loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con xin kính chào thầy ạ. Thầy ơi từ khi con gặp được giáo pháp của thầy cho đến bây giờ thì con cũng đã thấy được một phần nào chính mình rồi, con xin thành tâm cảm ơn thầy. Và bây giờ con muốn giới thiệu thầy hoặc chia sẻ pháp của thầy cho những người mà con biết có được không thưa thầy? Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Sư Ông,
Thưa Sư Ông ngày trước cũng lâu rồi con có tu thiền định, lúc đó con tu thì cũng có gặp những hiện tượng ánh sáng, tầng trời, hoa sen và thác nước. Sau ái ngại vì chưa hoàn thành đời sống đạo đức rồi trở thành giống như Đề-Bà-Đạt-Đa, nên lúc đó con có sự thỉnh hỏi Sư Ông và về sau con cũng chỉ tu thiền quán, Tứ Niệm xứ thôi. Hằng ngày con tu Tứ niệm xứ để phát triển trí tuệ nhân duyên, vô thường, vô ngã, khổ, không, Tứ Diệu Đế. Dạo gần đây con xuống thành phố nên có duyên con hay tọa thiền với đại chúng hơn. Trong lúc ngồi thiền thì cứ đến khoảng 30 phút sau thì tâm con rơi vào Tâm không, trống rỗng. Con không biết đây là hiện tượng gì, xin được Sư Ông chỉ dạy và sau đây con phải tu như thế nào cho đúng pháp ạ.
Còn một việc nữa, con cũng kính xin được hỏi Sư ông. Trước đây con ngồi thiền thì lúc đó hơi thở dường như biết mất không thấy đâu, lúc bấy giờ cũng không ý thức được những gì bên ngoài đang xảy ra, mà chỉ thấy sự vắng lặng không có gì trong tâm. Nhưng lần này con ngồi thiền lại nhận thức được cả bên ngoài, bên trong thì lại trống không nhưng bên trong tâm lại như một cái vòng tròn và cảm thấy như không có gì trong đó, nhưng cả hai bên ngoài và trong đều thấy đều được cảm nhận rất rõ ràng. Con xin được hỏi hai hiện tượng này là gì ạ.
Con xin chúc Sư Ông Thân Tâm đều an lạc, cảm lành Sư Ông đã chỉ dạy cho chúng con tu học.
Con cảm ơn rất nhiều!
Nam Mô Phật
Nam Mô Pháp
Nam Mô Tăng

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thầy có từng dạy người khác là tấm gương soi phản chiếu lại những Tâm tính của mình, nhưng khi mình đang tiếp xúc với một người và mình biết được rằng người đó đang sân khi nói chuyện thì nhìn theo sự tương quan vận hành của Pháp có phải là bên trong mình vẫn còn Tâm Sân thì mình mới biết được rằng người đó đang Sân hay là Tánh biết của mình biết có sự Sân đang diễn ra và mình ko bị chi phối bởi cơn sân hận đó?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy
Khi con quay vào bên trong thì con thấy dòng suy nghĩ cũng như các câu hỏi rồi câu trả lời liên tục tiếp diễn. Nhưng khi con trọn vẹn với thân, tâm hay cảm thọ thì tất cả im bặt, chỉ còn duy nhất cái thấy. Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy, kính chúc thầy sức khoẻ để giúp đời giúp người được nhiều hơn ạ!
Con có một câu hỏi muốn hỏi thầy ạ: tháng 05/2021 con bị trầm cảm khá nặng đã từng nằm bẹp như con tôm, từng hoảng loạn, từng hoang tưởng, mất hết niềm tin. Thật may con còn lý trí mách bảo và có duyên với cửa Phật, con đã nghe pháp thoại, có tự hành thiền và giờ con gần như làm chủ được con người con rồi. Con muốn hỏi sư như sau ạ:
Có một lần gần đây nhất khi con hành thiền định con tự cảm nhận và để mọi diễn biến xảy ra với thân thể con, cảm thọ trong con, vọng tưởng diễn ra một cách tự nhiên. Khi tâm con nảy sinh vọng tưởng là quan sát thì con quan sát được sự sinh diệt các cảm thọ trên thân, còn khi con nảy sinh vọng tưởng quan sát vọng tưởng thì vọng tưởng biến mất rất nhanh, con cứ để vậy và tiếp tục cái gì đến thì con lại quan sát. Bỗng con có một cảm giác lâng lâng, đầu óc hơi choáng quay cuồng mặc dù lúc đó con không thấy có vọng tưởng và con có một cảm giác hơi sợ hãi trong khi quan sát tiếp, con đã dừng lại mở mắt định thần lại.
Con muốn hỏi sư con thiền có sai hay bị lệch hướng hay không mà con có cảm thọ như vậy ạ.
(Con chủ yếu tự thiền theo tự con mách bảo con ạ)
Con biết ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Sư Ông ạ,
Sư Ông cho con hỏi: giải ngộ, chứng ngộ và triệt ngộ là như thế nào ạ.
Con cảm ơn Sư Ông nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2022

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Thầy!
Sau thời gian trình pháp, Thầy bảo con "hay là con có gì đó nên tâm con mới nhiều vọng động". Sau đó con về chiêm nghiệm ra và con đã biết được do có 2 sự dính mắc lớn. Hiện tại có thể nói là con đã buông bớt được 1, nhưng còn 1 cái nó quá sức của con. Mong Thầy chỉ dạy thêm cho con. Nhất là sau khi con nghe mẹ nói là năm sau con chết, từ đó con càng bận tâm chồng và con trai. Không biết tu tập, đến khi đụng chuyện là tâm yếu ớt chỉ biết cầu xin khấn bái. Hàng ngày cứ ỷ vào con lo chu toàn, ngay cả lúc con ốm, thích ăn món đó cũng bảo con nấu, hay ngồi chờ sẵn, ngay cả tự lấy trái cây ăn cũng không tự được. Nhà cửa bày bừa làm đâu banh hầy ra đó, mất vệ sinh nhưng lại thích hưởng thụ mọi cái. Con nghĩ khi con chết cha con không tự lập được sẽ làm khổ người thân, mà mẹ chồng con đã 85 tuổi, nghĩ vậy là con cứ muốn 2 bố con cần biết tự lập. Bình thường con cứ lặng lẽ làm, banh đâu con dọn đó, nhưng nay con nhắc bảo làm, mà ban đầu con nhắc nói nhẹ nhàng nhưng đến 5 ngày còn y nguyên là con sân lên, la mắng con là chồng con quát lên" mệt quá". Lúc mà con ốm con vẫn phải cố phục vụ chồng con, nhưng 2 bố con vẫn giữ cái thói quen xấu đó, con càng mệt mỏi căng thẳng. Con cứ nhớ lời Thầy dạy là nhìn vào mặt tốt, tự mình nương tựa chính mình và nhẫn nại học để tốt nghiệp từng bài học. Nhưng bài này sao con thấy khó quá, lúc này con rất muốn vào chùa Thầy ạ.
Con xin sám hối cùng Thầy quý kính vì con vẫn mãi thiếu trí. Con cầu mong Thầy khỏe mạnh và sống lâu thêm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2022

Câu hỏi:

Thầy ơi,
Trên hành trình trải nghiệm đời sống, tự tu học, rồi tự thấy ra, rồi lại mắc kẹt vào quan niệm mới, rồi lại bầm dập... con mới thấy để gặp được một người chỉ thẳng ra cho mình cách tự nhận ra sự thật, quả là hiếm có.

Ngoài kia có biết bao nhiêu người với đủ loại căn cơ và các mức độ bám víu, mê mờ khác nhau... nên mới sinh ra hàng trăm ngàn các phương pháp thực hành đối trị, rồi người thế gian không hiểu nên khi xong việc lại vẫn cứ tiếp tục bám chấp vào những phương pháp đối trị như thế.
Vậy nên con luôn cảm thấy xúc động, thật khó nói nên lời, về sự giản dị uyên thâm, bản lĩnh, cũng như sự trung thực tuyệt đối của thầy khi chỉ cho mọi người cách tự thấy ra.

Người ta hay nói: “Cho cần câu, chứ không cho con cá”. Trong khi các phép đối trị chỉ giống như những con cá nhất thời cứu người khi đói kém, thì việc tự thấy biết tâm, cảnh mới chính là “cần câu”, để mỗi người tự trở về mà thấy ra sự thật.

Và trong hàng trăm mạnh thường quân cho con cá, thì mấy ai dạy người biết tự câu?

Bởi vì, để dạy một người biết tự nương tựa vào chính mình, tự nhìn ra sự thật, tự là ngọn đuốc soi sáng mê mờ của chính mình, thì người chỉ dạy phải nhận biết rất rõ ràng đâu là pháp đối trị, đâu mới là pháp thực hành cốt yếu.

Nhưng chỉ có vậy thôi thì không đủ, mà người chỉ dạy còn cần có một sự tôn trọng vô cùng tới người đang mê mờ. Đó là một sự tôn trọng đến từ cái thấy sâu sắc rằng ai ai cũng bình đẳng và có khả năng tự học và tự thấy ra, dù người này hiện tại đang có mê mờ đến đâu.

Thầy vẫn hay nói “cũng chỉ nên nói cho người hữu duyên”, đó là một sự thận trọng cần thiết để tuỳ thuận và lợi lạc nhất cho người đang vướng mắc.

Nhưng con thật sự rất cảm động và biết ơn thầy khi chứng kiến thầy nhẹ nhàng tạo ra những cái duyên đó cho người tưởng là “chưa hữu duyên”

Như một hôm nọ, có người chạy đến hớt hải gặp thầy, bạn này có lẽ cũng không biết mình đang gặp ai, chỉ được nghe giới thiệu thì liền chạy đến xin cứu giúp. Mặt bạn xanh mét, giọng nói đứt quãng, tay run lẩy bẩy. Bạn đảnh lễ thầy rồi nói liền vài câu không ra hơi, rằng bạn bị ma đuổi, tâm lý hoảng loạn.

Thầy nghe xong liền mỉm cười nói bạn chờ, rồi thầy vào phòng lấy chiếc dây đeo tay.
“Đây, đeo cái dây này vào, con cứ yên tâm nhé”.

Có chiếc vòng đeo tay, bạn bình tĩnh hẳn, trông vui vẻ lạc quan hơn.

Lúc này, thầy mới hỏi bạn còn đi học hay đang đi làm, cách nhà bao xa, đi bằng phương tiện gì. Hoá ra hàng ngày bạn phải chạy xe máy đi làm 30km trên con đường khá đông và khói bụi.

Thầy nói với bạn như vậy cũng có thể gây stress, căng thẳng, mệt mỏi, và thầy dặn bạn nhớ có thời gian nghỉ ngơi.

Dù không nói ra nhưng bạn có biểu hiện bắt đầu nhìn nhận và quay trở về xem lại hoạt động thường ngày của mình với sự điềm tĩnh hơn.

Thầy ơi, vậy cũng là xong hai phép đối trị rồi, chiếc vòng tay trấn an sự hoảng loạn, và lời dặn nhớ nghỉ ngơi giúp thân bạn được bình an.

Với người khác có lẽ thế là lời chỉ dẫn đã xong. Nhưng bây giờ mới là lúc cho thấy thầy không bỏ rơi bạn.

Thầy nói với bạn, đại ý là, tuy vậy, điều quan trọng nhất, sẽ giúp con nhất, đó là khi con đang làm gì, hãy để ý và biết mình đang làm điều đó. Ví dụ như, khi con quét nhà, hãy biết mình đang cầm cây chổi như thế này, mình đang quét nhà như thế này... Khi con cầm ly nước, hãy biết mình đang cầm ly nước...

Bạn chú ý lắng nghe, và có lẽ sẽ thực hành.

Đón nhận lời dạy đó như thế nào, làm được tới đâu... đúng là tuỳ căn cơ của bạn. Nhưng thầy đã thật tài tình nương theo bạn để rồi vẫn có thể chỉ dẫn được cho bạn cách thấy biết. Có lẽ dần dần không chỉ trong sự việc, hành động, mà bạn sẽ để ý được cả diễn biến trong tâm trí của mình.

Thầy ơi, trong quá trình tìm tòi, con nhận ra không dễ gì để được nghe hay đọc về cách tự thấy ra mình một cách thật tự nhiên, trong sáng, dễ hiểu, không câu nệ quy trình, tư thế, ghi nhớ, hay lễ giáo.

Thậm chí, khi có những tài liệu hay pháp môn cổ xưa nào nói thẳng về việc thực hành thấy biết không chấp nhặt vào quy trình, tư thế, ghi nhớ, lễ giáo... thường thì đó từng là tài liệu tối mật, pháp môn thượng thừa, cho trình độ căn cơ vô cùng cao, phải chứng minh, chứng tỏ thế nào đó thì mới được chỉ cho... Chính vì vậy nên vô tình làm cho mọi người tự ti, chấp thủ, tự ám thị rằng bản thân mình hay bao người khác chắc sẽ chẳng bao giờ “đủ căn cơ” để tự thấy ra. Thế rồi nhiều hành giả vì một quan niệm, niềm tin như thế mà tự gây ra trở ngại cho mình. Tự thấy thì đứa trẻ khi được hỏi cũng có thể tự thấy, còn nhận ra được điều gì qua những cái thấy đó, thì chỉ cần đủ nắng hoa sẽ nở, thấy đủ dữ liệu thì sẽ nhận ra vấn đề.
Là một đứa trẻ hay một người lớn, một người mê lầm nhiều hay ít, tiến trình tuy dài ngắn khác nhau nhưng đều là vậy, cứ thấy đi rồi khi thấy đủ sẽ tự nhận ra.

Một điều khiến con xúc động nữa, là việc thầy khuyến khích người ta sống và trải nghiệm để tự chính sự chứng thực đó đem lại bài học cho bản thân. Giống như một người thầy không khuyến khích học vẹt, học thuộc lòng, ngồi một chỗ vì sợ sai, yên tâm ê a cả ngày những bài học của ai đó đã chép ra cho mình, mà động viên học trò tự thực hành thực nghiệm, tự đối diện với cuộc đời, tự dám làm dám chịu dám thấy ra.

Thay vì lo lắng sợ học trò làm bậy, sợ học trò không đủ căn cơ/ trình độ, thay vì tìm cách bao bọc cấm cản hoặc khoanh vùng... Thầy lại bảo thích sao thì cứ làm đi con, nếu ngã đau khắc tự biết, quan trọng là con có thấy ra không? (Còn không thấy thì cứ làm tiếp, sai tiếp, đau tiếp, con nhé :D )

Con thấy rằng phải có một sự tự tại vô ngại, không còn bị chi phối bởi thời gian, không gian hay bất cứ quan niệm nào, mới có thể đầy tỉnh táo và yêu thương như vậy.

Đôi điều tâm đắc con xin gửi đến thầy, và con biết ơn thật nhiều vì được biết tới thầy.
Con, Ý Ly

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2022

Câu hỏi:

Kính chào thầy,
Con là một người mới tu chưa hiểu nhiều. Hôm nọ con có đọc kinh Vu Lan thấy có nhiều điều khúc mắc mong quý thầy giải đáp để tâm con yên chứ để mâu thuẫn thì con ko yên tâm tu Phật được.
Theo con được biết nhân quả là điều căn bản nhất của đạo Phật, vậy tại sao chỉ nhờ cúng dường chư tăng mà bà Thanh-đề lại thoát địa ngục được? Dù rằng là nhờ pháp lực của thập phương tăng đi nhưng nếu quả thực như vậy thì lại trái ngược nhân quả của đạo Phật vì những vị như đệ tử đức Phật trước khi đắc quả còn phải chịu nhân quả! Nếu như pháp Vu Lan là đúng vậy thì chỉ cần con cháu có đủ tiền là được thoát tội lại được lên cõi trời, vậy thì ai cần tu tập ạ? Mong quý thầy giải đáp giúp con?
Xin cám ơn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy, liệu con có thể đến chùa thỉnh kinh sách không thầy? Con đang có ý muốn tìm hiểu về kinh điển Đạo Bụt Nguyên Thủy như Kinh Trường bộ v.v... ạ.

Xem Câu Trả Lời »