loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-01-2020

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ
Con xin Thầy chỉ dạy cho con trường hợp này. Con rất kiêu ngạo và đã làm tổn thương nhiều người khác, con tự cho mình hơn người và coi thường người khác, hành xử của con làm cho người khác bị tổn thương. Con nên sửa mình như thế nào để đúng với Pháp ạ. Con kính xin Thầy chỉ dạy cho con.
Con vô cùng biết ơn Thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2020

Câu hỏi:

Thầy kính,
Con năm nay 30 tuổi, con đã biết và thực tập đạo Phật được mấy năm. Con thường đọc sách, nghe pháp thoại của thầy và các vị thiền sư. Khi thực tập được 1,2 năm con thấy rất bình an và hạnh phúc. Nhưng sau đó con gặp nhiều chuyện khiến con đưa ra những quyết định và hành động sai lầm nó cũng bắt nguồn từ tâm tham ái thầy ạ. Có lẽ do pháp vận hành để từ đó con học được bài học của mình...

Con đã từng nghĩ sẽ sống cuộc đời độc thân không dính mắc, bởi con thấy hạnh phúc và bình an khi sống như vậy, và con cũng biết tình cảm luyến ái nó mang nhiều dính mắc và bất an nhưng nhân duyên đưa đẩy con lại có tình cảm với bạn trai của con. Con luôn mâu thuẫn giữa lựa chọn cuộc sống độc thân hay bước vào cuộc sống hôn nhân - cái mà con biết rằng có nhiều ràng buộc và khổ đau, nó rất khó để sống một cuộc đời hướng thượng và tự do. Con bị mắc trong vòng luẩn quẩn khi thương người ta nhưng nhiều khi thấy điều bất như ý từ họ, từ mối quan hệ đó là con muốn thoát ra, muốn trở về sống cuộc sống như trước đây. Nhưng con lại có suy nghĩ là 1 người cư sỹ sống đời sống độc thân khi đủ nhân duyên có thể sau nhiều năm nữa con lại bị vướng mắc vào chuyện tình cảm... Và lại lặp lại những cái trạng thái giống như bây giờ.
Con đang không biết cái muốn thoát ra của mình có phải do mình thấy ra mà muốn ra khỏi không hay chỉ vì tâm lo sợ, bất an và cầu toàn. Và con không biết mình nên làm gì và lựa chọn như thế nào. Con thấy chông chênh khi ở ngưỡng cửa phải quyết định vận mệnh cuộc đời mình thầy ạ.
Con cảm ơn Thầy và nguyện cầu Thầy luôn mạnh khoẻ bình an ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2020

Câu hỏi:

Kính thầy,
Xin thầy giải thích cho con hiểu về từ niệm trong chánh niệm. Có phải niệm là sự nhận biết khi thức tiếp xúc với trần cảnh không thầy.
Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2020

Câu hỏi:

Thưa sư cho con hỏi. Nghiệp là hành động có cố ý hay là tác ý. Con thấy có vị dịch cố ý, cũng có chỗ là tác ý. Dạ sư giải thích giúp con với ạ. Con xin cảm ơn sư nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Nếu một điều mà con thích, con muốn làm, mặc dù con biết điều đó sẽ gây ra tai hại cho mình và cho người. Nếu dùng ý chí để kiềm chế thì con vẫn kiềm chế được để không làm, để không hại mình, hại người. Nhưng vẫn còn thích, còn muốn làm có nghĩa là chưa thông suốt, chưa thật sự giác ngộ về điều đó thì sự kiềm chế đó sẽ gây ra đau khổ, phiền não, và rất có thể tuy kiềm chế được lúc này thì đến một lúc nào đó cũng sẽ vẫn làm. Mà sự kiềm chế này chỉ kéo dài ra thời gian để thông suốt về vấn đề đó mà thôi.
Thêm nữa, những việc mà con làm ở kiếp này (ảnh hưởng đến con và có liên quan đến người khác) thì không chỉ là hành động ở ngay thời điểm đó, mà nó còn là sinh nghiệp, là nghiệp mệnh của con và những người liên quan (tức là nhân quả nhiều đời trước nữa). Vậy nên không phải con cứ muốn mà được.
Con thấy khi muốn làm điều gì thì cứ làm điều đó, và trong khi làm thì biết rõ việc mình đang làm. Thấy rõ quá trình đó xảy ra thế nào, điều mình làm đó mang lại lợi ích gì, niềm hạnh phúc gì và đồng thời trực tiếp trải nghiệm sự phiền não, sự nguy hại, sự đau khổ mà nó mang đến. Để rồi thấy ra “Ồ, thì ra cái mà mình tưởng sẽ mang đến hạnh phúc hóa ra cũng chỉ có vậy. Hạnh phúc thì ít mà nguy hại và phiền não, khổ đau thì nhiều”. Thấy rõ rồi thì tự khắc chẳng còn muốn làm nữa, tự khắc buông mà không cần phải dùng ý chí để kìm nén. Và tất nhiên khi đã làm một việc không nên làm thì hậu quả xấu tất yếu đã hoặc sẽ xảy ra, nhưng khi đã giác ngộ được nó rồi thì nghiệp quả lại có công giúp con giác ngộ.
Mặt khác, nếu con làm điều đó mà không có sự thấy biết rõ ràng, thiếu tỉnh thức (tức buông lung phóng dật, bị chìm đắm) thì chỉ có khổ đau chồng chất khổ đau.
Con xin trình Thầy và mong Thầy khai ngộ thêm cho con.
Con xin cảm ơn Thầy.
Con xin quỳ lạy đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Hôm qua con được nghe trà đạo trên youtube của thầy về tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, con rất hoan hỷ. Con muốn hỏi thêm là nếu một người đang nghe pháp một cách chú tâm và lúc đó mọi thứ biến mất chỉ còn mỗi lời giảng, trong trường hợp này không có sự quan sát bên trong thân tâm thì trạng thái đó như thế nào, con hiểu đây là điều tốt nhưng có phải là thất niệm không?
Vì con hiểu cũng với tình trạng tương tự nhưng thay vì nghe pháp hay làm một hành động lợi ích, thì làm việc có hại hoặc giải trí như xem phim thì là thất niệm.
Có trường hợp mình làm một việc gì đó với sự tập trung trọn vẹn với công việc, nhưng không có sự quay về với thân tâm, ví dụ như một nhà khoa học tập trung nghiên cứu giải một bài toán, tâm trí trọn vẹn trên đề mục mình đang suy nghĩ, thì con hiểu là vẫn chưa phải là chánh niệm, mà chỉ là yếu tố định rất mạnh, vì không có sự quay về với thân tâm.

Con xin thầy chỉ dạy cho con được hiểu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy con vừa nghe một bài pháp Thầy nói tất cả những phản ứng trong mình đều do mình tạo ra vì vậy Đức Phật mới dạy nhìn lại thân thọ tâm pháp. Con ví dụ về điều giảng dạy này, Thầy xem con có hiểu đúng chưa ạ.
Ví dụ: Một người ban đầu tâm chưa có gì, anh ta khởi lên một bản ngã muốn cái này cái kia nhưng trong cuộc sống không như ý nên đụng cái gì cũng sân, khó chịu. Lâu ngày cái sân, khó chịu này trở thành tập khí sâu dày, cái này chính là phản ứng do mình tạo ra mà Thầy nói đến đúng ko ạ. Khi quay về với thân thọ tâm pháp nhờ đó thấy ra mà dần dần tập khí này giảm theo thời gian sớm nhất ở từng người tuỳ thuộc vào độ thận trọng chú tâm quan sát của người đó.
Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy,
Thưa thầy cho con hỏi, con thực sự muốn gắn kết yêu thương bố của con, nhưng hiện con vẫn không làm được. Bố con gây ra tổn thương cho mẹ rất nhiều trong quá khứ và cực kỳ nóng nảy. Con cũng ghét chính mình vì ảnh hưởng tính nóng nảy của bố. Con quan sát được tâm mình khi cơn giận bắt đầu nổi lên, con cũng quan sát được tâm mình khi đối diện với bố, nhưng con vẫn không làm sao yêu thương được bố con. Thầy chỉ giúp con ạ, con cảm ơn Thầy nhiều và chúc Thầy bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi cho con hỏi làm sao để mình có thể kìm chế được cơn giận ạ. Con không thể nào kìm chế khi con tức giận. Con biết rằng giận giữ mang lại khổ đau cho mình và cho người khác. Nhưng mỗi khi người khác làm gì không đúng ý con, mặc dù con biết giận dữ là xấu, nhưng con không biết làm thế nào để đuổi cơn giận đó đi, hay kìm chế nó cả. Mong thầy giúp con, con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy con xin trình pháp. Sau một thời gian trải nghiệm, chiêm nghiệm, mới đây con thấy: cái bản ngã thường lăng xăng tạo tác, trong khi đó thì tánh biết vẫn cứ thấy. Khi bản ngã khởi lên tham sân si nó sẽ thấy mọi thứ không đúng với sự thật như sự thật là, mà thấy theo kiểu của nó cho là, muốn là, mong là.. vì thấy sai mà dẫn đến hành động nói năng suy nghĩ sai, nên đưa đến phiền não khổ đau. Con xin kể một câu chuyện như thế này: Trước đây có một lần chú con gửi một số quần áo cho ba con nhờ đem bán. Khi mẹ con về không thấy ba ở nhà, trên đường về lại gặp người yêu cũ của ba con nên nghĩ số quần áo này do người kia tặng cho ba. Mẹ con nổi giận đem đốt hết số quần áo đó. Như vậy là không thấy sự thật mà do ảo tưởng nên trước hết làm khổ mình (sân hận..), sau làm khổ người. Cứ như vậy cái bản ngã cứ khởi lên tham sân si và tạo tác sai lầm nên sinh ra khổ não. Kể cả khi đã thấy ra sự thật rằng bản ngã chỉ là 1 thứ tưởng tượng, không có thật, thì sau đó bản ngã vẫn khởi lên che lấp như thường. Vậy mỗi lần bản ngã khởi lên thì nhìn lại, khi nhìn lại nó thì nó sẽ bớt đi. Dạ, con cảm nhận là nó dần tan đi, đầu óc khi ấy sáng suốt hơn. Tạm thời cái thấy của con đến đó ạ.

Xem Câu Trả Lời »