loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 73 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm tâm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Dạ con biết ơn Thầy đã từ bi chỉ bảo ạ. Con xin phép trình bày thêm cách nhìn nôm na sau đây ạ. Ví dụ con xem con là cái tổ hợp gồm thân (cái thân sinh vật lý) và tâm (cái tâm tâm lý vọng tưởng) là cỗ xe, còn người vận hành là cái thấy biết tự nhiên trong sáng, vậy thì cuối cùng đơn giản là chỉ có cái xe và người vận hành này gắn bó đồng hành cùng nhau. Và trong quá trình đấy, người vận hành càng thấy rõ biết rõ cỗ xe (và thành phần của nó) thì cuộc hành trình càng thuận theo quy luật tự nhiên, và đi tới đâu sẽ biết tới đó, khám phá tới đó. Cụ thể trong cuộc sống hàng ngày là cứ việc thấy rõ biết rõ bám sát mỗi diễn biến nhỏ nhặt từng giây từng phút và điều chỉnh cỗ xe theo cái thấy biết ấy từng giây phút tùy theo mức độ căn cơ nhận thức tự nhiên không gò ép. Chỉ đơn giản vậy thôi ạ.
Bạch Thầy chỉ thêm cho con thái độ như vậy đã đúng chưa ạ, nếu chưa mong Thầy chỉ thêm ạ.
Con thành kính biết ơn và kính chúc Thầy ngắm trăng Trung thu vui ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Từ khi nghe Pháp Thầy, con sống một cách tự nhiên hơn, nhìn thấy quan sát tâm mình rõ hơn.
Nhưng trong tâm con lại xuất hiện sự nghi ngờ người khác. Khi tâm ấy khởi lên con lại tự nhủ là không nên nghi ngờ người khác, được vài hôm thì nó lại hiện lên. Mà người con nghi ngờ lại là bạn đời của con.
Mong Thầy chỉ dạy cho con trong trường hợp này!
Con thành kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Tâm con hay nghĩ ngợi lung tung, lúc hướng về tương lai, khi về quá khứ, đôi khi thấy lo lắng... những lúc như vậy con niệm câu: trở về với thực tại đang là hoặc thận trọng chú tâm quan sát. Thực hành niệm như vậy có đúng không thưa thầy
Con cảm ơn thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra cái cách mà bản ngã sinh hoạt trong đời sống và cái cách mà bản ngã trở nên sâu dày, bành trướng. Đó chính là chu trình sinh diệt và tích lũy.
Con nhờ thầy xác thực điều này giúp con. Vì trong pháp thoại con chưa được nghe thầy đề cập đến. Trên đời này cái gì cũng thực ngoại trừ những khái niệm, ý niệm (định danh, cho là, phải là, sẽ là) là hoàn toàn không có thực. Tuy nhiên khi niệm tâm thấy bản ngã sinh rồi diệt thì tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo (kết cấu của nó vẫn hiện hữu trong giai đoạn sinh diệt). Chỉ khi niệm pháp mới thấy ý niệm trong sự sinh khởi mới là cái ảo, ảo là vì nó không đúng và không có trên hiện hữu của pháp. Như vậy bản ngã chỉ là các ý niệm (cho là, phải là, sẽ là). Còn cấu thành của cái tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo. Cho nên đối cảnh tâm vẫn cứ khởi đó là chuyện tự nhiên của pháp. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy!
Dạ kính thưa Thầy cho con hỏi, khi tâm bắt ra đối tượng bên ngoài, lôi cuốn con, làm con dính bám mà quên mất thân. Khi đó con có nên tác ý để quay về thân không ạ hay con chỉ biết sự sinh diệt của tâm ạ?
Con kính xin Thầy chỉ giúp con. Con cảm ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, đức Phật có dạy: "Khi tâm xuất hiện thì pháp xuất hiện. Khi pháp xuất hiện thì hình thức xuất hiện... Sau đó thích - không thích, đến và đi. Tất cả mọi thứ xuất hiện."
Vì vậy nếu có tâm tức có vấn đề. Không tâm thì không vấn đề. Nhưng trong thực tế thì con phải có tâm để xử lý mọi việc. Con kính nhờ Thầy giảng để con thấy ra và biết cách hành xử đúng trong mỗi việc hàng ngày. Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-09-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy
Con kính chúc sức khoẻ Thầy ạ. Con có 1 cảm nghiệm như thế này ạ. Trong lúc chạy xe tâm con thường niệm Phật hoặc có khi đọc chú, trong một lần con niệm lục tự đại minh chú thì con có cảm giác xúc động, vỡ oà, nước mắt tự nhiên tuôn trào, thọ cảm đó gọi là gì ạ? Và con quan sát nhưng nó không chấm dứt nhanh như lúc quan sát tâm. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2018

Câu hỏi:

Con xin thành tâm đảnh lễ Sư vì từ hôm con nghe được những bài giảng của Sư con thấy mình như đã có một con đường đúng đắn cho sự tu tập của mình, nhưng vì con nghe qua mạng nên thường bị gián đoạn mỗi khi Sư nghỉ 15 phút là con không biết tìm bài ở đâu. Vậy con xin Sư chỉ cho con biết cách tìm nghe đầy đủ những bài mà Sư đã giảng từ khóa một tới khóa hiện tại được không ạ? Con cũng xin Sư chỉ cho con biết thế nào là niệm tâm trên tâm và niệm pháp trên các pháp ạ vì điều này con chưa hiểu rõ để có thể thực hành được. Con rất biết ơn Sư ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy con nhận được câu trả lời của thầy!
Dạ con cũng mạn phép muốn thầy giúp cho con hiểu thêm tại vì con cũng chưa biết rõ lắm và đang phân vân giữa 2 trạng thái mà con hỏi thầy và thưa thầy theo như thầy trả lời cho con , tâm an nhiên vô sự , rỗng lặng trong sáng thì không khởi niệm nên gọi là chánh niệm, vậy nó chẳng niệm gì mà cái niệm nó niệm là nó niệm cái sự rỗng lặng trong sáng đó thì là chánh niệm, vậy con niệm hơi thở, con niệm bước đi , con niệm các hành động trên thân của con thì cái niệm đó có được gọi là chánh niệm không ạ ?
Và thưa thầy như thầy nói cho con là Chánh niệm tỉnh giác không phải là niệm sinh khởi, vì dù niệm thiện hay niệm bất thiện sinh và diệt thì chánh niệm tỉnh giác vẫn soi chiếu. Con cũng chưa hiểu ý câu này lắm, tỉnh giác, tỉnh thức thì con hiểu rõ thế nào là tỉnh thức, thế nào là tỉnh giác, như con hiểu như này có đúng không ạ tỉnh thức là 1 trạng thái như thầy nói là thấy biết rõ ràng, không hôn trầm, thùy miên, vô ký, niệm gì cũng biết, niệm thiện, niệm ác đều biết rõ nhưng tỉnh thức biết rõ thì phải có mục đích, ví dụ con thấy niệm khởi của con nó khởi hiện lên hoặc nó sử dụng sự tỉnh thức đó để nó phá đi hôn trầm, phá đi tham sân si đó là con hiểu như vậy. Còn tỉnh giác là cái lý của Phật có ở kinh sách, khi con hành động con làm 1 việc gì đó mà có cái lý của đức Phật nói, ví dụ con ăn chay, tâm con thèm ăn thịt, ngay đó con tỉnh thức nhận biết tâm con đang có ý định muốn ăn thịt nhưng ngay đó con tỉnh và giác được cái lý của đức Phật thì tự dưng lúc đó tâm con không ăn mặn. Dạ thưa thầy con hiểu như thế có đúng không ạ .
Và thưa thầy cho con xin phép hỏi 1 câu nữa ạ
- Khi tâm mình ở trạng thái thấy biết niệm thiện, niệm ác và ở trạng thái không niệm thiện niệm ác, thì tâm con nó niệm các trạng thái không niệm đó chứ nó đâu có phải là không có niệm đâu ạ. Tại vì con thấy niệm không, trạng thái biết cái không, trạng thái tâm có vọng, trạng thái tâm không có vọng vậy cái chánh niệm tỉnh giác đó để làm gì ạ, mà trong kinh đức Phật có nói 1 câu, tâm ly dục, ly ác pháp vậy thưa thầy ly dục, ly ác pháp là mình niệm cái trạng thái không có thiện, không có ác, không có niệm thiện niệm ác, tức là cái niệm nó niệm cái trạng thái , thưa thầy như vậy nó có giúp cho con bỏ được thuốc lá, bỏ được rượu, bỏ được sát hại chúng sanh không ạ, bởi vì những gì là ác thì phải được ngăn và diệt chứ ạ. Vâng con xin phép cảm ơn thầy nhiều ạ .

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Qua quá trình học hỏi và trải nghiệm trên tâm thức của mình con có đúc kết một sự hiểu như sau, chưa biết đúng sai nhờ Thầy chỉ bảo con thêm.
Định ở một mức vừa phải có một công năng giúp ta dễ dàng quan sát được sự sinh diệt của phiền não, từ đó dần dần điều chỉnh thói quen. Nhưng nếu ép tâm để được định sẽ sinh ra sự dồn nén tâm thức, bề mặt có thể bớt phiền não nhưng bề sâu phiền não bị dồn nén nhiều và sẽ bung ra một cách khó kiểm soát khi đủ duyên. Người tu tập cần khéo léo dung hòa hai yếu tố niệm và định, niệm tâm giúp duy trì ở mức định vừa phải để quan sát phiền não, định tâm ở mức vừa phải giúp tâm không bị phóng dật cuốn trôi. Vì thói quen, tập khí, và nghiệp lực được tích lũy vô lượng kiếp nên hình thành tâm thức rất dày đặc, phức tạp và khó lường nên cần sự kiểm soát tâm ở mức cần thiết. Nhưng sự kiểm soát tâm này cũng cần được thấy ra vì đó vẫn là ý đồ của bản ngã. Tất cả các tâm sinh khởi dù thiện hay bất thiện đều là pháp không có tự ngã không phải là ta. Có thể hiểu ta (chỉ là danh từ xưng hô) là sự biết sự thấy ra các pháp đó.
Con hiểu như vậy có đúng không Thầy. Nhờ Thầy chỉ bảo thêm.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »