Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 11-06-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con có duyên được nghe và học tập những lời chia sẻ của Thầy, con thấy rất hay và có được nhiều lợi ích.<p>
Bạch Thầy! Con là một người có tu học và cũng có nghe nhiều như người xưa thường gọi là "Đa Văn", nhưng có vài điều thâm sâu trong giáo pháp con muốn được lắng nghe và học tập từ chánh kiến nơi Thầy. Kính mong Thầy hoan hỷ!<p>
1) Câu hỏi về Tăng Bảo: <p>
Kinh tạng Pali thường viết rằng "Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn, tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời." (http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-0507.htm)<p>
Ở đây, danh tự "bốn đôi tám chúng" thường được một số quý Thầy hay một số Luận giảng giải rằng:<p>
+ Dự Lưu đạo/ Dự Lưu quả /
+ Nhất Lai đạo / Nhất Lai quả /
+ Bất Lai đạo / Bất Lai quả /
+ A-la-hán đạo / A-la-hán quả <p>
Như vậy, nếu tính theo từng cặp thì gọi là "Bốn Đôi" và tính theo riêng lẻ thì gọi là "Tám Chúng", nhưng khi đối chiếu với lời Phật dạy trong Kinh như trên thì con thấy không đúng. <p>
Theo con hiểu lời Phật dạy trong Kinh như trên thì "Bốn đôi Tám chúng" là chỉ cho Tăng Bảo, những vị đã Xuất Gia và thọ lãnh đầy đủ Cụ Túc giới (Patimokkha); chỉ những vị này mới đầy đủ phẩm mạo và đức hạnh để làm vị thầy mô phạm cho chúng sinh noi theo và học tập. Như vậy, "Bốn đôi Tám chúng" ở đây là chỉ cho hai hàng đã Xuất gia đó là: Tỷ-kheo và Tỷ-kheo Ni chứ không chỉ cho 4 Quả chứng Sa-môn, vì theo Kinh văn thì hàng Cư sĩ Tại gia cũng có thể chứng các quả Thánh đầu tiên (vượt xa so với hàng phàm phu) nhưng không được xem là Tăng Bảo để thọ nhận đảnh lễ, cúng dường của bá tánh).<p>
Diễn giải đầy đủ thì hàng Tỷ-kheo có đầy đủ 4 Hạnh: Diệu hạnh, Trực hạnh, Ứng Lý hạnh và Chơn Chánh hạnh và Tỷ-kheo Ni cũng đầy đủ 4 Hạnh: Diệu hạnh, Trực hạnh, Ứng Lý hạnh và Chơn Chánh hạnh. <p>
Như vậy, "Bốn đôi Tám Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng tôn trọng, đáng cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời" tương ưng với ý nghĩa Kinh Văn.<p>
Kính bạch Thầy! Xin Thầy cho ý kiến về Pháp học của con.<p>
2) Câu hỏi về Giới Luật:<p>
Kính Bạch Thầy! Theo như con biết thì Giới Bổn mà Phật dạy không cho phép các vị Tỷ-kheo đã xuất gia "múa hát và xem múa hát" nhưng không cấm đối với hàng Tại gia (ngoại trừ các ngày thọ Bát Quan Trai và từ hàng Sa-di thọ đủ 10 Giới là đã cấm tuyệt điều này). Nhưng trong quá trình hành Pháp và hoằng Pháp hiện nay, con thấy Quý Thầy cũng tham gia "quá nhiều" vào các lễ hội ca múa nhạc, đặc biệt là các ngày lễ lớn như Vu Lan hay Phật Đản vừa qua... Như vậy sẽ tạo nên nhiều bất tiện hoặc đôi khi là những sự cố ảnh hướng đến hình ảnh Trang Nghiêm và Thanh Tịnh của Tăng Già. <p>
Như vậy, "không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin và không tăng trưởng niềm tin của những người đã có đức tin".<p>
Kính bạch Thầy! Có cách nào để "dung hòa" giữa việc hoằng Pháp lợi sinh mà vẫn giữ gìn vẹn toàn Giới Pháp của chư Phật? Đây cũng là nỗi băn khoăn của những người chưa đủ duyên Xuất Gia như con và hết lòng lo cho vận mệnh của Chánh Pháp.<p>
Kính chúc Thầy Pháp thể khinh an - Chúng Sinh dị độ!
Ngày gửi: 11-06-2013
Câu hỏi:
Kinh thưa Thầy, sức khỏe con không tốt, nên sau 1 ngày làm việc là con rất mệt mỏi và buồn ngủ, nên con thường ngồi thiền sau khi đi làm về để phục hồi lại sinh lực. <p>
Con thường ngồi kiểu kiết già vì con ngồi vững ở tư thế này và không còn thấy bị đau, tê chân. Thỉnh thoảng, khi ngồi thiền, con thấy toàn thân con bi rung lắc xoay vòng, từ nhẹ lên mạnh và có khi bị té ngửa ra đằng sau. Lúc suýt té thì con mới tỉnh lại. Con không biết do con bị gì mà dẫn đến việc rung lắc đến nổi té ngửa như thế ạ. Xin Thầy chỉ dạy. Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 10-06-2013
Câu hỏi:
Thi thoảng con có thấy thầy trả lời mục vấn đáp bằng thơ, con rất thích. Con gửi thầy bài này, viết đã vài năm trước, khi con vừa tập tễnh tìm đọc Phật pháp. Xin Thầy đọc vui thôi. <p>
Tôi<p>
thưa rằng – là gió là mây<p>
là mưa là nắng là cây là cành<p>
là hoa lá nở trên nhành<p>
chim ca, bướm lượn, nhập nhằng đàn ong<p>
xuân rồi hạ đến thu đông<p>
đêm nằm mộng mị, ngày thong dong đời<p>
là im lặng giữa muôn lời<p>
cuồng ngôn rồi lặng thinh cười cùng không<p>
không là không có là không<p>
là không vạn nẻo ngoài trong vạn tình<p>
là không bóng, cũng không hình<p>
như lai – khởi diệt – tử sinh – vô thường.
Ngày gửi: 10-06-2013
Câu hỏi:
Con thành kính tri ân Thầy đã dành thời gian quý báu để trả lời thắc mắc của con. Hình ảnh ví dụ về cây đèn pin minh hoạ cho chánh niệm và tỉnh giác thật hay thưa Thầy. Con đã hiểu rồi!
Ngày gửi: 10-06-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, nếu mình chấp chặt vào 1 quan niệm, quan điểm thì điều đó sẽ làm mình đau khổ. Trước khi học Phật Pháp, con giữ khư khư 1 số quan điểm, rồi cho rằng đó là mình. Và con đã bị 1 trận đau khổ khi có người không chấp nhận quan điểm giống con. Mãi 1 thời gian con mới buông bớt. <p>
Khi gặp Phật Pháp, con tiếp thu, nhưng có vẻ con hơi cứng nhắc và nguyên tắc trong việc học Phật Pháp. Con thấy có gì đó chưa ổn. Nhưng đó chỉ là cảm giác, con chưa thực sự "thấy" được vấn đề. "Một phần nào đó" trong con cứ tìm kiếm "1 thứ gì đó" để bám chấp vào như là 1 chỗ tựa vững chắc.
Ngày gửi: 09-06-2013
Câu hỏi:
Đi, đứng, nằm, ngồi, cười, khóc, suy nghĩ, v.v... Mỗi một thứ khi trả về tính tự nhiên của nó thì tâm cũng trong lành. Khi mình buông được, có mặt với hiện tại, với một tình thương không mong cầu, thì mọi thứ sẽ thênh thang, tự tại.<p>
Hôm kia, tình cờ con đọc trong thư viện một bài giảng của thầy về tình yêu - Cái gọi là món hàng trao đổi, cái bản ngã, và cái gọi là tình yêu thật sự. Con chợt hiểu ra - hiểu thêm về mình - không chỉ tình yêu nam nữ, mà là tất cả, và vì sao tâm mình có lúc vật vã khổ đau.<p>
Khi buông với một tình thương không bản ngã thì tình thương đó không mất đi, mà nó trở nên trong sáng, thênh thang, nhẹ nhàng. Cảm ơn bài giảng của thầy.
Ngày gửi: 09-06-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, trong câu hỏi lần trước, thầy có trả lời con là: "Con bị ảnh hưởng quan niệm nào đó của một số Tông môn Phật giáo rồi. Con nói "thân tứ đại không có thật", "bản thân mình là ai"... mà lại sợ cả việc tính tiền thịt, mới là lạ! Vậy ai sợ? Ai muốn nghỉ việc? Ai thấy thịt là có thật? Đừng học đạo theo quan niệm hay Tông môn nào cả, cứ nhìn vào thực tế của đời sống đi con. Chúc con thấy ra "chính mình" là gì."<p>
Con chưa thực sự hiểu lắm! Theo câu trả lời của thầy, con cảm thấy giống như mình đang có 1 sự mâu thuẫn. Thầy có thể khai mở giúp con không? Con không trả lời được những câu hỏi thầy đặt ngược lại cho con. Con cũng chưa hiểu "quan niệm, Tông môn mà con bị ảnh hưởng" là gì?
Ngày gửi: 09-06-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Đầu thư, con xin được vấn an Thầy ạ!<p>
Gần đây con đọc lại ba cuốn "Sống trong thực tại" và "Thực tại hiện tiền", "Lá thư Thầy" con thấy và hiểu ra nhiều điều sâu sắc mà trước đây con chỉ hiểu phần nào. Con nhận ra đây là cốt tủy của Đạo Phật và là tâm huyết cả một đời tu tập của Thầy. Con thích nhất là bài giảng về ngũ uẩn và sự tạo thành ngũ uẩn. Những hiểu biết này đã giúp con thấy ra và không bị một số tham ái "khó" chi phối. Con rất biết ơn Thầy đã khai sáng cho con, nhất là vấn đề phải thấy ra bản ngã và buông bản ngã mới là con đường tu tập đúng. <p>
Thưa Thầy, trưa nay con bị ngất do một cơn đau bụng bên ngoài nhà vệ sinh. Trong khoảng khắc bị ngã, con thấy ý thức không hề làm chủ được tình huống, con thấy trong tâm lúc đó cũng không có một phản ứng nào cả. Rất nhanh, con tỉnh dậy và thấy mình nằm trên sàn nhà. Lúc đó con đứng dậy và vào nhà vệ sinh, con thấy trong tâm bắt đầu có phán đoán, suy nghĩ về sự việc vừa xảy ra. Con xin hỏi Thầy là tâm hay biết khoảnh khắc lúc con đang bị ngất có phải là tánh biết không Thầy? <p>
Xin Thầy từ bi khai sáng cho con. Con xin cảm ơn Thầy và chúc Thầy khỏe mạnh trên đường hoằng pháp.
Ngày gửi: 09-06-2013
Câu hỏi:
Bạch Thầy, con ở Tân Thuận Quận 7 TP.HCM, là ba của TT trường Cao Đẳng Bách Việt. T vừa mới cho con biết Email của Thầy nên con rất hoan hỷ mong được Thầy chỉ dẫn cho con trên con đường tu tập. Hiện nay con rất ít đi chùa vì con bị bệnh thần kinh tọa, viêm tĩnh mạch nên đi hơi yếu, ngoại trừ khi nào T đi thì con mới đi theo được. Rất mong được Thầy giúp đỡ.
Ngày gửi: 09-06-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con đã thọ bồ tát giới năm 2012 và đã ăn chay trường được 1 năm sau đó con bị bịnh lao phổi nên không thể ăn chay được vì phải chích và uống quá nhiều thuốc.<p>
Theo tư vấn của bác sĩ con đã bị bịnh này lần thứ 2 (vì năm 1978 con đã bị một lần), nếu tiếp tục để sức khỏe xuống dốc thì con không thể điều trị nữa ở lần thứ 3.<p>
Điều con muốn hỏi là không trường chay mà chỉ ăn chay tháng 10 ngày vậy con có bị phạm giới không? Con phải làm sao đây Thầy? Kính mong Thầy chỉ dây cho con.