loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Niệm tâm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 11-03-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy khi chánh niệm thì tham sân si không có mặt, như vậy nói chánh niệm về tham sân si thì tham sân si sẽ tự diệt thì có mâu thuẫn không ạ, vì có ý kiến cho rằng "khi chánh niệm đâu có tham sân si để mà chánh niệm, chỉ khi tà niệm thì mới có tham sân si mà thôi". Như vậy có gì mâu thuẫn không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-03-2017

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy đầu tiên con xin cảm ơn Thầy rất nhiều, vì có Thầy mà con đã nhận thấy được chính mình. Mặc dù con chưa có duyên lành để nghe trực tiếp Thầy dạy thiền 1 lần nào cả, con chỉ nghe Thầy giảng trên mạng rồi con làm theo lời Thầy dạy, mặc dù con không biết dùng ngôn ngữ để diễn tả được pháp hành của con đang thực tập, nhưng những lúc con nghe pháp thoại của Thầy khi Thầy nói tới những sự thật nào thì con tự soi chiếu thì ngay đó con thấy mình thực hành rất đúng theo Thầy chỉ dạy, những chỗ nào con chưa thực thấy thì con không hiểu.
Thầy ơi! Con rất hoan hỉ trong hơn 1 tháng nay. Vì con luôn luôn nhìn thấy cái sai của mình và luôn luôn nhìn thấy được sự khổ đau từ thân tâm mình mỗi khi có những sự nhận thức sai lầm ngay chính mình, rồi con lại điều chỉnh lại sự nhận thức của mình. Khi con nhận thức đúng theo pháp thì con thấy tâm con rất thoải mái và nhẹ nhàng.
Mỗi lần thân đau là con lại có thêm 1 cơ hội để quay về niệm thân rồi niệm tâm và niệm pháp luôn. Cái nào sanh mạnh hơn cái kia thì con thấy cái đó trước. Thân đau nhiều thì con thấy thân đau nhiều rồi con quan sát tâm có khởi sanh lên như thế nào bất an, lo sợ hay chống đối lại với cái đau ấy... rồi con tùy duyên thuận pháp mà thay đổi cái nhìn sai của mình cho thích hợp với pháp. Con cứ liên tục thấy rồi sửa sai. Cho tới ngày hôm nay con thấy tinh thần của con rất thoải mái (mặc dù con chưa hoàn thiện lắm nhưng so với trước đây con đã đở khổ rất nhiều).
Con thật sự hành rất đơn giản là những gì đến đi với thân tâm con như thế nào thì con thấy như vậy, rồi chú ý vào sự nhận thức của mình thêm 1 chút nữa rồi điều chỉnh lại cho đúng pháp là được.
Nhờ nắm được nguyên lý của Thầy nên con dễ nhận thức trong việc thực hành hơn. Con xin cảm ơn lời dạy rất quý báu của Thầy. Nhờ thế mà con mới thấu hiểu là thiền thật sự quá đơn giản không hề phức tạp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. Lúc trước có gì đó khó chịu thì con thường sân, rồi con lý luận là tại nó như vậy, tại người kia nói sai, tại họ chưa biết,... nhưng vẫn thấy sân. Nhưng khi con nhìn thẳng không giải thích gì cả thì nó hết, con thấy hay nên con chia sẻ lên đây ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, con xin thành kính đảnh lễ thầy.
Khi có chuyện buồn trong công việc, lúc đó con phải niệm tâm làm sao ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2016

Câu hỏi:

Kính thầy.
Chánh niệm là niệm: thân thọ tâm pháp. (chỉ niệm nhưng không phê phán, tức là Như thị kiến, như thị tri).
Niệm thân: là nghĩ nhớ “những gì đang sinh khởi nơi thân” như: đi đứng ăn uống
Niệm pháp: là nghĩ nhớ “những gì đang sinh khởi nơi pháp” như: mưa rơi, chim hót
Như vậy, niệm tâm có phải là nghĩ nhớ "những gì đang sinh khởi nơi tâm”.
Chẳng hạn như những suy tư chân chánh đang sinh khởi trong tâm về: lời dạy của Phật, ý nghiã trong kinh điển Pãli, văn chương, khoa học vân vân…
Kính xin thầy dạy bảo cho con.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về thiền Tứ niệm xứ.
Thưa thầy bài trình pháp này của con viết ngày 16/08/2016. Con nhận ra được đây là kim chỉ nam cho cuộc sống của con trong đời này.
Mặc dù con đã làm rất nhiều chuyện trong cuộc sống nhưng cuối cùng cho dù thành công hay thất bại, hài lòng hay không hài lòng thì kết quả vẫn là sầu, bi, khổ ưu, não.
Chính vì vậy mà nội tâm con luôn đi tìm một con đường thật sự để sống đúng tốt và cuối cùng nhờ thầy mà con đã tìm ra. Thiền tứ niệm xứ chỉ đơn giản là trở về quan sát lại thân và tâm, quan sát lại các tình trạng cảm giác của thân và các tình trạng cảm xúc của tâm và đặc biệt là thái độ phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh sống.
Thiền tứ niệm xứ bao gồm; niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Khi nắm vững nguyên lý và thực hành thiền tứ niệm xứ trong đời sống thì giá trị cốt lõi thiền tứ niệm xứ mang lại là phá đi bản ngã vô minh ái duc. Con người sở dĩ đau khổ chỉ đơn giản là do sống trong vô minh. Vô minh là không biết sự thật. Nếu biết sự thật và sống trong sự thật thì không có phiền não khổ đau. Vậy sự thật là gi? Sự thật là tất cả những gì khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà không có cái bản ngã vô minh ái dục chen vào. Như vậy mỗi người đều đang sống trong một tình trạng ảo được kết thành từ những kinh nghiệm, khái niệm, quan điểm… biểu hiện dưới dạng cái “ta”. Phá đi cái ta trong từng hoạt động, trong từng suy nghĩ... thì đó cũng chính là phá đi bản ngã vô minh ái dục chi phối đời sống mỗi người. Phá đi cái ta tức là gỡ ra trói buộc do chính cái ta cột vào. Cột vào như thế nào thì gỡ ra cũng như vậy. Gỡ ra chỉ đơn giản là biết cái ta đã cột vào như thế nào, hậu quả ra sao. Chính vì vậy mà thầy đã dạy chúng con: Chỉ có sự giác ngộ trong tương giao, không có sự giác ngộ cá nhân.
Bản ngã vô minh ái dục hình thành từ đời sống, do đó cũng phải từ đời sống mà phá đi bản ngã vô minh ái dục. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm là giúp cho mỗi người biết trở về nhìn lại thân và tâm, hạn chế tình trạng tâm chạy ra bên ngoài dính mắc vào các đối tượng, hay đắm chìm trong quá khứ hay mộng tưởng tương lại. Niệm pháp là thấy ra trói buộc khi tương giao với hoàn cảnh sống. Thấy ra khổ chỉ là ảo, thấy ra nguyên nhân đưa đến đau khổ là hoạt động tạo tác của bản ngã trong tình trạng vô minh, tà kiến. Khi một tâm sinh lên có thể là do duyên bên ngoài tác động hay tự bên trong phát ra mà tâm ấy là phản ứng của bản ngã đầy chất trói buộc thì đó chính là luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Đạo đế chính là tuệ thấy được tâm sinh lên từ sự duyên khởi, thấy trói buộc từ tâm ấy đem đến… cũng tương đương với niệm pháp là con đường duy nhất để tháo gỡ những trói buộc hay phá ra bản ngả vô minh ái dục. Thưa thầy con tin là nếu sống như vậy thì giác ngộ giải thoát là tất yếu. Giá trị sống của con người trên cuộc sống này chỉ có vậy.
Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính chào Thầy, cho phép con được hỏi Thầy:
Con thực hành theo pháp Tứ Niệm Xứ, mục quán tâm, dạo này con không muốn nói chuyện và đi chơi nữa con cảm nhận buồn buồn sao đó Thầy, như vậy có sao không Thầy?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, trong thiền tuệ, thầy dạy rằng BUÔNG (bản ngã) để CẢM NHẬN (pháp) đến đi một cách tự nhiên mà không nỗ lực cố gắng. Như vậy có phải là Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm và niệm pháp cùng lúc hay không? Con có đọc cuốn Pháp hành thiền tuệ của sư Hộ Pháp có đoạn nói rằng: Trong niệm thân thì không nên niệm thọ, tâm, pháp...hoặc ngược lại...Mong thầy chỉ ra cho con sự liên hệ giữa các pháp này. Con kính chúc thầy sức khoẻ, an vui.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-04-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Con kính bạch thầy! <p>
Sau khi nghe pháp của thầy, con có sự liễu tri và thực hành ứng dụng cho mình trong đời sống sinh hoạt. Và con có đôi lần trình pháp với thầy qua mạng như thế này. Tuy là đôi lần trình pháp ấy thì con chỉ trình bày được sự thông hiểu của mình mà thôi. Đến nay, con cũng vẫn chỉ là ở sự thông hiểu thôi ạ. Nhưng con cũng không mong muốn ở mình phải nhanh hay chậm ở sự đạt được gì cả, sự việc đến tâm con vẫn còn sự dính mắc và phiền não chi phối. Ừ phiền não thì biết phiền não, sân thì biết sân thôi không chạy theo cơn sân để dẫn đến hành động không hay, dừng lại, "nhẫn" một bước trời yên biển lặng, thắng vạn quân không bằng tự thắng mình. Thay vì trước đây con sẽ tìm mọi cách để chiến thắng lại đối phương nhưng nay thì con biết quay về để tự thắng mình hơn (thắng cái bản ngã sợ thua người). <p>
Kính thưa thầy! Con có suy tư một điều mong thầy chỉ dạy cho con! Theo con, tâm chúng ta không lúc nào ngừng nghỉ cả, luôn có "niệm" hoạt động liên tục từ thô đến tế. Con xin ví dụ: khi có một niệm sinh khởi con quán thấy đang có một niệm thì niệm đó dừng lại, ngay giây phút ít ỏi đó, theo con là tâm tĩnh lặng. Vì lúc đó có sự tỉnh giác biết có vọng niệm sinh khởi và thấy nó và thấy tâm lúc ấy cũng bình lặng lại, yên lặng lại. <p>
Nhưng con có suy tư thì ở sự quán thấy đó cũng là đang niệm (niệm của sự thấy), nhưng ở đây cái thấy ấy vượt ra khỏi sự dính mắc vào cái niệm sinh diệt kia thôi. Và theo sự quán sát của con với tự nhiên bên ngoài thì tất cả các sự vật đều là một thể hoạt động liên tục không ngừng. Ví dụ như gió, gió luôn hoạt động mà mình chỉ thấy khi nó có sự tiếp xúc với cây cỏ, hoa lá,... Theo con suy luận thì tâm cũng vậy, cũng hoạt động không ngưng, liên tục liên tục, nó vốn là sự vận động của "niệm". Nhưng khi không trụ vào "niệm" tức là tỉnh giác (kể cả "niệm thấy", thấy chỉ biết thấy rồi nó qua đi). Thì đó có phải là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" không thưa thầy? Đây là sự hiểu và lý luận của con. <p>
Như thầy từng khuyến khích con đôi lần trình pháp trước thì con cần hiểu đúng trước rồi từ từ sẽ có sự thực hành. <p>
Con mong thầy phân tích cho con được hiểu tường tận. Con xin cảm ơn thầy! Con kính chúc thầy sức khỏe và an vui, là người thầy kính mến của chúng con trên bước đường học đạo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Tuy con đã thực hành thiền minh sát được một thời gian nhưng còn vẫn còn nhiều khúc mắc trong pháp hành. Con xin trình bày kinh nghiệm của con ở đây mong thầy được thầy giải. <p>

Kỹ thuật thiền đầu tiên mà con học được là trong khóa thiền niệm thọ. Kĩ thuật này chú ý đến việc chánh niệm các cảm thọ bằng cách quét một cách có hệ thống các phần trên thân. Việc kéo chánh niệm đi này đối với con khá căng thẳng và dùng rất nhiều sức, nên mỗi khi hành thiền cơ thể con thường bị nóng lên và có cảm giác mệt mỏi. Giai đoạn này theo con hiểu thì chánh niệm là việc nỗ lực lớn duy trì khả năng nhận biết trên các thân phần nhỏ. <p>

Sau đó, con có may mắn tham gia trọn vẹn một khóa thiền khác về kỹ thuật niệm tâm thì con cảm thấy phù hợp hơn, mặc dù kĩ thuật này đã giúp con thả lỏng hơn kĩ thuật trước nhưng sự cố gắng níu giữ chánh niệm của con vẫn còn khiến con đôi lúc cảm thấy căng thẳng. Trong quá trình hành thiền đặc biệt là khi kinh hành, con đôi lúc con cảm thấy tâm con bị tách làm 2 phần, 1 phần tâm cố gắng điều khiến chuyển động (trong trường hợp kinh hành là bước đi chậm rãi), 1 phần tâm khác quan sát các hiện tượng. Con nhận ra rằng khi con càng cố gắng điều khiển chuyển động thật chậm rãi, thì con càng trở nên căng thẳng hơn, tâm càng trở nên tán loạn và khó nhận biết. Còn lúc con thả lỏng cho thân di chuyển một cách tự nhiên gần như chỉ có ý thức về tâm hay biết hoạt động thì con lại cảm thấy mình ghi nhận được tốt hơn. <p>

Về sau này con cũng có cảm giác tương tự như vậy ở trong lúc thiền ngồi, đôi lúc tâm con vẫn còn những đòi hỏi thô tế muốn bám vào để mục đang chánh niệm (dạng như nếu nó mất đi thì con sẽ tự động điều khiển chánh niệm nhiều hơn vào đó để có thể thấy nó rõ lại). Việc này tạo cho tâm con những căng thẳng ngay lập tức. Còn khi con buông lỏng toàn thân, không còn cố gắng gì nữa, thì có một vài khoảng khắc còn cảm giác khi tâm tĩnh lặng các đối tượng sự tự động đập vào tâm, để tâm ghi nhận một cách tự nhiên. Đến thời điểm hiện tại thì con hiểu chánh niệm theo cách như trên tức là để tâm mình thả lỏng và bình thản (tỉnh lặng) một cách tự nhiên không cần nhiều nỗ lực khi tâm đạt đến một mức độ thả lỏng nhất định thì mọi đối tượng sẽ tự động va đập vào tâm dẫn đến việc chánh niệm liên tục mà không căng thẳng. <p>

Con có đọc được trong sách rằng ngài Ajahn Chah có nói đại ý sau khi có được định tâm, sự quán chiếu sẽ tự động tiếp diễn. Con có cảm giác là con hiểu một chút ý của ngài, nhưng con vẫn không thực sự chắc chắn được gì cả. Nên có muốn hỏi thầy cách hiểu của con về chánh niệm như trên có điểm nào không đúng không? Về việc nỗ lực và thả lỏng con vẫn còn nhiều phân vân. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »