loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-02-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, con tìm thấy pháp tu có hiệu quả cực kỳ cao là như vầy, khi có vọng tâm thì thận trọng chú tâm quan sát, khi không có vọng tâm thì trở về thanh tịnh không làm gì cả.
Con chúc sư ông có nhiều sức khỏe để chỉ dạy cho chúng con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2022

Câu hỏi:

Con xin được trình pháp cho sư ông,
Trong thời gian gần đây, khi con cảm nhận rõ ràng hơn cái gọi là tánh thấy (biết) thì dường như mọi cảnh vật và kể cả thân tứ đại của con trở nên yên lặng. Con còn cảm thấy bản chất của vạn vật là không thể sở hữu và sẽ tan biến rất nhanh kể cả khi con đã nắm một vật nào đó trong tay. Từ góc độ nhận thức này mà cảm thọ và tâm hành của con thường ở trạng thái xả. Nếu có biến cố nào xảy ra thì chỉ vài phút bồn chồn hay hoang mang rồi lại trở lại trạng thái yên tĩnh của cái xả đó.
Đến giai đoạn này con càng tin sâu rằng đạo chỉ là "thấy ra" và "sống lại" chứ không do tìm cầu, sở đắc bên ngoài.
Sư ông có gì chỉ dạy cho con thêm ạ. Con cảm ơn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Dạ thưa thầy con chưa hiểu lắm buông xả trí tuệ, nếu đã là trí tuệ rồi chỉ là nó thôi, xin sư ông khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, chính nhờ sự chỉ dạy của các nhà tâm lý học cầm tay chỉ việc và từ nơi thầy dạy nguyên lý, con đã bốc được thuốc cho sự cạn kiệt mỏi mòn trong việc buôn bán - đang là phương tiện cho con tu tập cho tính lơ đễnh và nhiều tật xấu khác của mình.
Đó chính là nỗ lực ý chí, đúng như thầy nói, con thấy đúng cả trong học đạo và thực tế, cứ cố gắng và anh sẽ đến nấm mồ.
Ngồi thiền quan sát thân-thọ-tâm-pháp với tâm lặng lẽ trong sáng mà thầy hay dạy thôi, không nỗ lực gì cả, tự nhiên mình thấy buông được dễ dàng ý chí, vọng tưởng và buôn luôn loại định trụ vào một đối tượng, không còn biết bên ngoài.
Con thấy hiệu quả rất tốt và tức thì.
Con xin trình thầy. Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-01-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đang thực hành thư giãn buông xả, con thấy mình lúc có thể buông xả, lúc không, đôi khi có lúc con căng thẳng, buồn phiền rồi chợt nhớ đến buông xả thì nó liền tự nhiên buông xả ngay, nhưng bây giờ đang bình thường thì đôi khi con muốn mình phải thư giãn buông xả, con không biết làm sao với ý muốn đó, khi con cố gắng thì lại không buông xả được, mong thầy chỉ bảo. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-01-2022

Câu hỏi:

Dạ con xin chúc sư ông có nhiều sức khoẻ ạ. Hôm nay con có câu hỏi xin sư ông giải đáp dùm con về từ buông xả. Khi hữu sự là mình buông cái tâm tìm kiếm để trở về với thực tại. Còn khi vô sự thì mình thư giãn buông xả để tâm tự nhiên mà thấy. Ví dụ như các tập khí nổi lên mình chỉ thấy thôi không phản ứng gì. Con thấy 2 cái buông này hơi khác nhau phải không ạ. Một bên là đưa tâm về thực tại. Bên kia là để tâm hoạt động tự nhiên mà không phản ứng gì. Con xin sư ông chỉ dạy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Thầy. Năm mới con chúc Thầy khoẻ mạnh và dìu dắt chúng con trên con đường tu tập.
Thưa thầy, thầy cho con hỏi con tu tập như sau có đúng hay không, hay con phải làm như thế nào ạ.
Hôm vừa rồi (từ sáng đến đầu giờ chiều) con thấy không khoẻ trong người, tinh thần không sảng khoái, đầu óc nặng chĩu như thể có đám mây đen che phủ. Con từ bỏ mọi ý đồ tạo tác để sống trọn vẹn với cái khổ đó. Con cảm nhận được mệt mỏi là như vậy. Con để mọi thứ vận hành tự nhiên, để nó tự hết. Nó không tự hết ngay, con vẫn mệt mỏi như vậy.
Rồi đến cuối buổi chiều trong khi con đi tắm, con thở phào 1 hơi, rồi con khởi lên ý nghĩ "không muốn gì nữa", và con ly dục. Rồi bỗng dưng con thấy mình nhẹ nhàng, tỉnh táo như thể bầu trời đã hết mây đen, con thấy dễ chịu hơn. rồi con cũng quán chiếu, trọn vẹn với sự dễ chịu thoải mái đó đến khi đi ngủ.
Thưa thầy, con ly dục qua ý nghĩ "không muốn gì nữa" như vậy có đúng không, hay đó là tư niệm ạ. Thầy tư bi chỉ cho con thực hành làm sao cho đúng ạ.
Con tạ ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2021

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, ly hỷ trú xả con đã chứng được. Còn tới chỗ xả lạc, xả khổ ở tứ thiền con vẫn còn chưa thông. Ví như con ngồi kiết già một hồi vẫn cảm giác đau. Nhưng con tinh tấn và tâm trong sáng với cái đau đó một hồi con thấy đầu căng và cái đau đó vẫn âm ỉ. Như vậy có phải là xả lạc xả khổ chưa ạ hay xả lạc xả khổ là không còn cảm thấy khổ và lạc luôn ạ? Con đảnh lễ xin thầy chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2021

Câu hỏi:

NAMO SAKYA MUNI BUDDHA!
Con xin chấp tay, cúi đầu đảnh lễ Thầy.
Dạ kính Thầy, hôm nay con viết bài chia sẻ, vì con rất vui thích khi nghe đến đoạn Pháp thoại của Thầy, giúp người đệ tử diệt trừ phiền não khổ sở.
Cuộc hỏi đáp của vị đệ tử và Thầy như sau:
- Thưa Thầy, con tu mà thấy phiền não lăng xăng trong tâm, rất khổ sở.
- Vậy con muốn gì?
- Dạ, con muốn tâm bình yên.
- Ngay cái muốn đó đã làm con khổ sở rồi. Con thấy đám chuồn chuồn bay ngoài kia không?
- Dạ thấy
- Con có khổ sở không?
- Dạ không.
- Đúng rồi, vì con không dính mắc vào đám chuồn chuồn đó, hơn nữa con thấy đám chuồn chuồn đó đâu phải ta, của ta hay tự ngã của ta đâu mà khổ, việc nó bay hay không bay thì kệ chúng nó chứ. Nếu chúng nó bay mà con muốn chúng nó đừng bay mới khổ, thì phiền não cũng vậy, nó bay trong tâm trí thì mặc kệ nó, rồi tự nhiên nó mất thôi.
Nghe đến đoạn này con rất vui thích và nhìn lại chính mình đã tu tập tốt hay chưa? Đôi khi mình đang dính mắc Pháp nhị nguyên mà cứ ngỡ là bất nhị, vì pháp Thầy giảng về Lý thì tột cùng, nhưng về Sự thì tùy căn cơ mỗi người mà tu. Con xin cảm ơn Thầy và đảnh lễ Thầy.
NAMO BUDDHAYA!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2021

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Con xin thành tâm kính đảnh lễ Thầy!
Con xin trình Pháp với những gì con đã trải nghiệm qua.
Con và em là hai người xa lạ, nhân duyên cho chúng con được biết đến nhau và cùng biết đến Đạo Phật, chúng con lại ở trọ gần nhau. Chúng con sống thật lòng với nhau và luôn chia sẽ và cùng nhau tu học, nên tình cảm chị em ngày càng gần gũi hơn. Ban đầu chúng con thực hành chung một thời khoá, cùng một phương pháp, một pháp môn. Thời gian gần đây khi con nghe pháp thoại của Thầy, con lại sự biến chuyển về nhận thức của con rất nhiều, con nhận ra chính mình nhiều hơn, con buông thời khoá của mình, không còn dậy sớm thức khuya để thực hành đúng thời khoá, con không còn tinh tấn nỗ lực để đạt thành một phiên bản tốt hơn. Con biết quan trọng là con phải quan sát rõ biết bản thân mình trong mỗi giây phút. Cái tốt đã có sẵn, chỉ cần buông bỏ những nhận thức và hành vi sai trái thôi. Con có chia sẽ điều này với em, nhưng con cảm nhận em và con như đang lỗi nhịp đập Thầy ạ.
Và rồi con cảm nhận sự thờ ơ, và lạnh lùng của em dành cho con, dù gần nhau nhưng em như đang muốn trốn tránh gặp con. Cho dù con có kết nối nhưng con không hiểu sao em như đang tránh mặt con. Khi cảm xúc đó hiện lên trong con, con đã biết mình đang dính mắc vào em, vào mối quan hệ với người thương. Tâm của con như bị bóp nghẹt và cảm thấy cô đơn vô cùng, con không nói gì và chỉ lẵng lặng quan sát tâm mình diễn biến như thế nào, cảm xúc làm cơ thể con mệt mỏi, con biết đó nhưng con không buông ra được nên chỉ biết quan sát nó diễn biến. Con đã nghĩ mình mạnh mẽ và bao dung cho đến khi chuyện này xảy ra, con ko nói ra nhưng trong tâm con có chút trách em, có chút hờn, có chút giận. Khi tâm này nổi lên con lại thấy trong mình như có hai tâm, một tâm nãy ra những tâm bất thiện với những điều không thiện lành về em, nhưng có một tâm lặng lẽ quan sát những điều đó xảy ra, cho đến lúc, con muốn khóc. Và con đã khóc, nước mắt con tuôn ra. Con khóc vì mình đã thấy ra chính mình rất nhiều sau mỗi câu chuyện. Thấy ra thật ra tình cảm mà mình nghĩ tình thương, con tự hỏi mình thương em hay là thương mình? Tình thương cứ ngỡ trong sáng ấy té ra là cũng không phải tình thương trong sáng hoàn toàn. Thầy nói khi có đau khổ là còn sai. Dạ! con ngẫm lại thấy đúng quá Thầy ạ.
Con đến trước tượng Phật, nhắm mắt ngồi yên lặng một lúc, và hình ảnh Thầy hiện ra trong con, và những lời Thầy giảng, trong lòng con biết ơn đến nhường nào, con đang trải qua những trải nghiệm chân thật ngay trên chính con, con đã thấy bài học về tình yêu thương, về dính mắc, con thấy mình đang nương tựa vào bên ngoài, và tất cả bị cái tôi che đậy, giờ thì con thấy rõ mình hơn rất rất nhiều. Rồi tự dưng con buông được ra, con thấy lòng nhẹ nhàng.
Khi nhìn lại, con thấy như mình vừa được thực hành một bài học rất đáng trân quý.
Dù bao lần trồi sụt nhưng con đã thấy mình sáng tỏ hơn rất nhiều. Con xin tri ân đến Thầy đã cho chúng con những lời dạy thật, những bài Pháp thật quý giá!

Xem Câu Trả Lời »