loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-02-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Trong nhiều bài giảng của thầy nhắc đến Tuỳ duyên Thuận pháp Vô ngã Vị tha. Con Vẫn chưa hiểu rõ Thuận Pháp, mong Thầy giải đáp ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-02-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Con thấy có vị vừa hỏi Thầy về chuyện tâm sân khi thấy bừa bộn hay quá! Con cũng có bị vướng chuyện này mà không biết nói như vị ấy.
Thầy có trả lời biết và làm tự nhiên một cách thanh tịnh trong sáng, có phải ý là: mình chỉ nhìn thấy cảnh như vậy rồi tùy hoàn cảnh, trường hợp nên làm thế nào thì làm thế ấy thôi, phải không ạ?
Con xin trình Thầy trải nghiệm hôm nay của con đã thử: Con mệt tim, khó leo núi nhưng hôm nay con đã leo (núi chùa Tứk Phốs An Giang). Lúc đầu leo con thấy mệt và khó thở. Con nhắm mắt lại thở đều, leo tiếp thì thấy đỡ hơn. Nhắm mắt con quán tưởng đất bằng, thấy leo như không leo, nhịp tim chậm lại. Làm như vậy con thấy giống người ngủ mộng du, leo dây leo tường như đi đất phẳng. Khi ngưng quán thì mệt, thở không nổi.
Khi leo cao hơn, con không quán gì nữa, chỉ hít thở và nhìn thẳng, đi từng bước, cũng không mệt nữa, tỉnh táo hơn, nhưng nhịp tim đập hơi nhanh, coi vậy mà lên tới cốc Sư Cả thở dốc nhẹ là hết mệt.
Con thấy qua việc này, nương tựa chính mình ở hiện tại tốt hơn là nhờ vào quán tưởng ra cái khác, dễ bị chao đảo khi buông ra.
Dạ con trình pháp đã xong. Con cảm ơn Thầy đã nhẫn nại đến chúng con. Có chỗ nào sai sót, xin Thầy dạy cho chúng con. Kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-02-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, con năm nay 17 tuổi và trong một lúc ngồi tĩnh lặng, con đã nghĩ ra vài dòng thơ này. Lần đầu tiên làm thơ nên con còn nhiều thiếu sót, kính mong sư ông từ bi chỉ bảo cho con. Con xin thành kính cảm ơn sư ông.

Tâm
Xuân hạ thu đông trời xoay chuyển
Hết đêm đến ngày, ngày lại đêm
Cảnh vật xung quanh sinh rồi diệt
Phiền não vô tận diệt lại sinh
Thấy biết vô thường tâm tỉnh ngộ
Tỏ tường ràng buộc tại thân tâm
Vui sướng mỉm cười, "ồ!" một tiếng
Tỉnh giác quay về thấy lại tâm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-02-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con được hỏi:
Ví như mình có sự khó chịu về sự không gọn gàng, bừa bộn trong nhà thì đây có phải là tâm sân không? Và trường hợp này sẽ có 2 hướng xử lý, một là dọn dẹp cho gọn gàng, hai là tập cho tâm không lay động trước sự không gọn gàng.
Thầy phân tích 2 hướng tư duy giúp con, và tánh biết có vượt lên trên các sự lưỡng lự tương tự như vậy được không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Con xin kính bạch thầy,
Cái khổ của ta và của người thật là tạm bợ phải không thầy?
Khi con nguyện hay hồi hướng thì có những lúc mọi chuyện chuyển biến rất tích cực và nhanh chóng nhưng cũng có lúc gần như không có nhiều thay đổi, qua đó con biết rằng nguyện lực hay hồi hướng thì cũng cần đúng đối tượng và hoàn cảnh của người hay sự kiện đang diễn ra.

Chính vì vậy sau này con ít thực hành điểu đó mà chỉ sống trọn vẹn tuỳ duyên mà xử trí, để cái khổ tạm bợ thêm một ít có khi lại là điều nên làm và đúng theo trật tự vận hành của pháp phải không ạ?
Đâu xuân con xin gửi đến thầy cùng các bạn đồng đạo lời chúc thành kính và tri ân Tam Bảo.
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Con càng sống thiền thì con nhận ra càng nhiều đau khổ ở bản thân và xung quanh, mặc dù con chỉ đơn giản thấy nó như nó là, không mong cầu, thay đổi, nhưng khổ thật sự ngày càng nhiều và sâu sắc, tại sao lại nhiều đau khổ thế hả thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, có phải ngoài Tiền Ngũ Thức, Ý Thức, Tình Thức, Tàng Thức có sinh có diệt thì còn có thức thứ chín bất sinh bất diệt là Bạch Tịnh Thức hay còn gọi là Vô Cấu Thức, Như Lai Tạng, Đại Nhật Như Lai, Pháp Giới Thể Tính Trí, Tính Không, Pháp Thân, Chân Như, Niết-bàn, Bổn Lai Thanh Tịnh,... Có phải tám thức đầu kể cả Tàng Thức đều nằm trong vòng nghiệp báo sinh tử và có phải cái thoát ngoài sinh tử chính là thức thứ chín không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, Bồ Tát vận dụng Thập Độ để trừ Thập Chướng. Thập Độ gồm Biến Hành Độ, Tối Thắng Độ, Thắng Lưu Độ, Vô Nhiếp Thụ Độ, Loại Vô Biệt Độ, Vô Nhiễm Tịnh Độ, Pháp Vô Biệt Độ, Bất Tăng Giảm Độ, Trí Tự Tại Độ và Nghiệp Tự Tại Độ. Thập Chướng gồm Dị Sanh Tánh Chướng, Tà Hạnh Chướng, Ám Độn Chướng, Vi Tế Hiện Hành Phiền Não Chướng, Hạ Thừa Niết Bàn Chướng, Thô Tướng Hiện Hành Chướng, Tế Tướng Hiện Hành Chướng, Vô Tướng Gia Hành Chướng, Lợi Tha Bất Dục Hành Chướng, Chư Pháp Vị Đắc Tự Tại Chướng. Con đã tra nhưng không ra ý nghĩa của từng Độ và từng Chướng, chỉ có Dị Sanh Tánh Chướng là chướng ngại vì tưởng rằng những cái không thật là thật. Còn Tà Hạnh chắc là sự tạo tác thiên lệch và lầm lạc so với thực tại, Ám Độn chắc là nhận thức mông lung và trì trệ so với thực tại, Vi Tế Hiện Hành Phiền Não chắc là sự hiện diện tinh tế của tham sân si làm lu mờ thực tại, Hạ Thừa Niết Bàn chắc là quan niệm tách biệt cảnh giới giải thoát ra khỏi thực tại để đồng nhất với trạng thái trầm không trệ tịch, Thô Tướng Hiện Hành chắc là sự hiện hữu rõ ràng của lớp ngoài vỏ bao che thực tại, Tế Tướng Hiện Hành chắc là sự hiện hữu tinh vi của lớp vỏ ngoài bao che thực tại, Vô Tướng Gia Hành chắc là không còn lớp vỏ ngoài nhưng vẫn còn dao động và hoài nghi thực tại hiện tiền, Lợi Tha Bất Dục Hành chắc là không muốn làm vì lợi ích của người khác, Chư Pháp Vị Đắc Tự Tại chắc là chưa được tự tại trong mọi pháp, con hiểu đại khái như thế, còn Thập Độ thì con chưa liên hệ được. Thầy có thể giải nghĩa các Độ và các Chướng để con có thêm phương tiện tu tập không ạ? Con xin tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Thua Thay!
Cau hoi cua con la:
Do thay ro khong co gi la ta, cua ta nen tam khong chay theo, nen tam co suc manh. Luc nay co the lam duoc nhung viec kho khan. Neu chua thay ra ma ren luyen de tam them vung manh la ban nga. Con nhan thuc vay co sai xin Thay sua.
Con cam on Thay!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, trước tiên con xin cảm ơn thầy đã chỉ bày, hiển lộ sự thật bên trong tâm con đang mắc phải.
"Đó là tính chất đương nhiên của vọng tưởng. Vọng tưởng xuất phát từ lý trí, mà "nghi" luôn tiềm ẩn trong lý trí, nên khi một tư tưởng khởi lên liền kèm theo sự phân vân lưỡng lự".
Giờ đây, xin thầy giúp con thêm lần nữa, chỉ bày phương pháp đối trị với nó, quét sạch tận gốc rễ. Con nên giải quyết nghi, hay là vượt lên trên sự đối đãi 2 bên?
Con đội ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »