loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, xin Thầy từ bi giảng giải cho con những điều này:
1/ Con phải làm sao để không đau khổ khi bị người khác xúc phạm.
2/ Khi nghe Pháp, con nghe của nhiều thầy giảng, nhiều chủ đề khác nhau, như vậy có gọi là vọng tâm không? Và có ảnh hưởng đến sự tu học không?
3/ Mỗi ngày khi lạy Phật làm sao để con khỏi suy nghĩ lung tung?
Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy.
Nam-mô A-di-đà Phật.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con có tiến trình tâm như thế này và có chút lăn tăn, mong Thầy chỉ dạy thêm cho con ạ.
Hôm trước, đối diện với những lời nhận xét không đúng về con, tâm con có những phản ứng như sau:
1. Ngay tại lúc đó con thấy tâm bình thường và chỉ ghi nhận lại những lời nhận xét đó và không sinh ra ý muốn phản kháng.
2. Sau đó 1 hôm khi nghĩ lại, con lại thấy tại sao lúc đó mình không hỏi lại cho rõ và giải thích cho mọi người rõ để không gây hiểu nhầm.
3. Sau đó lại thấy bình thường để kệ pháp tự vận hành, việc đã qua rồi thôi không cần thiết phải giải thích lại làm gì.
Việc con lăn tăn là: Vậy thì có phải lúc tâm trạng như ở mục 1 là chưa đủ Chánh niệm tỉnh giác để tánh biết hoạt động và tự phát huy để ứng xử phù hợp (hỏi lại luôn và giải thích) mà phải để sau đó mới nghĩ ra? Hay là như 1, 3 mới là đúng còn 2 là do tham sân khởi lên nên mới có ý định giải thích.
Thường thì đối diện hoàn cảnh về cơ bản là tâm con bình thường, ít khi xảy ra hiện tượng nghĩ đi nghĩ lại như vậy. Con xin Thầy giải thích thêm cho con chỗ này với ạ.
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con có đọc chắc là trong kinh điển phát triển có câu "... trong nhãn căn chẳng thấy có sắc cũng chẳng ái sắc, nhẫn đến trong ý căn chẳng biết có pháp cũng chẳng ái pháp."
Con thấy câu đó sao kì kì, nếu như viết lại là "trong nhãn căn thấy có sắc nhưng chẳng ái sắc, nhẫn đến trong ý căn biết có pháp nhưng chẳng ái pháp" thì có vẻ hợp lý hơn.
Con kính mong được Thầy chỉ bảo thêm.
Con xin cám ơn Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Sáng nay ngồi uống trà 1 mình trên xứ lạ, con cảm hứng làm bài thơ này kính dâng lên Thầy, đồng thời xin chia sẻ đến quý đạo hữu trong mục hỏi đáp, như một lời tri ân đến Thầy đã khai thị cho chúng con đi đúng hướng.

Xin đừng hỏi!
Xin đừng hỏi bao giờ ta mới đến
Ta đến rồi, từ bước khởi ra đi
Trăng và sao dẫu xa cách thiên di
Hằng soi sáng mỗi khi trời mây vắng

Xin đừng hỏi vì sao ta thinh lặng
Ta nói rồi, từ giọt nắng ban sơ
Người với ta cùng chung một ước mơ
Nên sẽ gặp dù đôi bờ cách biệt

Xin đừng hỏi ai mới là minh triết
Hãy vào trong rõ biết sát-na này
Không bám víu đừng thấy đẹp đắm say
Mà đánh mất một vị thầy ưu việt

Xin đừng hỏi những câu đầy lý thuyết
Chẳng ích gì mà phân biệt đúng sai
Người với ta không một cũng chẳng hai
Chỉ nhất hướng cả hai đều cùng đến...

Con của Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Con kính xin Thầy chỉ dạy cho con thêm về vai trò hoạt động của ý thức trong thiền tuệ.
Con được dạy khi ngồi thiền thì thư giãn nhưng để ý theo sự thở ra thở vô, khi đi thiền thì để ý thức vào sự xúc chạm của bàn chân và mặt đất, khi ăn thì chú ý vào sự tiếp xúc với thức ăn... như vậy là mình luôn có chủ ý vào các đối tượng... vậy có phải thiền tuệ không hay đây là thiền gì? Con được dạy là trong thiền thì có thiền chỉ giúp tâm ngưng lại thì mới tuệ quán được, như vậy có đúng không ạ? Trong khi Thầy dạy chánh niệm tỉnh giác là tự nhiên vô tâm, không có chủ ý gì nên con hơi băn khoăn.
Ngoài ra, khi mình nhận diện trạng thái tâm ví dụ như tâm đang sân thì đó là cái thấy biết của ý thức hay tánh biết thấy ạ?
Trong duy thức thì chánh niệm là một tâm hành (tâm sở) nên nó luôn đi cùng tâm vương con hiểu không biết có đúng không, mong Thầy chỉ dạy thêm.
Con cảm ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Dạ Mô Phật! Thầy giảng cho con hiểu thế nào là nội kết và muốn không nội kết lâu là làm thế nào ạ! Con xin cảm ơn Thầy, chúc Thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy kính!
Thầy cho con được hỏi: trước kia mẹ chồng con có thờ Thần Tài, Thổ Địa và Ông Táo. Sau khi quy y Đạo Phật con có nghe một vị Thầy giảng là không có những vị Thần đó nên không nên thờ, con cả tin và đã dẹp hết mấy bàn thờ đó mà không có cúng xin phép.
Con không biết là có do trùng khớp với sự vận hành của Pháp với con hay không hay là do sự trừng phạt mà nhà con liên tục xảy ra biến cố ạ.
Từ ngày con được nghe Pháp của Thầy con cũng hiểu nhưng có lần con nghe Thầy dạy là "Kính nhi viễn chi" nên đôi lúc con cũng thấy hoang mang khi nghĩ về việc đã làm của con.
Con kính xin Thầy cho con lời khuyên nên làm thế nào cho đúng nhất, để con được phần nào an tâm ạ.
Con kính cảm ơn Thầy. Con kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Thầy ơi, con có điều muốn trải lòng mong thầy thứ lỗi cho con.
Con là một người hay đố kỵ ngầm và thường hay sợ người khác chê trách bản thân mình, nhìn thấy lỗi của mình. Con biết có thể đó cũng là do con tưởng tượng mà ra. Vì vậy mỗi một khi các bạn trong công ty đưa ra những giải pháp mới con cũng thấy đúng nhưng nó chạm đến điều con đang làm con thường hay bác bỏ và đưa ra ý kiến ngược lại khiến cho những cuộc tranh luận thường xuyên diễn ra. Con tức tối, sân hận với những gì người khác làm được.
Con nhìn ra con thật tệ khi con có những sự đố kị đó, khi con sợ người khác giỏi hơn mình. Đôi khi con thấy ghê tởm con người của mình. Sau những lúc tranh luận đó con nghĩ những điều đó cũng không để làm gì, nó không phải là của con nên con lại bị nhụt lòng và chẳng muốn phát triển nữa. Từ đó đôi khi con muốn xuất gia để đi đến con đường cuối cùng là giải thoát.
Con thấy có lỗi với thầy lắm thầy ạ. Vì dù con được gặp, được nghe và thầy dạy tận tình rất nhiều nhưng cái trí tuệ vô minh của con đã phụ lại những công sức của thầy đã trao cho con.
Con thấy con thật hổ thẹn với bản thân mình.
Thầy ơi giờ con nên làm gì ạ?
Con xin tri ân và đảnh lễ thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
“Bản ngã thiện” thực ra chỉ là một cách tạm gọi thôi đúng không ạ? Bởi vì con thấy bản ngã thì hoàn toàn là bất thiện chứ không có thiện. Cái “thiện” của bản ngã đều có động cơ đằng sau hết. Ví dụ mục đích “thiện” là chia sẻ pháp cho người khác, nhưng nếu người nghe, người đọc những điều mình chia sẻ mà phản đối, có ý kiến trái chiều với mình là sẽ nổi sân lên ngay. Nhẹ thì nổi sân, thấy sân, quan sát và cảm nhận cơn sân của chính mình (được thế này là còn tiến bộ lắm rồi). Còn thường thì sẽ phản ứng ra mặt luôn. Vậy động cơ chia sẻ pháp này là do bắt nguồn từ ngã mạn, muốn khẳng định cái tôi của mình. Hoặc vì cho rằng chia sẻ pháp để tạo Phước cho chính mình. Chứ nếu chia sẻ thực lòng vì người khác thì cho dù họ có phản ứng thế nào đi nữa mình cũng không khởi sân. Cũng giống như thương người nghèo, cho họ tiền hay đồ ăn, nhưng nếu họ nhận đồ xong không cảm ơn lại còn chê bai thì sẽ nổi sân ngay. Đó là vì chưa thực sự thương. Cho chẳng qua là do thương hại (thương hại họ là mình ngã mạn rồi. Đó không phải tâm từ), hoặc cho họ để mình có Phước.
Phải thấy được động cơ đằng sau mỗi việc làm mà mình tự cho là thiện đó thì mới giác ngộ được chính mình.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Như Thầy kể chuyện cái bát, như trong kinh Phật nói. Con thấy con như người có cái bát sạch mà để quên đâu mất.
Nay, nhờ Thầy nhiều phen giảng giải, nhắc nhở, con tìm lại cái bát thì nó đã bị chất chồng nhiều tầng, nhiều lớp bụi dơ, chấp trước.
Giờ đây, con tinh tấn chánh niệm tỉnh giác, dõi theo các hiện tượng xuất hiện nơi tâm con, luôn biết rõ chúng nhưng không dính mắc, không tích nạp, không cất giữ chúng nữa.
Bạch Thầy! Con luôn thực hành như vậy - đến lúc nào đó - cái bát sạch như lúc nó chưa dơ và con không còn quên mất nó nữa, phải không ạ?
Kính bạch Thầy! Con thực hành như vậy là như lời Phật Bổn Sư chỉ dạy (khi thấy chỉ thấy - không có cái bản ngã nơi con trong cái thấy ấy), phải không ạ?
Con thành kính biết ơn Thầy!
Nam mô Bổn sư Thích ca mâu ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »