Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 10-09-2022
Câu hỏi:
Thầy ơi, mong thầy cho con hỏi: Thế nào là quán sát và quan sát theo nghĩa gần đúng nhất? Ví dụ trong việc quán sát tử thi, ta quán cái gì và sau khi quán thấy được cái gì là đúng nhất, mong được thầy khai thị ạ!
Cảm ơn thầy - sư phụ rất nhiều
Namo Dhammaya, Sanghaya
Ngày gửi: 22-08-2022
Câu hỏi:
Con thưa thầy!
Trong cùng 1 thời điểm thì có nhiều yếu tố để chú tâm quan sát như thân thì có âm thanh, mùi vị, gió thổi,.. .và những suy nghĩ, cảm xúc của tâm nữa. Khi con lắng nghe âm thanh thì dường như con không hay biết được cảm giác mát của gió. Nếu con quan sát cảm giác của gió trên thân thì con nghe âm thanh không rõ từng câu từng chữ.
Con nên chú tâm quan sát như thế nào cho đúng ạ? Con có cần phải quan sát tất cả hay tâm mình chú ý đến đâu thì mình quan sát cái đó thôi ạ? Con xin cảm ơn thầy ạ!
Ngày gửi: 28-07-2022
Câu hỏi:
Dạ kính thưa thầy, dạ nếu con để cho các pháp vận hành một cách tự nhiên vậy con chỉ đứng qua một bên quan sát cuộc đời mình, quan sát các pháp, y như xem phim phải không ạ? Chỉ ở đây và bây giờ quan sát, thưởng thức cuốn phim đời mình, mà không cần phải lên kịch bản, không tạo tác, không lăng xăng tìm kiếm, không cố gắng trở thành một hình mẫu lý tưởng nào đó... Con hiểu như vậy có đúng không ạ? Con cảm ơn thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 20-07-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch Sư Ông, có một ngày con thực hành thật tỉnh giác, chánh niệm tinh tấn trong hoạt động của mình. Và cho đến giờ ngồi thiền mỗi ngày, tâm thức con đang trong trạng thái như thế nào con cũng ý thức nó. Xong rồi cho đến một lúc cơn hôn trầm chuẩn bị đến, con cũng biết rõ luôn Sư Ông ạ. Con không hề dùng đến phương pháp đối trị nó như mọi lần, con lại biết rõ nó sắp đến, nó đến, nó khiến con hơi lâng người, và rồi đi qua. Rồi lại tiếp tục cơn hôn trầm khác cũng lại đến như thế. Nhưng con như người quan sát đơn thuần thôi Sư Ông ạ. Như kiểu hôn trầm vẫn diễn ra, vẫn đến đi, nhưng con chỉ quan sát, không hề có một chút can thiệp. Và khi nó hết con lại nhận biết sự thở. Tuy rằng từ sau buổi hôm đó con chưa lần nào thưc hành lại được như vậy nhưng con đã thấy rõ ràng pháp môn tu tập của mình là gì: là chánh niệm tỉnh giác, để rồi khi mọi trạng thái của tâm khác cũng như hôn trầm sẽ đến đi mà mình không còn phải áp chế, đè bẹp, tham sân ghét chính bản thân mình. Nếu con có nhận thức hay thực hành chưa đúng, con kính mong Sư Ông cho con được biết ạ. Con kính tri ân Sư Ông ạ.
Ngày gửi: 18-07-2022
Câu hỏi:
Dạ kính thưa thầy, nhiều năm qua con nghiên cứu rất nhiều về kiến thức tâm linh, tỉnh thức, biết chính mình. Dạ con cảm thấy chuyện hẹn hò, dính dáng đến người khác là vô cùng phiền phức, con không đi tìm người yêu, cũng có lần hủy các cuộc hẹn. Nhưng chả hiểu sao khi con ở một mình, buôn bán kinh doanh trong căn nhà của mình, con cảm thấy nó cứ ngổn ngang, như muốn thay đổi bản thân mà không biết phải thay đổi theo hướng nào. Năm nay con 28 tuổi nhưng con chưa một lần hẹn hò ai. Con nghĩ bây giờ mình nên hẹn hò để hiểu nó như thế nào sau này buông bỏ cũng dễ. Nhưng chả hiểu sao con cảm thấy cái việc tìm kiếm người yêu thật ngu ngốc và vô nghĩa. Thầy ơi có cách nào để con nhanh chóng thay đổi thái độ của bản thân, sống trong hiện tại nhiều hơn, dẹp bỏ hết các vấn đề của tâm trí, hài lòng về cuộc sống, đưa ra những quyết định trí tuệ và sống độc thân mà vẫn an yên vui vẻ không ạ. Với lại con thấy không phải cứ nói sống trong hiện tại là sống trong hiện tại được, không phải cứ nói buông bỏ thái độ bám chấp, thấy các pháp luôn hoàn hảo là làm được. Mặc dù con hiểu, con biết nó đúng, nhưng con không duy trì và không làm được. Con biết sự phân tích, suy tư, hình thành định kiến, mơ mộng, tưởng tượng sai sự thật nó rất thú vị nhưng về lâu về dài nó khiến mình vô minh và khổ, nhưng con vẫn có xu hướng nghiện tâm trí. Con đã quan sát bản thân 4 năm nay, quan sát suy nghĩ, cảm xúc nghiên cứu rất nhiều sách nhưng con cảm thấy trong người con như một bãi chiến trường, trí tuệ của con có vẻ chưa sáng, dạ thầy có thể cho con một chìa khóa nào đó được không ạ. Dạ con cảm ơn thầy rất nhiều.
Ngày gửi: 25-06-2022
Câu hỏi:
Kính bạch THẦY (HT Viên Minh)!
Con là người xuất gia, học kinh Đại Thừa mà không thông, gần đây nhờ nghe THẦY giảng mà thông suốt, đọc đến đâu hiểu đến đó. Riêng về pháp hành, con có thắc mắc, xin THẦY chỉ dạy ạ:
- Lúc ăn thì chỉ biết ăn thôi, không biết ngon - dở, hay là ăn thì biết ngon - dở nhưng không sinh tâm tham muốn - ghét bỏ?
Trong thực tế, con ăn thì biết ngon - dở nhưng từ khi biết tu theo THẦY hướng dẫn thì sự ái-thủ còn rất ít, đôi khi nó xuất hiện thì cũng thấy rõ nó, nên không bị nó lôi kéo đi xa. Trong lý thuyết, con đọc Kinh Kim Cương, có tứ tướng, trong đó có "vô thọ giả" làm con cứ hiểu là lúc ăn (ngủ, nghỉ,v.v...) thì chỉ có cái khối vật chất tứ đại thu nhận thêm tứ đại bên ngoài để duy trì sự sống, chứ không có ngon-dở.
- Con hiểu "vô thọ giả" như vậy đã đúng chưa? Xin THẦY chỉ dạy ạ.
(Vậy là con có 2 câu hỏi, nhưng cũng là 1 câu)
Con thành kính đảnh lễ tri ân và kính chúc THẦY trường thọ để "mở mắt" cho chúng sinh thấy được PHÁP.
Ngày gửi: 19-06-2022
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ chào thầy ạ
Con xin mạn phép hỏi thầy ạ, khi con nghĩ về 1 sự việc nào đó thì luôn có mặt tốt và mặt xấu, lúc con nghĩ về mặt tốt, lúc con nghĩ về mặt xấu, nhưng khi con nghĩ về điều xấu có rất nhiều viển cảnh làm con khó chịu và con ko muốn đi sâu vào nữa, con sợ nếu tiếp tục đi sâu vào thì đầu óc của con sẽ bị vấy bẩn bởi những điều tiêu cực. Thưa thầy, con thấy sợ. liệu con có nên đi sâu vào tận cùng của mặt trái đó ko thầy. Vì theo kiến thức ít ỏi của con con đc biết là khởi lên suy nghĩ xấu cũng là tạo tác rồi. Mong thầy khai sáng cho con. Con cám ơn thầy và chúc thầy luôn khoẻ mạnh.
Ngày gửi: 05-06-2022
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, cho con hỏi tâm trọn vẹn với bất an có phải là cảm giác mà mình cảm thấy dường như mình đang tách ra, như thể là còn có một cái gì khác đang nhìn vào cái đang suy nghĩ của mình phải không ạ? Con xin cảm ơn Thầy ạ
Ngày gửi: 25-05-2022
Câu hỏi:
Thưa Sư ông, lúc nào thì mình nên sử dụng Quán Chiếu và lúc nào thì nên Quán Tưởng trong quá trình đối trị với những dính mắc hay phiền nào khổ đau cho hiệu dụng ạ?
Vì có những lúc con đã thả lỏng buông thư, chánh niệm với những cảm thọ hay tổn thương của mình khi nó khởi lên, được một thời gian thì nó biến mất nhưng sau đó nó lại quay lại vào một dịp khác.
Rồi có lúc con tập trung suy nghĩ về vấn đề mình bị dính mắc, khi tập trung để tìm xem mình bị lỗi tư duy ở đâu để đưa đến phiền não khổ đau này, con thấy con buông được khá nhiều, nhưng tâm lý con vẫn còn dính mắc và mắc kẹt chứ chưa hết hẳn ạ. Có phải những điều này cần thời gian để điều chỉnh không thưa Sư ông?
Con xin đãnh lễ và cảm ơn Sư ông rất nhiều.
Con, Tuệ Quán Viên
Ngày gửi: 17-05-2022
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Mỗi lần chồng con di nhậu say về hoặc con đút cơm cho em bé ăn mà em bé phun phèo phèo là con liền nổi tâm sân, la mắng đối tượng, mặc dù ngay lúc đó con biết là con đang sân nhưng con vẫn nói ra những lời nói không hay. Sau mỗi lần cơn sân qua đi, con cảm thấy khá thất vọng vì tại sao mình vẫn để nó dễ dàng điều khiển và chi phối mình như vậy. (Cho dù con vẫn thường quán tưởng khổ, vô thường, vô ngã)
Thầy có thể cho con lời khuyên trong những trường hợp như vậy mình nên làm gì không ạ.
Con thành kính tri ân thầy!