loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, đầu năm con chúc Thầy thật nhiều sức khỏe.
Thưa thầy con có vài điều chưa rõ, mong Thầy hướng dẫn thêm ạ.

1) Làm sao để mình có thể biết được một điều là đúng hay sai, nên hay không nên ạ.
Vd: con xin được một công việc tốt ở một công ty nhưng công ty đó lại sản xuất thuốc bảo vệ thực vật tức là sẽ sử dụng những loại hóa chất để diệt trừ sâu bọ, côn trùng. Trong tâm con rất băn khoăn liệu rằng mình có đang đóp góp một phần sức lực vào việc loại bỏ những loại côn trùng này không ạ.

2) Việc lên kế hoạch trước cho một sự việc có cần thiết không ạ hay mình cứ sống chánh niệm tỉnh giác rồi để chuyện gì đến sẽ đến, sau một số sự việc xảy ra với con (cho dù con có sự chuẩn bị từ trước) đều trật hướng hết ạ. Con không biết là do con lên kế hoạch dở hay đó là sự vận hành tự nhiên của Pháp ạ?
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy theo con thấy, quả thật nếu như không nhận thức được tầm vóc của Tâm và thiếu nhẫn nại mà coi thường, bỏ qua cái đơn giản, cái thân cận thì thật khó thâm nhập vào ý nghĩa chân thực, đơn giản mà cũng tinh tế, thân cận mà cũng thâm viễn của giáo pháp, phải sống tỉnh thức trong từng sát-na thì mới nhận ra được chân tướng tinh vi.

Ban đầu con bắt đầu minh ngộ từ câu Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm, sau đó là Đương xứ tức chân, rồi Bát Nhã không quán, rồi Thực tại hiền tiền,... Sự tiến bộ giúp con tự do tự tại hơn trong tư duy và hành động, đường kiếm cũng thanh thoát và chính xác hơn trước. Nhưng con cảm thấy con vẫn còn thiếu một thứ gì đó, đã rất gần nhưng chưa tới. Con vẫn còn an tâm trên từng sát na hiện tiền của cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm, tư duy,... của thế giới hiện tượng mà chưa thể nắm bắt được cái Một, cái Nhất, vẫn còn sự phân biệt vi tế giữa Tâm và Vật, giữa Năng và Sở, muốn làm mờ tâm để hiện rõ vật, muốn làm mờ chủ thể nhận thức để hiện rõ đối tượng nhận thức, thực tại hiện tiền vẫn chưa hiện tiền kiên cố toàn vẹn nên dễ bị tập khí chi phối phá vỡ khi gặp phải những kích động mạnh từ ngoại giới.
Nhưng trong một lần cuốc đất, con bị cha mắng, vọng tình lại dấy động nổi lên, con lại "thực tập" trở về trọn vẹn với cảnh duyên người và vật hiện tiền, quán chiếu tính vô ngã vô thường, thâm nhập tính không vô tướng vô tác, nhưng chỉ được một lúc, con nghĩ có lẽ đó chưa phải là trong lành định tĩnh sáng suốt chân thực mà chỉ là các tầng định trong Sắc Giới chẳng qua chỉ khác ở đối tượng nhận thức không phải là các đề mục mà là thực tại hiện tiền. Rồi con lại nghĩ thực tại hiện tiền này có lẽ chỉ là thực tại hiện tiền nơi Đối tượng, nơi Ngoại giới, nơi Sắc chất, nơi Hiện tượng nên mình bị luôn cuốn theo từng sát na sinh diệt của nó mà bị Thất niệm, Luân hồi.
Con mới nghĩ đến Tâm địa pháp môn rồi thử thực hành quán chiếu Tâm Giới thì mới thấy rằng Tâm không có Giới, nhất thiết hiện tiền đều là Tâm hiện tiền, tất cả mọi hiện tượng sắc thanh hương vị xúc pháp, dù là người hay vật, dù là đất đá dưới chân hay các vì sao trên trời hay trạng thái tâm lý hiện tiền đều là những tín hiệu nơi tâm mình, tâm mình không vô tướng vô tác nên mới hiện ra mọi thực tại thân thọ tâm pháp vô ngại như nó đang là, nó đang là cũng chính là tâm đang là, cho nên nhìn vào con phố trước mắt kia cũng chính là nhìn vào tâm mình trong hình thức con phố, nhìn vào những vì sao xa xôi kia cũng là nhìn vào những tín hiệu nơi tâm mình trong hình thức vì sao, nhìn vào cục phân trâu kia cũng là tâm dưới hình thức cục phân trâu,... Không còn ranh giới giữa Tâm-Vật, Nội-Ngoại, Chủ thể-Đối tượng nữa, chỉ có Thực Tại Hiện Tiền nơi vật cũng tức là Thực Tại Hiện Tiền nơi tâm, nơi vật có thì nơi tâm có, nơi tâm có thì nơi vật có, tất cả hoà trộn nhau trong tâm Nhất Tinh Minh thành ra cảnh Lục Hoà Hợp, Tâm mới là nền đất là cửa ngõ luôn thường trực và thân cận nhất. Trước đây con chỉ hiểu câu nói "Đem tâm ra đây, ta an tâm cho" theo nghĩa là để người nghe rời khỏi quá khứ rời khỏi vị lai về với các hiện tượng thân thọ tâm pháp đang là, nhưng vì chưa thấy căn bản nên còn tách rời thân thọ tâm pháp thành bốn đối tượng riêng biệt để quán niệm, cho nên tuy nói là Tâm nhưng vẫn là Sắc tâm, là Ngoại, là Vật chứ không phải cái Tâm chân chính nơi mình, giờ con mới biết thân thọ tâm pháp chỉ là một nơi tâm mình; tuy là một, bất động, ở nơi mình nhưng lại tự động tức khắc hiển thị bất cứ thứ gì ở bất cứ mọi nơi.

Ranh giới thật mong manh, cũng là câu kinh ấy, thoại đầu ấy, nhưng trong mắt người coi thường và thiếu nhẫn nại với những sự thật gần gũi đơn giản nơi tâm mình, cứ hướng ngoại cầu chân và hướng ngoại cầu huyền thì còn không bằng những lý thuyết trong bộ môn tâm lý học; song dưới con mắt tâm địa pháp nhãn thì đó là cả thế giới chân thực, vi diệu. Thật may con được nghe pháp "Khẩu niệm tâm hành" trong Đàn Kinh, được nghe pháp thoại của thầy, được lấy Kiếm Đạo làm chiếc cầu nối Giáo Pháp với Thực Tiễn nơi mình. Chưa bao giờ con lại thấy Tâm thực tế và vĩ đại như lúc này:

"Trùng trùng thế giới triển khai,
Đều do tâm thể Như Lai chói loà,
Rút đao cắt mảy trần sa,
Đều do tác dụng Thiền Na nhiệm màu,
Cứu cánh nào có xa đâu,
Luôn luôn thể lộ ngay đầu lông mi,
Gần gũi đơn giản vô vi,
Mà bao quát mọi thần kỳ biến thông".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Sư ông cho con hỏi:
Phước hữu lậu và phước vô lậu có đi song song với nhau không, hay nó là 2 con đường hoàn toàn khác nhau? Nếu mục đích tu tập giải thoát, giác ngộ thì phước hữu lậu có lợi ích gì?
Xin sư ông từ bi giảng dạy, con đảnh lễ sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy, con là Phật tử ngoài Bắc. Sau một thời gian nghe pháp thoại và đọc sách của thầy, con có tâm nguyện xin nghỉ phép một thời gian để vào chùa tu học Thiền không phương pháp trực tiếp cùng các quý thầy và Phật tử tại chùa có tiện không ạ? Nếu được con cần phải đăng ký như thế nào trước khi đi, kính mong thầy chỉ dạy ạ. Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,

Khi được đọc sách của Sư Ông và một vài vị chân tu Thái Lan cuối thế kỷ trước, con thấy mình được thông suốt hơn cốt lõi của pháp "Thập Nhị Nhân Duyên", không chỉ nối liền ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai mà còn có ý nghĩa rất thiết thực ngay trong hiện tại này. Theo con hiểu thì một người bị các tập khí vô minh chi phối, khi tương giao thân-tâm-cảnh trong đời sống hằng ngày (xúc), sẽ khởi lên thọ (thân: khổ-lạc-xả, tâm: hỷ-ưu-xả), lại không kịp quan sát và nhận diện thọ ấy nên bị nó lôi kéo đưa đến tham ái (hữu ái, phi hữu ái, dục ái), dính mắc chấp thủ (thủ) và hành vi tạo tác (hữu) hình thành nên một "cái tôi" ảo tưởng (sinh) chiếm hữu, gắn liền với đối tượng bị dính chấp. Và "cái tôi" ảo tưởng ấy sẽ là nguồn cơn khổ đau vì nó tham ưu, lấy bỏ, cố gắng kiểm soát những cái vốn vô thường sinh diệt và thuộc về trật tự vận hành tự nhiên của Pháp.

Từ đây con có hai thắc mắc như thế này xin trình bày với Sư Ông.
1) Trong đời sống có những người sỉnh ra đã giỏi môn này hơn các môn khác, nhờ vậy mà đạt điểm cao về môn đó hơi các môn kia, và khi lớn lên sẽ có khuynh hướng bị thu hút bởi công việc hoặc các hoạt động chia sẻ liên quan tới lãnh vực đó. Ví dụ học giỏi tiếng Anh, điểm cao tiếng Anh lớn làm thầy dạy tiếng Anh; hoặc là học giỏi Sử, yêu thích Sử và ngày sau làm admin các fanpage Lịch Sử. Vậy thì đây là nhân quả tự nhiên hay là "ái-thủ-hữu" ạ? Hay nếu không bất thiện hoặc không có kiểu kỳ vọng ảo tưởng của vô minh thì sẽ là nhân quả tự nhiên?

2) Phải chăng yếu tố tái sinh từ kiếp này qua kiếp khác trong "Thập Nhị Nhân Duyên" cũng chỉ là một với nguyên lý được nêu trên, chỉ có điều là không phải "ái-thủ-hữu" đối với cảnh trần trong đời thường nữa mà là đối với "nghiệp, nghiệp tướng, thú tướng" hiện lên trong tâm thức và bị nó lôi kéo đến đời sống tái sinh mới ạ?

Nguyện Sư Ông trụ thế lâu dài!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-02-2022

Câu hỏi:

Dạ, con xin chào thầy! Và kính chúc thầy thân-tâm luôn an lạc.
Thưa thầy, con có ít thắc mắc, xin thầy từ bi chỉ dạy. Hằng ngày trong khi ngồi thiền, hay trong cuộc sống, con luôn để ý vào bên trong, và luôn nhận thấy được sự sinh khởi của vọng niệm. Dạo gần đây, con phát hiện liền sau khi vọng tưởng khởi, có thêm 1 vọng nữa. Con không biết đó là gì, xin thầy hãy giải đáp giúp con. Nguyên nhân từ đâu? Và giải quyết nó như thế nào ạ?
Kính thầy,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-02-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Sau thời gian thực hành "như nó đang là", dường như con đã tăng khả năng đề kháng với các loại cảm xúc. Cảm xúc khó thoát nhất với con là sự sùng kính con cũng đã thoát được. Với những người như thầy, trước đây khi nghe pháp con thường có sự sùng kính nhưng bây giờ cảm giác là sự kính trọng đến một cách tự nhiên và êm đềm.
Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-02-2022

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Đầu Xuân, con xin kính chúc Thầy cùng các chư tăng, ni luôn khỏe, thân tâm an lạc. Con có ít tịnh tài xin được cúng dường đến Thầy và các chư tăng, ni
Con xin Thầy nhận cho lòng biết ơn của con vì được Thầy khai mở Phật pháp.
Kính Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-02-2022

Câu hỏi:

Con chào Thầy!
Thầy có thể chia sẻ cho con về kinh nghiệm học chữ Hán không ạ? Hiện tại con đang rất muốn tự học chữ Hán để có thể tìm hiểu về đạo học phương Đông. Con chân thành cám ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-02-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ.
Con sinh năm 1994, năm nay con 28 tuổi. Nơi con sống và gia đình con đều là người lương, không theo tôn giáo nào. Từ bé, con không được tiếp xúc với phật giáo. Con thích ở một mình, cũng không có tham muốn gì cho mình. Từ bé, con đơn giản, chỉ thích mặc quần áo cũ. Tính con cũng hơi lập dị. Con không có nỗi nhớ nhà như bao bạn bè. Ngày bé, đi học, con thích hình ảnh mấy ẩn sĩ, những vị quan hay nhà thơ về quê, lên núi sống ẩn dật.
Hiện tại, có một vấn đề trong con. Con thấy mình đang đứng trước hai sự lựa chọn, và con cứ bị loay hoay.
Lựa chọn 1: đi tu. Tâm con nghiêng về nó. Con cảm thấy không có một điều gì khác ngoài việc con cần hiểu bản thân mình.
Lựa chọn 2: đi làm một công việc với tâm thế của một người tu.
Tuy nhiên, khi con nghĩ đến lựa chọn 2, con cảm thấy đau đầu, để nghĩ về một công việc đúng đắn. Con không thấy có công việc nào đúng đắn ngoài việc đi tu để biết mình cả. Công việc nào cũng gây ra thêm sự phức tạp, đau khổ cho cuộc sống của chính con và người khác. Cho nên, tâm con không cam để làm nó.
Khi con lựa chọn 1, con thấy tâm con bình yên. Nhưng đồng thời, nó cũng có một nỗi lo lắng. "cha mẹ mình đã già, sẽ sốc mất. Rồi lại phiền lòng mà đau khổ thì sao".
Con không biết phải làm thế nào để bước ra khỏi cái sự loay hoay này. Khi con bỏ xuống, chả lựa chọn gì thì con cảm thấy hết vấn đề. Nhưng rồi, con thấy con vẫn phải lựa chọn. Nó cứ lặp lại như vậy hoài.
Con xin thầy chỉ cho con được rõ. Con cảm ơn thầy nhiều lắm.
Kính mến thầy.

Xem Câu Trả Lời »