loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giáo dục & dạy con'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-12-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Cháu con năm nay 6 tuổi. Từ khi chưa được 4 tuổi cháu đã hay đổ lỗi, đến giờ thì hay nói sai sự thật để đạt được ý muốn của mình.
Con mông lung về việc này lắm, con mong Thầy chỉ dạy!
1) Đây là quả của nghiệp nhân đời trươc của bé, khi lớn, phải trả giá rồi bé sẽ học ra bài học của mình, sẽ thay đổi? Con có nên tạo cơ hội để bé học ra không?
2) Môi trường nào (duyên nào) làm nhân cũ trổ quả sớm như thế? (mặc dù ở trường, ở nhà không ai như vậy)
3) Bố mẹ cháu và bà nội kinh doanh cùng Amway (đa cấp), mọi người luôn phải nghĩ cách nói khéo để vận động người khác mua hàng và tham gia với mình. (nói cách khác là luôn bày mưu tính kế dụ dỗ người khác để đạt được mục đích của mình).
Từ lúc có bầu đến nay, bé luôn sống trong trường sinh học vụ lợi này! Trường sinh học này có ảnh hưởng? có tạo duyên? để nghiệp nhân cũ của bé trổ quả sớm thế không ạ?
4) Con định giúp bé sớm nhận ra bài học của mình bằng cách: Mỗi lần bé nói sai sự thật thì phân tích kỹ cho bé, sau đó là hình phạt, ví dụ không được xem hoạt hình, không được đi chơi, không được mua đồ chơi... nói chung là cấm những sở thích của bé một thời gian có nên không Thầy ơi?
Con Cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hôm qua con có bài học hay và mới lạ làm con hơi lúng túng ngỡ ngàng lắm thầy ạ. Con xin phép chia sẻ nơi đây Thầy nhé.

Vợ chồng con có một đứa con gái sắp bước sang tuổi 18. Vừa xinh đẹp, vừa học giỏi, vừa bạn bè nhiều và ai cũng thích. Hôm qua con gái con dẫn về một cậu con trai cùng lứa và thêm một cặp của bạn cháu nữa để đến nhà con chơi, khi gặp con bọn trẻ đều vui vẻ muốn lấy lòng con, mua cho con trà sữa, trưng bày cây Noel cho con, còn nói là mai mốt sẽ leo lên nóc nhà trang trí đèn Noel cho nhà con. Xem ra thì nhìn giống 2 cặp. Con hỏi cậu con trai quen con gái con thì là một đứa trẻ rất bình thường, không có bằng cấp đại học, không nghề nghiệp chi chi tốt lắm.
Sau đó bọn trẻ xin đi ra ngoài chơi ban đêm thì con không cho. Bạn con gái con mất hứng đều ra về vì lúc này con đang bị nội tâm con xáo trộn bên trong. Khi bạn nó về, con gái con và con ngồi nói chuyện lâu lắm. Con tỏ vẻ không thích bạn trai của con gái con làm cho nó cũng buồn và bực bội con. Con gái con nói với con:
“Mẹ biết không, con sắp 18 tuổi rồi, con chưa bao giờ có bạn trai là vì con muốn cho mẹ vui nên con kén chọn lắm, các bạn con ai cũng có bạn trai, bọn họ đã có nhiều kinh nghiệm trên đường tình, còn con như một con nai tơ. Mỗi khi con tiếp xúc với bạn trai nào cũng đều nghĩ xem người này ba mẹ có thích không? Có phù hợp ba mẹ không? Ba mẹ có đồng ý không? Nên đến giờ con chưa quen ai. Sao mẹ không cho con sống và trải nghiệm đúng với tuổi teen của con? Chưa chắc gì người tình tuổi 18 của con sẽ là chồng của con, và dĩ nhiên là con cũng không ngu đi quen với những người không ra gì, ba mẹ phải tin con. Dĩ nhiên là con hiểu ba mẹ thương con muốn mọi thứ tốt đẹp cho tương lai con nhưng đây là cuộc sống của con, con cần và muốn trải nghiệm nó. Mẹ đừng có nhồi nhét vào đầu của con là chồng của con sau này phải như thế này phải thế kia vì những tiêu chuẩn của mẹ có thể không phù hợp với con đâu và có khi còn là toxic (độc hại) cho con nữa là khác. Con chưa vấp té mẹ đã muốn nâng đỡ con rồi. Con chưa học mẹ đã muốn con học giống mẹ rồi. Tại sao mẹ không hiểu được con gái mẹ ra sao? Mẹ phải tin tưởng và vui vẻ cho con trải nghiệm chứ? Con đâu phải một đứa con gái hư hỏng đâu mà mẹ cứ suốt ngày lo lắng sợ sệt cho con?…"
Thế là con gái con nói nói rất nhiều và cũng làm con tỉnh ngộ thêm một lần nữa Thầy ạ. Cuối cùng thì con cũng nói, “Thôi cho mẹ xin lỗi. Con nói đúng tất cả. Một lần nữa mẹ lại xem con như một baby của mẹ ngày nào, chắc là mẹ đã quên con 18 tuổi rồi, con sắp bước vào tuổi thành niên rồi. Mẹ cứ lo lắng, áp đặt và xen vào chuyện của con hoài. Mẹ đã thấy mẹ có lỗi rồi vì bên trong mẹ có một cảm giác thương con và thương cho người bạn trai con dẫn về nhà. Cậu ta có làm gì sai đâu, chỉ vì mẹ đặt tiêu chuẩn con gái của mẹ cao quá, phải quen người học cao, phải đẹp trai, phải giàu, phải tương xứng với con gái của mẹ... Nhưng nếu con nói vậy thì mẹ cho phép con tiếp xúc quen biết các bạn khác giới để con có cơ hội tìm hiểu. Một người đàn bà khôn là chọn được cho mình một người chồng tốt. Một người đàn bà kém thông minh sẽ cho chọn sai chồng thì sẽ khổ cả đời. Con hạnh phúc, con vui là ba mẹ vui và hạnh phúc. Con khổ thì ba mẹ có vui bao giờ. Ba mẹ chỉ có con là con một nên tất cả những gì có ba mẹ đều dồn cho con hết. Mẹ chúc con may mắn khôn ngoan thận trọng tìm hiểu khi kết bạn với các bạn khác giới."

Sau đó thì hai mẹ con cũng hiểu nhau thêm, và con đã học xong bài học mới mà pháp mang đến cho theo cái dạng này. Lại là một lần nữa buông cái ta và của ta ra thì mọi chuyện nó mới trở nên tốt đẹp hơn Thầy nhỉ? Chứ bám vào định kiến qui định tiêu chuẩn tiêu đề của mình để đạt được cái này cái kia thì chỉ làm khổ mình khổ người. Thế mới biết pháp Thầy khai thị nó vi diệu làm sao. Con từ phương xa xin cảm ơn Pháp, cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-07-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy giúp con. Con đi dạy toán cấp 2, sắp đến ngày về hưu rồi mà thấy ngán ngẩm. Một lớp tự giác học khoảng 5 em, còn lại là nói chuyện ồn ào, đã đủ các cách nhưng không tác dụng gì cả. Nếu tuỳ duyên thuận pháp, việc dạy là của mình còn việc học là của học sinh thì không có kết quả gì cả. Vậy con phải làm sao, thực tế xã hội hiện nay chiếm đại đa số, nếu nổi sân thì lại tạo thêm nghiệp. Con nhờ Thầy gợi ý. Cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2021

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có con gái năm nay 6 tuổi, đôi lúc cháu không ngoan, ương bướng, cãi bố mẹ, và khăng khăng làm theo ý mình, con có nổi sân lên, mắng và đánh cháu, cháu bảo là mẹ đánh đau, sau khi đánh cháu con cũng rất hối hận. Thưa thầy, con làm như vậy có đúng không ạ? Và con nên làm thế nào để kiềm chế cơn sân của mình mỗi khi cháu không ngoan, không nghe lời bố mẹ ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-06-2021

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thưa thầy, nhà con có 2 cháu nhỏ. Cháu lớn 10 tuổi, cháu bé 8 tuổi. Mỗi tối đi ngủ con vẫn thường hay cho cháu nghe các câu chuyện Phật giáo "Con gái của Đức Phật", "Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt", "Chuyện con Rùa mù ở biển"... các cháu đều rất thích thú. Con cũng hay nói chuyện về nhân quả, phước đức, cho các cháu xem phim "Cuộc đời Đức Phật". Đến nay các cháu đều thuộc bài Kinh Hạnh phúc.
Tuy nhiên trong nhà mỗi cháu mỗi tính. Cháu gái lớn tính hơi đành hanh và hay bắt nạt em, còn cậu em thì hiền lành và hay cam chịu. Đỉnh điểm là hôm con cho 2 cháu về nhà mẹ con chơi, cháu lớn cào mặt cháu bé. Con và bố cháu nhìn rất đau lòng vì lúc 3-4 tuổi cháu cũng từng thế. Khi đó vết hằn rất sâu và thành sẹo trên mặt. Con đã nghiêm khắc nhắc nhở. Con nghe thầy giảng con hiểu phần nào các Pháp đang tự vận hành, để mỗi người học ra bài học riêng. Nhà con mới về chung cư được 6 tháng, các cháu không có bạn. Con trai con tính hiền lành, nội tâm, chỉ 2 chị em chơi với nhau. Tuy bé nhưng cháu thích nghe kể chuyện Phật, Pháp, hay nhường nhịn, sống tình cảm. Con và bố cháu lo những việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý cháu.
Con xin Thầy chỉ dạy để con biết cách dạy bảo và can thiệp vào các cháu thuận pháp và đúng lời Phật dạy ạ! Con thành kính tri ân Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông.
Con của con đang bị nghiện nặng, ca hát trên mạng và cho tiền những người ca hát chung ở VN vì muốn tỏ ra ta là người Úc nên vung vãi tiền không tiếc, rốt cuộc hết rồi thì đi vay mượn đầu này đầu kìa để vui chơi, không thể kìm chế được, thức đêm thức hôm không có sức khỏe để làm việc. Con làm mẹ không biết phải làm sao, khuyên can thì không nghe lời, con rất lo lắng và buồn khổ. Con kính xin Sư Ông cho con lời khuyên.
Con thành kính tri ân Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-04-2021

Câu hỏi:

Con Chào Sư Ông.
Trong kinh pháp cú có đoạn sau:

Con Tôi, tài sản của tôi!
Ðó là ưu não cho người cuồng si
Trong "ta", "ta" ấy có gì!
Tài sản, con cái khác chi mộng trường!

Con xin hỏi sư Ông 2 câu:
Câu 1: Đoạn kinh Pháp Cú này phải hiểu thế nào cho đúng ạ? Đôi khi phải chịu đựng nhẫn nhục với những người trong gia đình con thấy nản nản muốn bỏ đi tu luôn vì trình độ căn cơ của con chưa đủ khả năng định ở trong cái động được.

Câu 2: Con cái trong nhà nói nó nó cứ ngồi lì chơi chứ không đi ngay. Nếu mình không nạt lớn tiếng thì nó không đi (mà nạt lớn tiếng thì mình sẽ nổi sân). Hoặc không cầm roi thì nó không đi mà cầm roi quất 1 cái là trong lòng mình nổi sân. Có rất nhiều lần con niệm là quất cái roi này thì trong lòng mình phải chánh niệm không sân nhưng kết quả là khi quất xong thì lại sân. Vậy có cách nào quát lớn hoặc quất 1 cái roi phạt mà mình không sân không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2020

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ.
Chuyện con đang gặp phải là chuyện về đứa em trai của con năm nay lên lớp 9. Gia đình con truyền thống lao động cả con lẫn cha mẹ đều sống rất hoà nhã, giản dị và khiêm tốn. Nhưng đứa em con thì lại khác hẳn, bản tính nó vẫn là đứa nhút nhát, hiền lành nhưng càng ngày nó càng bị bạn bè xấu lôi kéo rủ rê sa vào các tệ nạn xã hội. Cha mẹ con biết vậy nên cũng răn dạy rất nhẹ nhàng từ tốn cho nó hiểu, nó cũng nhận sai nhưng lòng thì không phục và tỏ ra rất chống đối. Tối qua con đã không kìm nén được nên đã đánh nó hai bạt tai, nhưng hình như hiệu quả cũng bằng không. Con ghi nhớ lời thầy rằng pháp sẽ tự dạy con người ta học ra bài học của bản thân mỗi người tuỳ căn cơ trình độ. Vậy giờ con nên để tự pháp dạy cho nó bài học nó cần hay con cần sử dụng pháp chế định cụ thể ở đây là roi vọt để đánh gục cái bản ngã của em con đây ạ? Nhìn em con như vậy con đau lòng quá thầy ạ. Mong thầy cho con lời khuyên.
Con cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-09-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con phải làm sao khi một người con rất yêu quý lại nghiện chơi game ạ. Tính tình và mọi thứ đều thay đổi nên con cảm thấy không thể tiếp tục được nữa ạ.
Con xin thầy chỉ dạy cho con.
Con thành kính đảnh lễ tri ân thầy và chúc thầy nhiều sức khoẻ ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2020

Câu hỏi:

Con kính thưa Sư Ông, xin Sư Ông chỉ dạy cho con ạ.
Con trai con thường hay có những hành vi, lời nói chưa đúng mực. Khi con ứng dụng pháp trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong biết chỉ biết để quan sát cháu thì con thấy tâm mình bình an, thậm chí đôi lúc con có thể mỉm cười và nhắc nhở nhẹ nhàng cháu. Có điều là, cháu lờ đi như không nghe thấy và vẫn tái phạm.
Tuy nhiên, cũng có những lúc con khởi lên suy nghĩ phải có trách nhiệm dạy dỗ con nếu không nó có thể hư hỏng, nên khi con nói một vài lần cháu không nghe, thì cơn nóng giận của con nổi lên. Con vẫn quan sát được tâm sân từ lúc bắt đầu đến lúc cao trào là khi con bực tức, thậm chí mắng và đánh cháu.
Con quan sát được hai lộ trình tâm của con, như hai con người hoàn toàn khác.
Con xin Sư Ông chỉ dạy cho con trong tình huống này thì đâu mới là cách hành xử đúng tốt ạ. Con cảm ơn Sư Ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »