loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Con xin trình bày với Thầy trải nghiệm khi mình bị hiểu lầm. Con đã bị hiểu lầm vài lần, đặc biệt con còn bị người mà con rất nể phục và tin cậy hiểu lầm và rồi thời gian cũng chứng minh là con đã đúng về logic/nguyên tắc. Con có bài thơ sau chia sẻ về trải nghiệm này:

Bị hiểu lầm

Cảm giác bị hiểu lầm
Quả không hề dễ chịu
Uất ức mình ta chịu?
Hay còn gì nữa không?

Quay về với chính mình
Trọn vẹn như nó là
Ân cần mình chăm sóc
Vết thương đang rên la...

Vết thương được lắng nghe
Rồi cũng sẽ lành lặn
Cơn đau dạy bài học
Buông ảo tưởng lăng xăng...

Tưởng logic là đúng
Đâu ngờ "ngã chấp" thôi
Tuỳ duyên sống ung dung
Đúng-sai chẳng kết tội...

Còn khinh ghét cái sai
Tức chưa hiểu hết mình
Còn bảo vệ cái đúng
Cũng bản ngã vô minh...

Sai-đúng vốn "không hai"
Chỉ để học bài học
Có sai để thấy đúng
Thuận pháp sống thong dong...

Nhờ từng bị hiểu lầm
Mình sẽ thêm nhẫn nại
Trước những điều sai quấy
Thấy ta-người "không hai"

Mình đến thức tỉnh người
Bằng trí tuệ, tâm không
Xoa dịu bao nỗi khổ
Tâm từ trải mênh mông...

Con xin Thầy từ bị khai thị giúp con là con thực hành có đúng hướng chưa ạ? Hay vẫn còn bản ngã ảo tưởng lăng xăng trong đó ạ?
Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2020

Câu hỏi:

A-di-đà Phật, con kính bạch Thầy. Con có 1 người bạn ở chùa từ nhỏ và đã thụ giới sadi được khoảng hơn năm. Nhưng dạo gần đây không biết sao bác ấy lại bảo muốn ra ngoài đời, không muốn tu nữa vì không theo nổi. Bác ấy vừa muốn đi, lại vừa không muốn đi vì ơn nghĩa nuôi dưỡng của sư thầy. Bạch thầy có thể cho con lời khuyên để giúp bác ấy được không ạ? Và khi mình ra khỏi chùa như vậy có bị phạm tội gì không ạ? Nam-mô A-di-đà Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2020

Câu hỏi:

Dạ cho con hỏi, khi Thầy dạy chúng con rằng: Thường rỗng lặng thì tâm càng dễ thấy ra sư thật, con hiểu sự thật ở đây là khi tâm tiếp xúc đối tượng không có tham sân si hay nếu có thì thấy rõ tham sân si, nên tâm không bị xen vào những tư kiến chủ quan nhờ vậy thấy đối tượng sự việc như nó đang là như thế nào thì mình vẫn trầm tĩnh không dao động.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Có phải mối quan hệ kể cả gia đình là tục đế? Chân đế sự thật chỉ là sự tương giao?
Đau khổ do thiếu chánh niệm, chìm trong quan niệm, khái niệm hình thành những phán đoán cho là, đã là... đánh mất thực tại.
Con nhờ nghe pháp thoại của Thầy mới có thể đặt câu hỏi này. Trước đây con thường chìm trong bi quan, đau khổ đến mức mang tư tưởng muốn tự hủy hoại chính mình. Cũng nhờ pháp của Thầy con ngày càng nhận ra mình yếu đuối, dễ sân hận, sai sót đủ điều, vẫn còn bị tập khí sai khiến. Nhưng pháp “Thấy ra“ của Thầy giúp con sớm thoát, dù tập khí sâu dày vẫn đến rồi đi.
Con mong Thầy giữ gìn sức khỏe, sống lâu giúp nhiều người thấy ra sự thật. Con mong mình ngày càng Thấy ra chính mình rõ ràng hơn không phụ tấm lòng từ bi giảng pháp hao tổn biết bao công sức của Thầy. Con thành kính biết ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Trong quá trình thực hành sống trọn vẹn một cách tự nhiên với Thực Tại đang là (Here & Now), con bỗng thấy ra điều này và liền ngay lập tức con ngồi vào máy tính và viết thư cho Thầy những dòng này.
Trước đây khá lâu (khi còn chưa biết gì về Phật pháp nói chung), có một thời gian con thưởng thức âm thanh (High-end) bằng cách ngồi trước một dàn âm thanh trong một căn phòng đạt chuẩn để nghe nhạc. Nhắm nghiền mắt lại (thả hồn) và toàn bộ tâm trí chỉ dồn về phía trước, cảm giác lúc đó như có một dàn nhạc sống đang trình diễn trên sân khấu diễn ra trước mặt vậy, giọng ca của ca sĩ ở chính giữa sân khấu, tiếng trống hơi chếch về phía bên phải, tiếng đàn hơi chếch về phía bên trái, và tất cả các loại nhạc cụ (có trong bài nhạc đó) ở các vị trí của nó mỗi khi đết lượt, nó cất tiếng hòa vào giai điệu của toàn bộ bản nhạc (hòa âm), con nghe rõ từng chi tiết của từng loại nhạc cụ, có một vài loại phát ra âm thanh rất nhẹ và rất nhỏ... và tất nhiên vị trí của con như là một khán thính giả đang ngồi dưới hàng ghế xem buổi trình diễn nhạc hội vậy.
Tại sao con lại kể về những điều này? Vì cho đến hôm nay, sau một thời gian nghe Pháp thoại và thực hành những điều Thầy đã chia sẻ (chỉ ra nguyên lý rốt ráo) với Đại chúng (chủ yếu là qua Youtube và trang Web này), con cảm thấy rằng đời sống sinh hoạt công việc hằng ngày của mình giống như là đang ngồi trước một sân khấu lớn vậy, có một ai đó (vô hình) đang ngồi xem (rõ thấy) các hoạt động của các nhân vật (đối tượng) diễn xuất vậy, như là: vui, buồn, thích, không thích, tham, sân, mệt, nực, ngứa ngáy, đói bụng, muốn uống nước, muốn cái này, muốn cái kia... (hay có thể gọi tên những đối tượng đó là nhóm Tâm và nhóm Căn Trần Thức), và thỉnh thoảng cũng có những lúc vỡ diễn (tuồng) bị ngắt quãng, không liên tục (thất niệm, phóng dật)... cho tới khi chìm vào trong giấc ngủ buổi tối, kết thúc một ngày (thỉnh thoảng cũng có những giấc mơ nào đó không thể nhớ lại được). Cứ như vậy mỗi ngày rồi lại mỗi ngày như một nhịp điệu sinh học vậy. Hay nói theo một cách khác là giống như một trò chơi (Game), mà trong trò chơi đó Tâm và các đối tượng của Tâm cứ vờn nhau như mèo vờn chuột vậy. Khi các cánh cửa Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân đã đóng lại thì cánh cửa Ý vẫn mở (ít khi đóng được) và mèo và chuột lại tiếp tục vờn nhau qua cánh cửa này.
Dạ thưa Thầy, những điều con diễn tả lại trên đây, đó có phải sống trọn vẹn với cái thực Tại Đang Là, có phải gọi là Thiền không ạ?
Con xin cúi đầu đảnh lể kính mong được Thầy chỉ dạy. Con vô cùng biết ơn Thầy.
P/S: Con không có ngồi Thiền như một số người hay thực hành trong các trường Thiền, chủ yếu là qua các công việc, sinh hoạt hằng ngày thôi, từ lúc thức dậy buổi sáng cho tới lúc đi ngủ buổi tối.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa hoà thượng! Con nghe hoà thượng dạy quan sát khi có tham sân si đều biết rõ không mong cầu, không xua đuổi chúng (vọng tưởng). Con thực hành đến giai đoạn (tạm muợn danh từ giai đoạn) khi khởi tham sân và quan sát chúng thì những vọng tưởng mất, trở lại trạng thái tâm không còn có niệm gì khởi cả! Trong lúc không có niệm khởi, con phải tu thế nào nữa, kính hoà thượng từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Thời gian gần đây con nghiệm được xin trình với Thầy: Khi trở về được với cơ chế tự vận hành của thân, tâm (vượt thoát ra được khỏi sự bó buộc, xơ cứng của hoạt động trí năng). Con cứ để cơ chế này tự ứng biến trong mọi mặt hoạt động bên trong cũng như bên ngoài đời sống của con như cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ, hành động, lời nói thì con thấy mọi thứ đều trôi chảy bình thường mà cảm nhận thân nhẹ nhàng, thanh thoát, khỏe khoắn, tâm an lạc rõ ràng. Thưa thầy đây có phải sống tùy duyên thuận pháp, sống linh hoạt, đúng pháp trong chân đế và tục đế không ạ. Xin Thầy chỉ dẫn thêm cho con.
Con xin tri ân Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Sư ạ. Con có vấn đề này, mong thầy từ bi chỉ bảo giúp con.
Hiện tại thì con đang sống và làm việc tại một nơi xa nhà, xa quê hương nơi cha mẹ con đang sinh sống. Cha mẹ muốn con về quê nhà sống và làm việc để ở gần cha mẹ. Con thì không muốn về nhà mà ở lại thành phố lớn. Vậy nếu con làm trái ý bố mẹ thì có mang tội bất hiếu không ạ?

Thứ hai, con là nhân viên y tế, làm việc phải tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày, thời gian đầu con rất là có tâm bi, thương bệnh nhân mang bệnh thân là đã bị khổ thân rồi, nhưng sau vài tháng làm việc, gặp nhiều bệnh nhân thái độ rất không lịch sự, thậm chí còn hạch sách, làm tâm bi của con giảm dần, và hiện nay thì hầu như không còn, chỉ còn tâm sân, tâm bất thiện thôi ạ. Sư từ bi cho con xin lời khuyên nên làm như thế nào trong trường hợp này ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Con thường xuyên nghe pháp của thày, nghe thì hiểu cần phải "thận trọng, chú tâm, quan sát - sáng suốt, định tĩnh, trong lành". Nhưng khi thực hành thì chưa được, hiện tại con đang trong tình trạng rất bất ổn. Con có thể có cơ hội để gặp thày được không để thày truyền trực tiếp cho con năng lượng tích cực, may ra con thoát khỏi bế tắc này! Con ở Tp Vũng Tàu, con có thể tới chùa Bửu Long để gặp thày lúc nào nếu thày cho phép, con cám ơn thày!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy!
Con xin phép đảnh lễ Thầy vì con có duyên biết đến Phật Pháp, biết đến Thầy, mỗi khi nhớ tới lời thầy dạy con đều thấy thân tâm nhẹ nhàng hơn.
Cách đây ít lâu con có viết bài xin thầy chỉ về việc con bị rối loạn lo âu do 1 thời gian bị sang chấn tâm lý. Tâm con hay tưởng tượng ra những hình ảnh tiêu cực đáng sợ tai ương bất trắc, đi đường hay nghe ai nói gì tâm cũng đều phóng đi tưởng tượng hết làm con rất mệt mỏi ạ. Mỗi lần tâm hiện lên 1 hình ảnh tưởng tượng gì bất trắc đó thì nó cứ lặp đi lặp lại trong đầu con mà con rất khó để quên đi hoặc thoát ra hầu như phải mất mấy ngày. Thầy có dạy con nên quan sát chú ý mọi hoạt động của thân như đi đứng nằm ngồi v.v... Con đang tập quan sát thân qua các hoạt động hàng ngày, Thầy cho con xin hỏi lúc con quan sát hoạt động thân như vậy nhưng cái tâm tưởng vẫn mạnh đó và những suy nghĩ lan man, lăng xăng nó vẫn khởi lên đồng thời thì lúc đó con lại quay về chú ý quan sát thân tiếp hay con cảm nhận trọn vẹn cái nỗi sợ với suy nghĩ lan man lúc đó để xem nó sinh diệt ra sao rồi mới quay lại chú ý các hoạt động của thân ạ?
Con kính xin Thầy chỉ dạy ạ!
Con trân trọng cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »