Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 15-04-2022
Câu hỏi:
Kính bạch sư ông
Trên đời liệu rằng cứ phải sống có mục đích mới là đáng sống ạ? Phải làm được điều gì đó cho bản thân cho gia đình và xã hội mới là cuộc sống ý nghĩa phải không ạ? Năm nay con ba mươi tuổi rồi con vẫn làm nhân viên bình thường và chưa lập gia đình. Về công việc, cuộc sống con không có gì nổi bật. Hễ có ai đó hỏi con về dự định hay kế hoạch gì cho tương lại con cảm thấy rất ngại và tự ti vì con không có mục đích hay kế hoạch gì đặc biệt cả. Con cứ kệ mọi thứ tuỳ duyên. Con không quá nỗ lực phấn đấu. Không có hoài bão hay đam mê gì cả. Trước kia con cũng thấy sống giản dị bình thường như vậy cũng an vui. Nhưng khi xung quanh con mọi người ai ai cũng thay đổi con lại cảm thấy tự ti. Xin sư ông chỉ dạy cho con đã sai ở đâu ạ? Là do nhận thức của con chưa đúng hay sao mà con vẫn cứ phân vân do dự về cách sống của mình như vậy ạ?
Con thành kính tri ân sư ông và kính mong sư ông mạnh khoẻ ạ
Ngày gửi: 15-04-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ sư Ông,
Con có câu hỏi này ạ: Có phải khi buông lung là Tâm là hướng ra ngoài phải không ạ? Và bản ngã hay những xung lực bên trong chính cái thân tâm ngũ uẩn này là hiện hữu của nghiệp lực và chính nó cũng kéo mình ra bên ngoài phải không ạ? Trong một lúc con quan sát ngay trong những việc làm hàng ngày của bản thân, thì ngay đó ý niệm về nghiệp lực - một lực con cảm nhận rất mạnh- chính nó là cái thể hiện ngay trên thân và tâm này, những lực đó vô hình và ẩn sâu, đôi lúc con thấy chính mình rất xấu xa và bất giác giật mình với những ý niệm đó, những lực đó thể hiện ra bên ngoài qua ý nghĩ, và đôi khi cả hành động vô thức ngay đó con cảnh giác với nó. Nhưng có phải những điều ẩn tàng đó khởi lên là để cho chính mình nhận ra và tập luyện sự kiên nhẫn và từ ái với chính thân tâm này.
Con biết ơn sư Ông đã chỉ dạy chúng con ạ.
Ngày gửi: 15-04-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy!
Thế nào là pháp vốn bình đẳng? Thầy khai thị cho tâm con bớt ngã mạn so sánh cao thấp, hơn thua... ạ
Ngày gửi: 15-04-2022
Câu hỏi:
CON CHÀO THẦY.
CON ĐỌC BÀI THƠ KỆ: "VÔ TỰ KINH" CỦA THẦY, CON THẤY HAY QUÁ NÊN CON MƯỢN 2 CÂU THƠ ĐẦU TRONG BÀI THƠ CỦA THẦY, ĐỂ LÀM BÀI THƠ THEO CẢM NHẬN CỦA RIÊNG CON NHƯ SAU:
ĐỌC KINH VÔ TỰ, KHỎI LO ÂU
CHỮ NGHĨA, VĂN HOA CHỈ KHỔ SẦU
NẾU BIẾT TẠI ĐÂY, TÂM RỖNG LẶNG
BẤY GIỜ! TÁNH BIẾT MỚI THÂM SÂU.
XIN THẦY CHỈ DẠY THÊM CHO CON, CON XIN CẢM ƠN THẦY.
Ngày gửi: 14-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông,
1/ Sư Ông cho con ví dụ như thế nào là trở về thực tại trong cái bản ngã điều khiển và trở về thực tại trong vô ngã.
2/ Con có ý muốn cho con trai mình khi lớn xuất gia hoặc có duyên với Chánh pháp, mặc dù không biết rằng bé có hợp cách hay không hoặc có căn duyên hay không. Thì cái ý muốn đó có phải là tâm hành tham không ạ?
Con xin cảm ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 14-04-2022
Câu hỏi:
Con xin cung kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy!
Ngàn lời không nói hết được lòng tôn kính và biết ơn của con gửi tới Thầy.
Có lẽ trên đời này không có một người Thầy thứ 2 có đủ nhẫn nại đọc từng lá thư, hiểu thấu tâm tư của học trò như thế. Thầy đã nhẫn nại, cần mẫn sửa từng câu, từng lời văn, từng ý thơ vụng về, non nớt giúp chúng con, toát lên ý chúng con muốn diễn đạt nhưng không hề can thiệp vào hàm ý nội dung cốt lõi.
Và với tấm lòng từ vô lượng, Người đã khen ngợi chúng con như một cách động viên hãy cố lên.
Thưa Thầy! Lời khen ngợi, động viên của Thầy khiến con vô cùng cảm động và biết ơn nhưng con không dám lơ là, chủ quan... Con đã ngay lập tức theo dõi cái tâm hân hoan, xúc động ấy của con khi đọc câu trả lời Thầy gửi.
Để đảm bảo rằng trạng thái tâm ấy, được quan sát cẩn thận, tỉ mỉ. Con đã thấy tiến trình sinh diệt của nó và để chắc chắn rằng không có một cái: tự hào, ngã mạn, ảo tưởng sai lầm... nào được phép sinh khởi. Trạng thái ấy chỉ đơn giản là 1 trạng thái tâm hân hoan khi trong quá trình tu học của mình có được 1 cái thấy biết mà được Thầy xác nhận là đúng (đúng hướng). Đó là cơ sở, là nền tảng quan trọng cho hành trình tu học của con.
Khi con thận trọng, chú tâm quan sát, nhưng vẫn mềm mại, thả lỏng, chỉ ứng ra vừa đủ. Quả thật nó đã diễn ra và dừng lại theo chiều hướng ấy.
Phước báu cho con đời kiếp này có duyên lành: được nghe, được hiểu và được hành theo lời Thầy chỉ dạy.
Con xin nguyện muôn kiếp sau dù sinh ra nơi đâu cũng một lòng tiến tu trên con đường giác ngộ, giải thoát, theo lời Phật, lời Thầy đã dạy.
Con vô vàn biết ơn và kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe ạ.
Con Thanh Tịnh Từ
Ngày gửi: 14-04-2022
Câu hỏi:
Bạch Thầy! Con kính mong Thầy giảng thêm cho con hiểu về tiến trình và mức độ tâm ạ! Con kính tri ân Thầy ạ!
Ngày gửi: 14-04-2022
Câu hỏi:
Còn chào Thầy ạ!
Thầy cho con hỏi Tính, Tướng, Thể, Dụng của tâm ạ? Con chân thành cảm ơn Thầy ạ.
Ngày gửi: 14-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,
Con mong gặp thầy từ lâu để được thầy dạy dỗ trực tiếp. Nay là thời điểm thuận tiện, con xin phép vào chùa Bửu Long gặp thầy và làm công quả tại chùa một thời gian có được không ạ? Thầy cho con hỏi từ thứ hai tuần sau (ngày 18/4) trở đi, thầy có thời gian rảnh vào bất kể ngày nào cho con được đến diện kiến thầy ạ? Nếu cần liên hệ với ai thì thầy cho con xin số điện thoại để con gọi trước khi đến ạ. Con xin cảm ơn thầy và mong được sớm gặp thầy.
Ngày gửi: 14-04-2022
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ Thầy ạ!
Nếu hai chúng con vốn đã định sẵn không có kết quả, vậy tại sao lại an bài cho chúng con gặp gỡ nhau thưa Thầy? Kính thưa Thầy, con có nên dùng một cái sai này để sửa một cái sai khác không ạ?
Con chúc Thầy nhiều sức khỏe. Con cảm ơn Thầy.