lầm trước đây về cuộc đời, những niềm tin đã khiến mình khổ đau. Và rồi ta chợt cảm thông hơn, thấu hiểu hơn, yêu thương hơn với sự sống quanh mình... Một niềm vui bất tận, thâm trầm, sâu lắng chợt tỏa lan trong tâm hồn... Một niềm vui không bao giờ mất - bởi một lý do duy nhất: vì nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh!"

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2015

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật! Kính bạch Thầy, chúng con là Phật tử ở Hiền Như Tịnh Thất (Mỹ) xin cung thỉnh Thầy đến ban cho chúng con những bài pháp nhũ. <p>
Kính Thầy. Hiền Như Tịnh Thất.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2015

Câu hỏi:

Kinh thua Thay,
Con duoc biet la Thay se den Arizona vao ngay 13/4 roi sau do Thay se di tham quan thang canh chu khong ghe chua nao phai khong Thay? Khi nao co cho o nhat dinh xin Thay bao cho con biet de con tien viec sap xep den danh le Thay. Kinh chuc Thay luon khoe manh than tam an lac.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, <p>
Hôm nay con có một câu hỏi về việc tùy duyên thuận pháp xin nhờ thầy khai ngộ. Số là hôm nay trên đường đi làm, con nhìn thấy có một người thanh niên đang nằm bất động trên bãi cỏ ven đường, cạnh bên là một chiếc xe đạp cũng nằm ngã một phần trên người anh ta. Lúc ấy có rất nhiều người qua lại cả đi bộ lẫn đi xe, nhưng không ai ngó ngàng cả. Bản thân con lúc ấy rất khó xử, vì nửa muốn dừng lại xem anh ta có bị sao không, nửa lại sợ gặp đối tượng nguy hiểm lừa đảo hoặc một người nhậu nhẹt say xỉn, phần vì đang trễ giờ đi làm. Lúc đó, tâm con rất lúng túng không biết phải làm sao mới đúng với câu tùy duyên thuận pháp? Con nghĩ nhiều người trong xã hội hiện nay cũng có cùng tâm trạng với mình, vừa muốn giúp người, vừa lo sợ, đề phòng vì báo chí đã cảnh báo quá nhiều trường hợp lừa đảo. Như vậy, làm thế nào để thể hiện lòng thương người và giúp người cho đúng nghĩa? <p>
Con cảm ơn Sư!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2015

Câu hỏi:

Con xin đa tạ thầy đã chỉ cho con tìm ra chỗ sai và chỗ cần học. Con cũng bận nên hôm nay mới được đọc trả lời của thầy và tiếc là con chưa tìm thấy mười điều cản trở tuệ. Nhận thấy điều này không chỉ có lợi ích cho mình nên con xin làm phiền hỏi thêm là chính vì niệm Phật là thiền định con đang tầm tứ câu A-di-đà nay chuyển sang tầm tứ hơi thở và các duyên khác chứ chưa phải tuệ soi chiếu với tâm rỗng lặng mà tùy duyên thuận pháp. Có điều con thấy tùy duyên thuận pháp nó vẫn cứ còn năng quán sở quán và con thấy vậy rất khó vô ngã ở chỗ này. Mong thầy hoan hỷ chỉ bày. Con hoan hỷ đa tạ thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-03-2015

Câu hỏi:

Thầy kính! Con đọc thư ngày 16-3-2015 của một bạn đạo "tuy con chưa phải là người tốt hoàn toàn nhưng con vẫn tự hào mình là người lương thiện với tâm trong sạch không bị ô nhiễm và con mong được là đệ tử của Thầy, xin Thầy cho con Pháp Danh để con mãi nhớ người Thầy đã dẫn đường và khai sáng cho con", con cũng muốn xin Thầy cho con một pháp danh! Trước đây con muốn xin lâu rồi nhưng con chưa làm lễ qui y nên con không dám xin. Đã nhiều lần con định vào Bửu Long đảnh lễ và xin Thầy cho con qui y nhưng con chưa thu xếp được! Con cảm ơn Thầy, chúc Thây luôn mạnh khoẻ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Đầu thư con kính thăm sức khỏe của Thầy.
Thầy cho phép con hỏi: một người có nhiều tâm sân, có thể nào có trí tuệ trong Thiền được không ạ ?
Con xin kính thư!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Cách đây 1 năm, con có tham dự khoá Thiền định của dòng thiền Pa auk, lúc đó con có xin Pháp danh Pali do thiền sư hướng dẫn thiền, nhưng tâm trạng con lúc đó quá vọng đọng, luôn tham cầu tham đắc và bản ngã quá lớn. Sau thời gian học thiền định con như bị mất phương hướng trong cuộc sống, cứ muốn sống trên các cõi trời, muốn đắc quả này quả kia, mà không lượng sức mình. Cũng may phước lành trổ quả, nhân duyên hội đủ con được gặp Thầy, nhờ sự chỉ dạy tận tình, cặn kẽ của Thầy mà con đã dần dần tự tháo gỡ những vướng mắc, trói buộc gặp phải trong cuộc sống, gia đình, công việc cũng như con đường tu hành của con được thực tế hơn, và giờ đây con rất thoải mái tinh thần, tâm thấy biết rõ ràng mọi suy nghĩ, hành động của mình. Biết được tác ý thiện và bất thiện. Công việc của con là kinh doanh, đôi lúc vẫn có khởi tham, sân, si, tự ngã xảy ra nhưng con biết được mình nên làm gì và không làm gì để tránh những việc bất thiện, tránh gây bất lợi cho mình và người khác. Con thấy những tập khí lâu đời của mình còn rất nhiều, khi gặp nghịch cảnh thì sân si nó hiện ra, gặp thuận cảnh thì tham si nổi lên nhưng nhờ định tĩnh trong sáng nên con mới thấy được tập khí đó, khi thấy ra nó thì nó tự giảm bớt, có lúc con thấy những tập khí xuất hiện rất rõ ràng và cũng có lúc rất vi tế, nó ẩn danh dưới lớp vỏ thiện pháp. <p>
Bản tính con trực tính, lúc trước nói năng không suy nghĩ thường lỡ lời và gây sự khó chịu và tranh cãi cho người đối diện. Bây giờ con ít bộc phát như lúc trước, con thận trọng trước khi nói và cũng nhận ra sau khi nói con làm người khác khó chịu. Người thân, chồng con, nhân viên cảm nhận sự nhẹ nhàng, dễ chịu khi ở bên con, lửa sân bây giờ cũng giảm nhiều. Con học được pháp sống "tuỳ duyên thuận pháp, vô ngã vị tha" theo sự hướng dẫn của Thầy nên con thấy mình uyển chuyển linh động trong mọi mặt của cuộc sống, không còn cứng nhắc khuôn khổ phải là, sẽ là như trước đây, dẹp bỏ sự cầu toàn, khuôn mẫu mà nó làm con sân si khó chịu. Mọi chuyện nhẹ nhàng đến rồi đi như nó là. <p>
Đây là sự thay đổi lớn mà con nhận thấy sau khi được Thầy khai thị, được nghe pháp Thầy, được đọc sách Thầy và được đọc Hỏi đáp của Thầy mỗi ngày con như được thấm nhuần giáo pháp lời hay ý đẹp của Thầy vào tư tưởng và hành động của con, tuy con chưa phải là người tốt hoàn toàn nhưng con vẫn tự hào mình là người lương thiện với tâm trong sạch không bị ô nhiễm và con mong được là đệ tử của Thầy, xin Thầy cho con Pháp Danh để con mãi nhớ người Thầy đã dẫn đường và khai sáng cho con. Hôm lễ Đầu Đà con đến hơi trễ nên không kip dự lễ Quy y Tam Bảo, nhưng gia đình con vẫn được nghe Thầy giảng pháp. Con kính chúc Thầy sức khoẻ thật tốt để tiếp tục khai sáng cho hàng đệ tử u mê chúng con. <p>
Con xin đảnh lễ Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »