loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-09-2012

Câu hỏi:

Mô Phật, con kính bạch Thầy, có một chuyện làm cho con trăn trở trong lòng lắm, con muốn xin được sư ông chỉ dạy.<p>
Thưa Thầy, con có hai người em ở Mỹ, đều đã hơn 30 tuổi. Cuộc sống tụi nó khó khăn lắm, phải vừa học vừa làm, nhưng lại có tâm tu nhiều lắm. Tụi nó ra chợ mà thấy cá còn tươi sống là tụi nó ráng mua cho hết, không bỏ lại con nào để đem đi phóng sanh, rồi sau đó là hết sạch tiền, phải ăn cháo với muối. Nhưng bên Mỹ, muốn phóng sanh phải đi thả trong hồ một cách lén lút, nếu cảnh sát bắt được sẽ phạt tiền cả ngàn đô, có khi tụi nó thả cá mà sợ cảnh sát phải bỏ chạy hụt hơi. Vừa mua cá hết tiền phải ăn cháo với muối, vừa đi thả lén lút cảnh sát như vậy. Con thấy bất ổn lắm. Nhưng con không biết khuyên tụi nó như thế nào bây giờ. Con cúi xin Thầy chỉ dạy cho con. Con xin kính đảnh lễ Thầy.<p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2012

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy! Dạ thưa Thầy cho con hỏi, con đang trải qua một trạng thái nhờ Thầy chỉ dạy cho con được rõ. <p>
Nó như thế này: thỉnh thoảng ai đó nói chuyện với con nhưng con không theo kịp, tức là nghe rõ từng từ một như bình thường để nối thành một câu và từ câu đó mình hiểu ý nghĩa và mình sẽ trả lời lại. Nhưng một lúc sau rất nhanh có thể nói là trong khoảnh khắc con hiểu được họ nói gì. Không biết đây có thể gọi là tánh biết không thưa Thầy hay là một cái gì khác? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con được rõ. Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2012

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy.<p>
Kính bạch thầy, con nghe danh thầy từ lâu, nhưng con chưa đủ phước duyên được gặp thầy, con mong ước sẽ có lần được gặp thầy ạ.<p>
Dạ thưa thầy, con bước đầu học tu thiền nên có một số vấn đề con chưa hiểu ạ, con xin thầy giải đáp giúp con. <p>
"Khi con nhìn cảnh vật thì mọi thứ cứ trôi đi, cứ trôi đi trước mắt con mà tâm con không dính mắc vào các cảnh đó, cũng có khi con nhìn các hoạt động của mọi người làm việc thì con thấy các hoạt động đó không dính dáng gì đến mình hết, mà thậm chí các hoạt động đó diễn ra như một con rối trước mắt con. Khi con nhìn một lúc lâu như vậy thì trong người con có cảm giác rất lạ, và cảm giác này diễn ra rất mạnh, và khi con dừng lại không nhìn mạnh mẽ nữa thì cảm giác đó không còn nữa". Như vậy thì con tu có đúng không ạ? Và cái cảm giác đó nó là gì ạ? Con có nên tiếp tục thực hành như thế nữa không ạ? Dạ thưa thầy, con xin thầy tháo gỡ băn khoăn này giúp con. Con xin cảm ơn thầy. <p>
Con xin chúc thầy mạnh khỏe, tuệ giác sáng ngời. <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2012

Câu hỏi:

Thầy Kính, <p>
Thật là nhiệm mầu khi hôm nay con được nghe lá thư 22, trong tập "Thư Thầy Trò", nỗi lòng của chị Minh Nguyên sao giống như tâm trạng của con quá Thầy ơi, và lời khuyên của thầy đối với chị ấy mà con tưởng chừng như Thầy đang khuyên nhủ chính con vậy, con như được tắm mát pháp mầu hơn nữa, từng lời, từng ý thấm thía vô cùng, không ngăn cách, giới hạn, thật lạ lùng, thật là:<p>
Hạnh phúc biết bao,<p>
Cảm giác được sẻ chia, thông cảm<p>
Dù có ở cách xa mấy dặm trường<p>
Và như thế<p>
Ta thấy đời vẫn đẹp<p>
Dù bão giông vẫn vây bủa không ngừng...<p>
Kính chúc Thầy thân tâm thường an lạc. <p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2012

Câu hỏi:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. <p>
Kính bạch Hòa thượng,<p>
Con đã đọc qua câu của Mạnh Tử là: "Trắc ẩn chi tâm, nhân giai hữu chi, tu ác chi tâm, nhân giai hữu chi, cung kính chi tâm, nhân giai hữu chi, thị phi chi tâm, nhân giai hữu chi. Trắc ẩn chi tâm, nhân dã, tu ác chi tâm, nghĩa dã, cung kính chi tâm, lễ dã, thị phi chi tâm, trí dã. Nhân-nghĩa-lễ-trí, phi do ngoại thước ngã dã, ngã cố hữu chi dã, phất tư nhĩ hỷ" (tạm dịch: Lòng trắc ẩn ai cũng đều có. Lòng cung kính, ai cũng đều có. Tâm biết phân biệt thị phi, ai cũng đều có. Lòng trắc ẩn là Nhân, lòng thẹn với điều ác là Nghĩa, lòng cung kính là Lễ. Tâm phân biệt rõ thị phi là Trí. Nhân-nghĩa-lễ-trí, không phải do bên ngoài rèn luyện ta, ta vốn đã có chúng, không cần phải suy nghĩ).<p>
Tuân Tử lại nói: "Bất khả học, bất khả sự nhi tại nhân giả, vị chi tính, khả học nhi năng, khả sự nhi thành chi tại nhân giả, vị chi ngụy, thị tính ngụy chi phân dã" (tạm dịch: cái gì mà con người không thể học, không thể làm thì gọi là tính. Cái gì con người có thể học mà biết, có thể làm mà thành tựu thì gọi là ngụy tạo).<p>
Qua 2 câu này con có chỗ chưa hiểu hết ý nghĩa, nhưng con cũng xin trình bày chỗ hạn hẹp của con. Kính trình lên Hòa thượng, cầu mong Thầy khai tâm mở trí cho con.<p>
1) Con nghĩ rằng: Tính người giống như nước, thiện ác tùy theo vật (hoặc cảnh) mà thay đổi, như thể nước gặp sao theo vậy, bản thân người không có gì gọi là thuộc tính thiện - ác. Nước có lúc chảy bên trong, có khi chảy ra ngoài. Đây là do đặc trưng tự thân của nước là chảy xuống... chỉ là thay đổi hành vi, thái độ của nước, chớ hoàn toàn không thay đổi bản tính của nước. Do đó, sự hướng thiện của con người giống như nước chảy xuôi, thuộc tính của nó không hề thay đổi. Cũng như thuộc tính của con người vốn không thiện, không ác. Nhưng do (Vô minh) hoàn cảnh bên ngoài mà thay đổi. Như mây mù trôi qua thì ánh sáng mặt trời sẽ tự nhiên ló dạng.<p>
2) Con có hành trì theo pháp của Hòa thượng dạy: Tham, sân, si... chỉ là những trạng thái xuất phát từ thái độ của tâm. Quan trọng là thấy ra pháp đang vận hành ngay tại đây và bây giờ, như sân thì thấy sân, có thay đổi chăng là thay đổi thái độ nhận thức và hành vi của bản thân mà thôi. <p>
Con nghĩ rằng kiến thức cũng chỉ là vay mượn bên ngoài. Nhưng đây là suy nghĩ của con khi đã thực hành pháp mà Hòa thượng đã dạy. Con kính mong Thầy từ bi chỉ ra cho con thấy cái hiểu của con qua lời dạy của Cổ đức và qua ví dụ trên có đúng không? <p>
Con xin tri ân và kính chúc Hòa thượng Pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-09-2012

Câu hỏi:

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Sư Ông ạ
Kính mong Sư Ông hoan hỷ chỉ giùm cho con hiểu biết được trên một sự việc, một hành động, một thái độ hay một trạng thái đâu là nhân, đâu là quả? Nhận biết được nhân quả rồi, con nên có thái độ và trạng thái như thế nào để điều chỉnh hành vi và nhận thức theo tùy duyên thuận pháp ạ?
Con đem hết lòng thành kính biết ơn Sư Ông ạ!
Mettatrieu

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2012

Câu hỏi:

Xin Su giảng cho: Bảy tài sản: Tín, giới, tàm, quý, văn, thí, tuệ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2012

Câu hỏi:

Con xin chào Sư Ông ạ!
Kính mong Sư Ông giải giảng cho con hiểu về một niềm tin trong sạch nơi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. <p>
1. Như thế nào được gọi là niềm tin trong sạch ạ? <p>
2. Làm như thế nào có được niềm tin trong sạch đó ạ? <p>
3. Niềm tin và Đức tin có khác nhau không ạ? Nếu có khác nhau thì khác nhau ở những điểm nào ạ? <p>
4. Ý nghĩa của sức mạnh niềm tin ạ?<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2012

Câu hỏi:

Thầy Kính, xin Thầy gíup con giải tỏa chút "trăn trở" nầy, con xin cám ơn Thầy: nếu vì còn "vay trả" nghiệp quả trong đời sống, con tuy muốn xuất gia nhưng không thể nào thực hiện được, nhưng nếu một ngày nào đó con vì bịnh mà sắp chết, trong lúc đó con có thể xin xuất gia, để đoạn lìa, buông xả tất cả trước khi ra đi, nguyện theo dấu chân Phật ở kiếp sau và mãi mãi, Thưa Thầy như vậy có đúng tuỳ duyên, thuận pháp?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Thầy giảng quán thân thọ tâm pháp là phải sống với nó chứ không phải là có cái ta đứng ngoài quan sát nó. Xin Thầy giải thích và cho ví dụ cụ thể cho con dễ hiểu.

Xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »