loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 73 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm tâm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-04-2013

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy,<p>
Con rất vui khi được thầy trả lời (ngày 17/4/2013).
Con vẫn muốn trao đổi với Thầy nhiều điều, để lần lần hiểu ra những vấn đề còn khuất mắc trong tâm con. Nhưng thực sự thì con vẫn chưa hoàn toàn hiểu tâm của mình lắm để trình bày với thầy. Vì khi con giảng giải ra được tâm mình như thế nào thì con cũng đã phần nào thấy được tâm mình.<p>
Kính thưa thầy, có những khi tâm con tự nhiên khởi lên những ý nghĩ xấu, không tốt (con không cố ý khởi), rồi liền sau đó con lại xuất hiện 1 suy nghĩ sân hận bản thân mình: tại sao lại khởi ý nghĩ xấu kia?<p>
Có phải tu là càng ngày càng hiểu cái tâm của mình đúng không thầy? Sau một thời gian học Phật Pháp, dựa theo lời Phật dạy, có những lúc con thấy cái tâm của mình nó láu cá.<p.
Con mong thầy dạy cho con để con hiểu thêm về chính mình.
Con cám ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đã từng tham dự khóa thiền của thầy tại Huế. Trong suốt thời gian đó đến nay, con đã ngộ ra rất nhiều điều, và nhận thấy rằng những điều thầy dạy làm cho con giác ngộ từng ngày.<p>
Nhưng đôi khi, con vẫn không thể biết rõ chính mình, vì những cám dỗ cuộc sống: vật chất, địa vị, danh vọng, hay những tham ái, sân, hận, ghét hay thương... Những lúc vong thân như thế, con đã mất rất nhiều thời gian vô ích, con xin hỏi, con phải làm thế nào để luôn chánh niệm, tỉnh giác khi mình rơi vào trường hợp này?<p>
Thứ hai, con xin hỏi thêm:
Trong lúc con đang học, thì một ý nghĩ khởi lên và chúng lôi con đi. Lúc đó, con dừng việc học lại và quan sát chúng, xem nó như thế nào. Như thế có đúng không thầy? Vì con cảm thấy mỗi lần dừng lại để quan sát chúng thì phải bỏ ra 1 khoảng thời gian rồi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2012

Câu hỏi:

Bạch sư con niệm tâm, sư có thể chỉ rõ thêm cho con chánh niệm trên chánh niệm nghĩa là sao?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi, con chưa hiểu lắm câu "trở về thực tại", thực tại ở đây là cảnh vật hoàn cảnh sống xung quanh đang hiện hữu, khi có ý niệm hay mơ tưởng gì không thật hay gây đau khổ thì mình dừng lại rồi quay về với hoàn cảnh sống xung quanh, công việc hiện thực của mình phải không ạ? Nếu như vậy thì có đè nén những tư tưởng đó không thưa thầy?<p>
Con xin thầy giải thích cho con ạ. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi, vốn dĩ tất cả các ý niệm tự khi khởi sinh sẽ có hoại diệt nhưng vì mình chấp chúng là của ta nên cứ kéo dài các ý niệm này. Nếu mình cứ chấp vào những ý niệm đó là ta thì chẳng khác nào cung cấp thức ăn để nuôi và kéo dài mạng sống cho nó. Thiền là quay lại để nhìn cái tâm mình có sinh diệt và bỏ qua chúng vì vốn dĩ nó là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Chánh Niệm Tỉnh Giác là pháp thiền tốt nhất để nhận thấy sự sinh diệt này phải không Thầy? Con xin cảm ơn và chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2012

Câu hỏi:

Con cám ơn thầy đã chỉ dạy cho con. Như vậy khi bị phóng tâm, con chỉ nhìn và quan sát sự sinh khởi của nó phải không thưa thầy? Con kính thầy từ bi chỉ dạy. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2012

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, cho con hỏi. Khi thở vào, biết là đang thở vào, thở ra biết là đang thở ra. Nhưng biết hơi thở từ lúc mới bắt đầu hít vào trong từng sát-na, rồi biết hơi thở ra cho đến hết hơi thở trong từng sát-na, hay là chỉ biết thở vào rồi thở ra chứ không cần phải quan sát thật chi ly từng sát-na ?
Cũng như khi đi, biết là đang đi. Hay là phải biết chi ly từng sát-na như biết đang dở chân lên, biết chân đang bước tới, rồi bàn chân đang đặt xuống mặt đất, bàn chân tiếp xúc với mặt đất, và biết sự khởi đầu cũng như sự chấm dứt trong từng bước chân?
Nếu bao nhiêu chuyện chung quanh cùng xảy ra một lúc, thì con biết hết, nhưng không khởi tâm suy luận hay phán xét. Khi chỉ còn một mình con, thì cái biết về hơi thở hoặc cái biết về đi đứng sẽ như thế nào như con đã hỏi ở trên, xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con kính lạy tạ ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2012

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đọc sách của Thầy Viên Minh có nói "Pháp được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền (thấy ngay lập tức), không có thời gian, hãy hồi đầu mà thấy, ngay trên đương xứ mà mỗi người có thể tự mình chứng nghiệm". Con cũng đọc về Tứ niệm xứ, về thân, thọ, tâm, pháp... Con muốn hỏi rằng, khi con đi xe máy trên đường và trong lòng con có nhiều lo lắng thì con phải quán "đương xứ" như thế nào đây?
Con xin đa tạ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2012

Câu hỏi:

Mô Phật! Kính thưa Thầy, Thầy cho con hỏi: <p>
1. Lúc tọa thiền, ban đầu con theo dõi hơi thở, sau khi thấy vọng tưởng thưa đi con chuyển sang nhận diện vọng tưởng. Có khi con bị vọng tưởng lôi đi một đoạn (con không rõ thời gian bao lâu), nhưng cũng có lúc con thấy nó ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện. Mỗi lần con biết có vọng tưởng thì vọng tưởng liền mất. Rồi vọng tưởng khác lại nổi lên…, cứ thế cho đến hết buổi ngồi thiền. Kính thưa Thầy, khi con thực hành như vậy trong lúc tọa thiền có phải là con đang “quán tâm trên tâm” không? <p>
2. Cũng có lúc trong thời tọa thiền vọng tưởng nổi lên nhiều quá thì đầu con bị căng, thường khi đầu bị căng thì chân cũng bị đau nhức đến không chịu được, dù con biết là không nên tìm cách đừng cho vọng tưởng nổi lên, chỉ cần biết có vọng tưởng thôi, đồng thời chân đau thì biết là chân đau thôi không cần tìm cách tránh cái đau đó. Tuy nhiên, không biết trong vô thức khi thấy vọng tưởng nổi lên nhiều quá hoặc khi chân đau nhiều quá con có “đè” nó không, nhưng những lúc đó đầu con bị căng, thậm chí có lúc bị đau đầu. Những lúc đầu căng đồng thời với chân đau nhức như vậy nên dù chưa hết thời gian ngồi do mình đặt ra con cũng phải xả thiền. Vì, kinh nghiệm bản thân con là nếu cố chịu đựng để vượt qua cái đau ở nơi chân và căng đầu đó, thì sau khi xả thiền con bị căng thẳng lắm. <p>
Sau những thời thiền như vừa nói nếu không kiềm chế hoặc tìm cách tránh tiếp xúc với người khác thì con thường xẳng giọng với người mình tiếp xúc. Con nghĩ mình đã thực hành bị sai cái gì đó trong lúc tọa thiền, nhưng không nhận ra cái sai đó là gì. <p>
Thưa Thầy, con phải làm như thế nào cho đúng pháp?
Cúi xin Thầy từ bi chỉ dạy. Con thành kính tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi ạ. Khi có một niệm bất thiện khởi lên thì con có những phương pháp đối trị, chuyển hoá nào ạ? Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »