loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-07-2017

Câu hỏi:

Con kính chào thầy,
Kính bạch thầy, người ta thường nói rằng trong 24 giờ của ngày, người ta thường phân ra: 1 đi, 2 đứng, 3 ngồi, 4 nằm, nghĩa là trong ngày, trung bình người ta đi 2h4, đứng 4h8, ngồi 7h2, và nằm 9h6, tuy nhiên do những đặc thù công việc, hoặc cơ địa của từng người mà có người đi, đứng nhiều hơn, hoặc nằm hay ngồi nhiều hơn.
Con nhận thấy rằng ai nói thầy bác bỏ thiền là không đúng rồi, dù đi, đứng, ngồi hay nằm đều có thể ứng dụng theo pháp của thầy được hết. Thí dụ như đi, đứng mà mình không thận trọng, chú tâm, quan sát, thì sẽ bị gặp sự cố ngay. Còn như mình ngồi mà tâm vọng tưởng đi đâu đâu, như khi ngồi bắt chéo chân lên mà không tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, cứ để cho nguyên khúc phim đời quay, quay hết phim, xả thiền là xong, là luân hồi sinh tử rồi, hoặc mơ tưởng thành bà Tiên hay ông Phật, thì chỉ mong nấu cát thành cơm mà thôi. Còn như nằm mà tâm không rỗng rang thì bị mất ngủ, tâm phải rỗng rang, vắng lặng, buông xả thì thân mới ngủ yên.
Hãy thả "khúc tâm" mình trôi xuôi theo dòng sông tâm linh, không tấp vào bờ bên này, hay bờ bên kia, không ở bên thiện-ác, tốt-xấu, nên-hư, phải-trái, được-mất, hơn-thua v.v... thì khúc tâm mình sẽ tự nhiên trôi thẳng ra biển cả Niết-bàn, dù mình muốn hay không muốn gì… thì kết quả nó sẽ đến một cách tự nhiên.
Vậy là thầy đã chỉ dạy thiền một cách rốt ráo đó chứ, vừa ứng dụng thiền trong cuộc sống và sống trong thiền, trong 4 oai nghi, 24/24 giờ rồi còn gì.
Tuy nhiên trong 4 tướng đi đứng nằm ngồi thì con thấy tướng ngồi nhiếp tâm nhanh hơn, còn như đi, đứng dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh, còn như nằm dễ đi vào giấc ngủ. Con có chủ kiến như vậy xin thầy chỉ giáo thêm, con kính chúc thầy nhiều sức khỏe, dẫn dắt chúng sinh trên con đường tu tập.
Con kính bái thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2017

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Thưa Thầy, sau khi con nghe bài pháp của Thầy về các cấp độ của việc thấy sự thật như nó đang là, con nhận thấy con đã thấy được cấp 1 và 2, tức khi con có tạp niệm, con biết nó đến, biết nó là ảo, nó liền mất, con biết nó mất, sau đó trở về nơi thân thọ tâm pháp và thấy mình trong việc mình đang làm trên tướng của nó. Đến đấy thì dừng lại không thấy được ở cấp độ 3 như Thầy nói. Tuy là thấy ra ở cấp độ 1 và 2 nhưng không phải thường biết như vậy một cách tự nhiên mà lúc có lúc không, phải tinh tấn liên tục trong từng giây bởi vì thôi không tinh tấn nữa là tạp niệm lại về luân hồi không thôi. Con xin hỏi thầy là:
- Con cứ tinh tấn tu những gì con đang thấy như cấp độ 1 và 2 thì đến một lúc nào đó con sẽ thấy ở cấp độ 3 đúng không Thầy.
- Con vẫn tinh tấn sống tỉnh thức trong đời sống hằng ngày nhưng nếu con có thể dành thời gian ngồi thiền nữa (chỉ đơn giản là ngồi xuống buông xả thân tâm quan sát tạp niệm, thấy nó là ảo, nó mất và trở về trọn vẹn với việc ngồi) thì sẽ có ích hơn trong việc tu hành đúng không Thầy?
Con xin cảm ơn và đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2017

Câu hỏi:

Thầy kính mến!
Con bị bệnh trầm cảm hàng ngày con uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Thường xuyên vào mục hỏi đáp và nghe pháp thoại của thầy. Con đã gặp trực tiếp thầy tại Hải Phòng nghe thầy khai thị về giác ngộ và giải thoát. Nhưng hiện nay con không thận trọng chú tâm quan sát được mỗi khi cơn bệnh hồi hộp lo âu sợ hãi đến. Con mong thầy chỉ cho con cách áp dụng Phật pháp vào chữa bệnh trầm cảm này. Con cảm ơn thầy nhiều!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! Con vừa hoàn thành xong khóa thiền Vipassana 10 ngày trở về ạ. Khi con tham gia vào khóa thiền khoảng 5 ngày thì con bắt đầu bị đau khuỷu tay phải. Sau 10 ngày trở về, con ngày càng thấy đau hơn, không cầm, mang nặng đc vật gì bằng tay phải. Con đã đi khám và hiện đang điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt ở một bệnh viện y học cổ truyền. Bác sĩ lại khuyên con không nên ngồi thiền nữa. Con xin thầy giúp con hiểu tại sao con lại bị như vậy không ạ (con vẫn biết đó cũng là nghiệp của con ạ), con vẫn chỉ quan sát nó để thấy và biết vậy thôi với cái tâm bình thản. Nhưng con vẫn muốn xin thầy cho con biết vậy con có nên tiếp tục hành thiền mỗi ngày không, hay chờ điều trị khỏi rồi ngồi thiền tiếp ạ? Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con thiếu sự tinh tấn, bời vì con là người dễ hài lòng với cuộc sống. Mỗi khi có gì phiền não con lại nghĩ chuyện đời tương đối thôi không tuyệt đối được lựa mà sống, thế là phiền não liền hết. Nếu vẫn chưa hết phiền não con mới quay trở về với thân, thọ, tâm, pháp như một phản xạ có điều kiện, rồi lại thấy hết phiền não, rồi lại thôi không tinh tấn nữa.
Xin thầy chỉ bày cho con là con sai ở đâu và làm thế nào để tạo động lực tinh tấn thường hơn thưa Thầy.
Con xin cảm ơn và đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2017

Câu hỏi:

Theo con tìm hiểu về thiền sư Mahasi, ông ấy nói rằng trong vòng 1 tháng, nếu thực hành nghiêm túc, thiền hành xen kẽ thiền tọa, giữ chánh niệm liên tục từ khi thức dậy đến khi đi ngủ thì có thể hoàn thành tất cả tuệ giác và cận kề với tầng giác ngộ đầu tiên là Tu-đà-hoàn, phá bỏ được 3 kiết sử nếu người đó làm theo đúng chỉ dẫn. Thầy nghĩ gì về việc này, có thực sự nhanh như vậy được không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy,

Con có chỗ nghi này muốn hỏi Thầy ạ. Từ khi con thực hành Vipassana thì thường là quan sát tâm. Thấy rõ tiến trình vận hành của các tâm thiện cũng như bất thiện của mình, từ đó điều chỉnh hành vi hoặc cách suy nghĩ lại. Con thấy hiệu quả rất tốt, nhất là khi có nghịch duyên xuất hiện.

Nhưng cách đây 1 tháng con có bị đau răng thấu đến tận xương tủy. Con cũng thử quan sát cảm thọ nhưng không thể quan sát “như nó đang là” như đối với quan sát tâm vì cơn đau cứ buốt lên từng cơn, cơn sân trổi dậy liên tục, con chuyển qua quan sát cơn sân cũng không xong. Cuối cùng con phải tập trung vô quan sát hơi thở để không còn để ý tới cơn đau răng thì thấy bớt hơn chút xíu. Con suy nghĩ, khi mới đau răng đã như vầy thì đến lúc cận tử toàn thân đau đớn thì công phu tu tập của mình có ứng dụng được không?

Sự việc này làm con nhớ đến 1 lần con vào 1 khóa thiền của trường phái chuyên quan sát cảm thọ. Họ bắt ngồi thiền 45 phút bất động cho chân tê buốt và quan sát trên cảm thọ đó. Có phải ý đồ của phương pháp này là để luyện tập dành cho những lúc đau đớn như thế này không ạ?

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-07-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Hằng ngày theo chúng ngồi thiền con hay ngủ gục, nếu con chú tâm thì bị căng thẳng, ngồi thư giãn buông xả thi cũng dễ rơi vào giấc ngủ mặc dù con đã ngủ đủ giấc rồi. Thưa thầy con đã sai ở chỗ nào? Xin thầy giúp con. Thật sự con rất buồn cho mình về chuyện này.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy. Vị Thầy dạy học cho con tu thiền định gần mười năm, trong thời gian một năm gần đây, Thầy bị đau đầu ở chỗ ấn đường hoặc bách hội trong lúc thiền định, Thầy nói rất đau, đau như kim chích, thốn, cảm giác như không cơ xương và còn cảm giác nó chạy lên chạy xuống nữa. Bây giờ còn tệ hơn nữa, những lúc trì chú, tụng kinh hoặc nhìn vào phone là thầy thấy rất đau. Thầy nói vì đau đầu này mà giờ đây Thầy không thiền định được nữa, thật đáng tiếc. Cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy bằng cách nào đó để Thầy con hết đau. Kính thưa Thầy, có phải con đường đi đến giác ngộ giải thoát là phải đi qua tám tầng thiền, đúng không ạ? Theo cái biết của con là không cần. Kính xin Thầy cho con lời khuyên. Kính.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Khi con đang có vọng tưởng, con tỉnh giác thì mọi suy nghĩ tự buông xuống, tâm liền vắng lặng yên tĩnh trong sáng là đúng, là vô trụ, chánh định phải không thầy? Ở chỗ vô trụ con vừa tả thì thân-tâm-cảnh là một vì ở đó không có khái niệm, phân biệt, cũng không có cái ngã mà chỉ một cái biết thuần nhất không có tư tưởng hay lời nói! Còn khi trước con dùng ý chí đưa tâm vào trạng thái không suy nghĩ, như vậy là định tự tạo vì còn bám vào "cái không suy nghĩ" đó.
Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »