loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-08-2020

Câu hỏi:

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Thầy!
Dạ hiện tại con nhận thấy bản thân con đang có một ý muốn là tham gia khóa tu gieo duyên tại một ngôi chùa mà con thường tu học ở đó. Hằng ngày con thấy các sư quynh đang tu gieo duyên ở đó thì lòng con lại càng có ý muốn mạnh hơn. Vì trong tâm con còn nhiều thói hư tật xấu nên con sợ khi chúng khởi lên con sẽ tạo nghiệp bất thiện nên con cứ e ngại không dám tham gia. Hằng ngày ý muốn tham gia khóa tu đó cứ lẩn quẩn trong đầu con, có khi làm con suy nghĩ nhiều, cứ phải lựa chọn giữa nên hay không nên rồi con buồn, mệt mỏi và bất an. Con muốn tham gia với 04 mục đích: 1/ Duyên lành để xuất gia trong tương lai; 2/ Có môi trường học Kinh và Luật; 3/ Thử thách bản thân có kiềm chế được những thói hư tật xấu hay không; 4/ Cảm nhận sự vô thường của sự sống rằng có thể ngày mai mình sẽ chết, vì thế có ý muốn gì thì cứ thực hiện để trải nghiệm.
Hay là con nên mạnh dạn tham gia để bản thân con học thêm một bài học mới mà pháp muốn thử thách con? Để con nhận ra rằng còn ý muốn là còn tham, còn sự dính mắc (vào sắc tướng tốt đẹp của các sư quynh trong màu áo y), sự ảo tưởng xa rời thực tại bản thân và chưa chắc khi tham gia sẽ được suôn sẻ và tốt đẹp như con tưởng tượng.
Con mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con.
Con xin tri ân Thầy và kính chúc Thầy sức khỏe, sự tốt đẹp, sự an lạc lâu dài!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, có khi thỉnh thoảng con thấy ý nghĩ bản thân như bất động, không muốn học pháp thêm gì nữa, không cần cái điện thoại nữa, dường như tất cả đã đủ rồi vậy, nhưng khoảng 30 phút là trở về như bình thường.
Con thấy nữa là mọi việc tạp nham ở bên ngoài và trong đầu dù là rạp xiếc cũng được, cứ chánh niệm tỉnh giác là cắt đứt được sợi dây nhân duyên mịt mù, chẳng liên quan gì đến mình nữa.
Nhưng con có vấn đề ngày càng không ổn, con nhìn gà hóa cuốc dù đã nhìn kỹ mấy lần, rồi nói mà không biết mình nói sai luôn nhờ người khác nhắc nhở lại.
Con xin trình thầy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2020

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con đang trải qua khó khăn, chồng con lừa gạt và bây giờ con không có nhà ở. Nhân vụ việc này thì chị ruột con, luôn sẵn ganh ghét con từ lâu, đã đến gặp gia đình chồng con nhỏ to, vu khống con nhiều chuyện, bảo là con là người bất hảo... và gia đình chồng con sợ lắm, tẩy chay con. Con có phải giải thích, minh oan gì cho bên chồng con biết không ạ? Con kính cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-08-2020

Câu hỏi:

Xin thầy chỉ dạy giùm con. Gần đến ngày lãnh lương, tâm con hay nghĩ về việc lần này mình sẽ dành dụm được một số tiền và cảm thấy vui trong lòng. Rồi con nhớ lại lời thầy, con biết đó là tâm tham, tham sẽ dẫn đến khổ đế, và dẫn đến sinh tử luân hồi. Vậy là con đang niệm pháp (thân, thọ, tâm, pháp) phải không thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2020

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy. Xin Thầy cho con biết: Người đã thấy Tánh đế có chắc chắn sẽ thấy ra Thánh đế không hay vẫn có thể trở lui ạ?
Con xin cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Khi giảng pháp Sư Ông thường hay nhắc đến câu này "cảnh khổ là nấc thang cho bậc anh tài, là kho tàng cho người khôn khéo, nhưng là vực thẳm cho kẻ yếu đuối".
Nếu con là kẻ yếu đuối thì phải làm sao đây Sư Ông?
Kính chúc Sư Ông nhiều sức khỏe và bình an!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch trên Sư Ông! Con có ý định xuất gia từ khi con còn đi học đại học và đến giờ con vẫn tu học tại gia và giữ nguyên vẹn ước nguyện ấy trong tim mình. Nhưng con không dám mở lời với cha mẹ ý nguyện của con vì cha mẹ con không hiểu đạo Phật, nếu con nói ra cha mẹ và dòng họ sẽ phản ứng cực kì gay gắt và nói rằng "lo chuyện nhà không lo toàn lo chuyện người ngoài". Con hiểu đó là tâm tham sự ràng buộc của gia đình và con cảm thấy đó là sự ràng buộc với con. Có những khi cha mẹ làm sai, con cũng có lên tiếng nhưng khi con lên tiếng cha mẹ lại càng làm bất thiện hơn, điều đó chỉ thể hiện bản ngã mạnh hơn. Nhưng con không lên tiếng thì cha mẹ sẽ làm bậy như sát sanh, tà kiến.
Con sống trong gia đình như vậy con cảm thấy không hạnh phúc, nhưng không làm theo lời, con sẽ bị nói là cứng đầu. Như việc hồi tết mẹ bảo con mang bia cho một người quen sử dụng, con không làm được điều đó con liền bị la rầy rất nhiều. Con cũng có gợi ý về việc con sẽ đi tìm hiểu học đạo thực địa ở VKN, nơi mà con đã tìm hiểu qua, nhưng mẹ lại có phản ứng và lời lẽ không tốt đẹp.
Bây giờ con không biết con phải làm sao. Nếu con trốn đi vậy có sai không Sư Ông và con có làm ảnh hưởng đến vị trụ trì mà con muốn đến chùa vị ấy tu học không ạ? Vì chỗ con ở khá xa với chùa và gần như cha mẹ con rất là cấm đoán việc đi đến chùa, thậm chí có thể hiểu là "giam lỏng" tại gia nếu con nói rằng con muốn đi đến ngôi chùa đó để tìm hiểu hoặc có ý định xuất gia. Con trong trạng thái bế tắc và con không biết phải làm sao ạ. Xin Sư Ông chỉ dẫn cho con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông!
Con không biết con thấy ra điều này có đúng không. Con là người cũng có vấn đề về tâm lý. Qua nhiều lần sai lầm cùng một thói quen xấu do tinh thần không làm chủ được. Con thấy ra hễ những lần con đang đau khổ lại thì lại là lúc con chánh niệm và rất nhẫn nại.

Nhưng khi nỗi đau qua đi, một vài giờ hoặc vài ngày tâm con trở nên rất bình thường, đôi lúc còn thấy thoải mái nữa nhưng chính lúc đó lại là lúc con cực kì dễ mắc lại thói quen sai lầm đó để rồi lại đau khổ.

Qua trải nghiệm lâu nay, con rút ra được điều này nếu có sai mong sư ông chỉnh lại. Tâm si NẶNG là tâm thường rơi vào những người đang trong trạng thái hưng trầm cảm. Và có lẽ con cũng tương tự như vậy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-08-2020

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, con có câu hỏi mong Sư Ông chỉ bày cho con được tỏ tường: Ngày xưa Đức Phật nói pháp và độ người tuỳ vào căn cơ, trình độ của vị đó, đôi khi chỉ là một câu nói vị ấy liền chứng đắc. Như vậy thì mình có thể nào nhận biết được căn cơ của chính mình, từ đó tìm ra con đường tu tập phù hợp cho riêng mình không ạ? Con xin thành kính tri ân Sư Ông! Kính chúc Sư Ông thật nhiều sức khoẻ ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-08-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con hiểu trong đời sống, khổ giúp con người ta có cơ hội học ra bài học của chính mình. Càng khổ nhiều càng học được ra nhiều bài học. Theo con quan sát thì nhiều người do xúc chạm cuộc sống phạm nhiều sai lầm nên chính họ lại trưởng thành nhanh hơn rất nhiều so với những người sống trong vòng an toàn - giữ mình. Càng khổ nhiều sự ngộ (thấy ra bài học) càng nhanh. Với những người làm giáo dục thì bản thân họ do có phước báu từ quá khứ nên kiếp này được làm thân người và được làm nghề nuôi mạng chân chánh, dạy đạo đức, nhân cách cho học sinh. Điều này giúp con người ta phát triển theo hướng thiện lương, sống một đời sống lợi mình, lợi người. Tuy nhiên, ai cũng cần học bài học của mình và bài học cuộc sống dành cho mỗi người là khác nhau. Nếu ta cố tránh học bài học đó thì lúc khác bài học đó sẽ vẫn đến với ta để ta học nó. Và con hiểu, quy luật "Sinh - Trụ - Hoại - Diệt" cũng theo tự nhiên và không thể tránh được. Thực tại là đạo đức, lối sống của con người đang rất có vấn đề.
Vậy, con xin được Thầy chỉ dạy giúp con: Người làm giáo dục cần trau dồi đạo đức, nhân cách để làm gương và dạy cho học sinh là đúng phải không ạ? Song bản thân họ vẫn cần học ra bài học của riêng mình khi xúc chạm việc đời (cuộc sống), còn người học quan sát, nghe và thực hành được đến đâu còn do nghị lực, nhận thức hay nghiệp của họ dẫn dắt. Vì thế mới tạo nên một xã hội muôn màu và duyên, nghiệp của mỗi người là khác nhau. Giống như việc người Phật tử quy y Tam bảo và thọ trì ngũ giới. Song họ ý thức được vậy, còn việc có giữ được tròn đủ hay không lại là việc khác. Chỉ cần khi họ phạm vào một giới nào đó, họ biết là mình đang phạm giới cũng đã là tu rồi đúng không, thưa Thầy?
Con kính tri ân Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »