Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 02-08-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Thầy nói không nên đọc sách tích luỹ kiến thức chỉ làm tăng thêm sở tri, sở đắc mà cứ quan sát thực tế, theo con hiểu ý thầy trong tình huống đó: nếu đọc sách với mục đích thể hiện bản thân có nhiều kiến thức mà không kiếm chứng được nó đúng hay sai, không cảm được nó qua trải nghiệm thực tế, không hiểu mình, hiểu cuộc đời, chỉ lý thuyết suông mới gọi là sở tri, sở đắc đúng không thầy? Nếu như con đọc sách với mục đích tham khảo, cái chính vẫn là thực tế để đối chiếu thì không sao đúng không thầy? Con nhận thấy con gỡ được những khúc mắc trong lòng qua việc đọc sách, có những chuyện con đã trải nghiệm qua nhưng con không nhận ra, con đọc một vài câu trong sách thì con ngộ hoặc có điều con cảm được nhưng con chưa chắc thì sách giúp con chắc chắn hơn về nhận biết của mình, con nghĩ có những vấn đề con trải nghiệm cả kiếp sống cũng không thể hiểu, trong khi đó, có những người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu cả về độ sâu lẫn độ rộng và tìm ra được kết quả thì con nên đọc để biết thêm, tuy nhiên, cũng có những kiến thức đúng tại thời điểm đó lại chưa chắc đúng với thời điểm này, đúng tại nơi này nhưng lại chưa chắc đúng với nơi khác, đúng với người này nhưng chưa chắc đúng với người khác nên con xem đó là vốn để tham khảo, nếu đúng thì mình đỡ mất thời gian, tổn thất và mắc lỗi. Suy nghĩ của con như vậy có gì sai không thầy? Mong thầy chỉ bảo thêm. Con kính chúc thầy thật nhiều sức khoẻ. Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 30-07-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy, xin thầy tư vấn cho con, con nên đọc tác phẩm nào để hiểu về cuộc đời đức Phật, để qua đó có thể xâu chuỗi lại các sự kiện, các thời pháp, một cách có trật tự và có hệ thống ạ? Tác phẩm Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt có phản ánh đúng thứ tự thời gian các sự kiện xảy ra trong cuộc đời đức Phật không ạ? Con xin cảm ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 08-07-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy, tài liệu tham khảo giá trị nhất của người tìm đạo có phải tam tạng Pali và những vị thầy uy tín nhất là những bậc thông thạo kinh điển, thành tựu pháp hành hợp với kinh điển không ạ? Vì con nghĩ nếu mỗi người cứ chia sẻ theo kinh nghiệm cá nhân mà không gì chung để đối chiếu và thống nhất thì giáo pháp sẽ bị hiểu sai và dần dần người học đạo sẽ rời xa khỏi cái gốc, giáo pháp càng bị chia chẻ và càng khó cho mọi người tìm được một hướng tu tập đúng đắn.
Ngày gửi: 31-05-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy, so với những kinh khác thì kinh Mi Tiên Vấn Đáp có gì đặc biệt ạ, Kinh này phù hợp với những ai ạ
Ngày gửi: 05-05-2022
Câu hỏi:
Kính chào Thầy. Thầy cho con hỏi các thầy học kinh luận nhiều như vậy thì có cách nào không bị vướng mắc vào kiến thức sách vở ạ? Con cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-03-2022
Câu hỏi:
Sự Vận Động Của 18 Giới.
Con vừa đọc lại chương này trong cuốn 'Thực tại hiện tiền', và ngay lập tức chiêm nghiệm rõ hơn luật nhân quả nghiệp báo và Thập nhị nhân duyên nên rất vui, con muốn trình Sư về sự thấy của mình.
Do nghiệp quá khứ mà ta tái sinh vào thân và cảnh này, trong thân, cảnh này còn chứa đựng rất nhiều duyên nghiệp trong quá khứ, khi thân và cảnh duyên với nhau sinh ra thế giới xung quanh ta đang sống, cùng với đó là những cảm thọ nơi thân và tâm. Chúng đều là nhân quả nghiệp báo vận hành theo quy luật của pháp.
Nếu Vô minh không thấy ra điều này thì lập tức Tham, sân, si dẫn dắt mọi suy nghĩ hành động (Phi như lý tác ý) và tiếp tục tạo nhân hiện tại và lãnh quả tương lai. Liên tục luân hồi sinh tử như vậy từ kiếp này qua kiếm khác.
Còn Minh lập tức nhận ra chúng, thấy cảm thọ, thấy tư tưởng, thấy tham sân si tức thấy pháp và mọi thứ còn lại chỉ pháp với pháp (Như lý tác ý) trong lành, sáng suốt. Chính lúc này con dần thấy ra quá khứ của mình, dần thấy ra chúng do tâm, hành động nào gây ra trong quá khứ.
Thấy ra điều này thật tuyệt vời thưa thầy! Con ngàn lần xin tri ân thầy.
Ngày gửi: 20-02-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Sư Ông,
Hằng ngày con thường nghe pháp Sư Ông giảng, và thực tập chánh niệm tỉnh giác mọi lúc mọi nơi để trở về nhận diện pháp sẵn có trong con ngay giây phút hiện tại.
Sư ông cho con hỏi con có cần đọc thêm Kinh Điển không ạ. Nếu cần thì con nên đọc những bài Kinh gì ạ? Xin Sư Ông khai thị thêm cho con.
Con xin thành kính đảnh lễ Sư Ông ạ!
Ngày gửi: 18-02-2022
Câu hỏi:
Dạ con xin đảnh lễ Thầy. Con 48 tuổi, là nữ đã có gia đình. Gần đây con không được ổn lắm. Nay con muốn đọc kinh hàng ngày. Xin Thầy chỉ cho con kinh nào để đọc, Thầy cho con xin lời bài kinh luôn ạ. Con xin biết ơn Thầy.
Ngày gửi: 16-02-2022
Câu hỏi:
"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vị ngọt các cảm thọ? Ở đây các Tỷ-kheo ly các dục, ly các bất thiện pháp, tự chứng và an trú vào Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Trong khi ấy, nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ.
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm... Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba... Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Trong khi ấy nếu vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, trong khi ấy vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Này các Tỷ-kheo, tối thượng vô hại ấy, Ta nói là vị ngọt các cảm thọ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự nguy hiểm các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, các cảm thọ là vô thường, khổ, biến hoại, như vậy là sự nguy hiểm các cảm thọ."
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly các cảm thọ? Này các Tỷ-kheo, sự điều phục dục tham đối với các cảm thọ, sự đoạn trừ dục tham, như vậy gọi là sự xuất ly các cảm thọ.
Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào không như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ không như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ cũng không có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy không xảy ra. Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ có thể đặt các người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ, sự kiện như vậy có xảy ra."
Dạ cảm thọ tối thượng ở thiền thứ 4 cũng vô thường, không nên dính mắc và mong cầu đạt tới vì dính mắc và mong cầu đắc thiền chính là dính mắc vào Ái. Đúng như những lời thầy đã dạy nên con chia sẻ cho đồng đạo cùng xem qua ạ và tham khảo ạ. Kinh Trung Bộ Đại Kinh Khổ Uẩn ạ.
Ngày gửi: 31-01-2022
Câu hỏi:
Bạch Thầy,
Con đọc được thông tin này, con nghĩ sẽ có ích nên xin chia sẻ ạ.
Vào giữa năm 1990, giáo sư thần kinh học Marcus Raichle tại Đại học Washington St. Louis và các cộng sự đã phát hiện ra một vùng não bí hiểm. Nó tắt điện khi một người tập trung vào công việc, mục tiêu gì đó. Nhưng sẽ bật sáng và hoạt động ngon lành khi chúng ta tưởng chừng như "không làm gì cả".
Họ đặt tên là: "Default Mode Network" - mạng thần kinh chế độ mặc định. Đây là phần não rất quan trọng, ngốn 60-70% năng lượng bộ não.
Có thể nó chính là vùng não được kích hoạt khi Newton ngẫu nhiên nhìn quả táo rơi mà phát hiện ra lực hút trái đất. Hay Archimedes đang trần truồng tắm bồn đã hét lên Eureka.
Quý đạo hữu có thể tìm hiểu thêm trong cuốn sách: "Thay đổi vì con" của Ts Nguyễn Chí Hiếu.