loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giáo dục & dạy con'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-12-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có đọc những chia sẻ về những khó khăn của cha mẹ với con cái. Con cũng có một đứa con tâm thần không được sáng suốt lắm, nên làm nhiều việc hư hỏng, gây nên những kết quả không tốt cho chính nó, trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Chúng con dùng mọi cách, cứng rắn với nó, nhỏ nhẹ khuyên lơn cũng có. Và chúng con đều làm với một tình thương và hy sinh cho nó. Mỗi khi làm phước hay sau giờ ngồi thiền con vẫn hồi hướng và cầu xin chư thiên bảo hộ cho nó. Nhiều lần con ngồi với nó mấy giờ đồng hồ để nghe nó chia sẻ về những khó khăn của nó, con ngồi nghe và nói với nó là con chấp nhận hết tất cả, nhưng cũng xót xa lắm... Con của con biết là tụi con thương nó, nhưng rồi cũng chẳng thấy gì thay đổi.

Có những lúc không biết phải xử lý như thế nào, viết 2 tờ giấy, khấn với Tam bảo chỉ dạy cho con. Và làm theo tờ giấy mà con bốc được. Con cũng nghiệm được là thật ra, mình chỉ chọn cho mình học bài học nào mà thôi. Việc đến thì thấy ra mà học thôi, nhưng đôi khi cũng thấy cuộc đời lạnh lùng quá thầy ạ...

Con muốn viết thư này để chia sẻ rằng, không phải là rồi mình sẽ tìm ra cách nào đó để giải quyết vấn đề con cái, nhưng là để học bài học về khổ, bài học về buông xả, bài học nhẫn đến tận cùng... Còn có thay đổi gì được hay không là chuyện của pháp, như thầy dạy.

Con cũng muốn chia sẻ sự cảm thông và tình thương của con đến những cha mẹ gặp những trường hợp khó khăn về con cái như chúng con. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay...

Con kính cám ơn thầy đã đọc những chia sẻ này của con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2017

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con mới sinh con đầu, mọi người bảo 2 mẹ con khắc nhau. Con để ý từ khi sinh bé ra con gặp nhiều tai ương trong công việc và mọi thứ, bệnh liên miên. Con bế ngủ, cho bé ăn bình thường thì khóc dữ lắm nhưng sang tay bà thì im luôn và chịu ăn dù bà chưa làm gì cả. Con nghĩ đây là cái duyên con phải trả nhưng nuôi con quá khó vậy nhiều lúc con bực mình và chán nản quá ạ. Tuy nhiên con vẫn yêu bé hơn cuộc sống của mình.
Con nên làm gì và suy nghĩ thế nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-12-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, con là đệ tử Chân Tâm Nguyện, vợ chồng con có một bé trai 5 tuổi và một bé gái nửa tuổi. Bé trai của con mắc chứng tự kỷ và khó khăn trong giao tiếp, bé không biết thưa khi bị gọi, không biết trả lời khi bị hỏi và cũng không biết hỏi khi có nhu cầu. Do đó bé hay cáu gắt khi không giao tiếp thành công với người khác! Cảm xúc của vợ chồng con cũng thường bị lên xuống thất thường theo cảm xúc của bé và nhiều lúc con nổi sân. Cả một quá trình lâu dài như vậy khiến con thấy bất an vì không thể hiểu được con mình, vậy kính mong thầy cho con lời khuyên ạ!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Xin thầy chỉ dạy cho con.
Con trai của con năm nay 14 tuổi học lớp 8 ở một trường tư tương đối nghiêm túc. Ở nhà thì cháu khá ngoan, ăn nói lễ phép, hiền lành, cũng khá hiểu đạo vì đã tham gia 2 khoá tu mùa hè ở Thiền Viện Viên Không Ni. Nhưng cháu rất lười học, bài vở ở trường thì bữa viết bữa không, ít chịu học thuộc bài, làm bài tập không đầy đủ, có hôm còn chửi thề trong lớp. Cô giáo cứ phàn nàn suốt. Con cảm thấy con bất lực với con mình. Con đã cố gắng chăm sóc con con ăn uống, sức khoẻ, thỉnh thoảng tối tối tâm sự về cuộc sống, con cũng kiểm tra bài vở xem có thuộc bài chưa, nhưng các môn toán lý hoá con không còn nhớ kiến thức để cùng cháu học và cũng không có thời gian để xem lại kiến thức cũ vì con còn nhiều việc của mình. Con phải làm sao cho cháu ý thức học ạ? Chồng con ngày xưa tuy không chăm chỉ nhưng vì thông minh nên học khá giỏi, con thì chăm chỉ nên cũng học giỏi, sao con con nó chỉ giống bố nó ở điểm lười mà không giống cái tốt ạ? Con nên làm sao thưa thầy? Con chỉ có một đứa con, nó học hành như thế con thấy lo quá. Con còn dự định cho nó lớp 11 sang Úc du học tự túc, song lại nghĩ ở đây với bố mẹ mà còn học lớt phớt như vậy, qua bên đó không có ai kềm cặp đốc thúc thì có khi càng trượt dài vì cơ bản cháu không ý thức được việc học. Xin thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn thầy! Kính đảnh lễ thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con luôn kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe để vui sống và giúp ích ngày càng nhiều chúng sinh.
Con có điều này không biết nên làm sao. Con trai của con năm nay 21 tuổi, cháu hiền và ngoan nhưng khi nghe con giải thích rằng: "Luật Nhân Quả gần giống như bài toán cộng và trừ những điều thiện và ác mà con hành động từ nhiều kiếp đến nay, và kết quả của bài toán cộng trừ này là cái Phúc Đức mà con sẽ hưởng trong hiện tại cũng như tương lai. Khi con chết, con không mang theo được gì kể cả thân xác, nhưng còn một thứ con mang theo kiếp sau đó là Phúc Đức, vì vậy con nên sống tốt..."
Cháu trả lời: "Con không tin có kiếp sau, nếu có thì con cũng chẳng biết kiếp trước mình là ai".
Kính mong Thầy anh minh cho con một lời khuyên. Con thành tâm đảnh lễ Thầy!
Kính thư.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-12-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có một khúc mắc trong lòng xin thầy hướng dẫn cho con. Con là con trai một nên dù đến nay là 28 tuổi ba mẹ vẫn rất quản lý con. Dạo này không biết nghe lời đồn đại gì đó mà ba mẹ càng siết chặt quản lý con đến mức cấm đoán đủ thứ, ngoài đi với bạn gái ra còn lại thời gian con phải ở nhà không cho đi đâu hết. Con rất bức bối nhưng vì biết cha mẹ vì thương mình nên con cũng cô gắng chiều theo ý ba mẹ.
Rồi đến hôm nay, con định đi từ thiện ở vùng kia cùng 1 đoàn từ thiện là 2 ngày nhưng ba mẹ lại nhất quyết không cho con đi, nói con kiếm cớ đi chơi này nọ và không chịu xin phép, dù thật sự con nghĩ đi từ thiện là việc tốt thôi nên con đã không xin trước mà đã đồng ý rồi. Con cũng đã nói cha mẹ không yên tâm con có thể chụp hình làm chứng, kể cả trực tiếp nhưng cha mẹ vẫn không hề hài lòng, muốn con ở nhà cho yên tâm. Thật sự hiện tại con rất khó chịu, con không muốn cãi lời ba mẹ làm ba mẹ không vui nhưng con cứ phải chịu trong tình cảnh quản lý ngày càng chặt như vậy con cảm giác tù túng đến chịu không nổi. Con trước giờ luôn là vai trò một người con ngoan chưa từng hề phạm một lỗi gì khiến cha mẹ phải phiền lòng nhưng cha mẹ vẫn kiểm soát một cách quá mức như vậy, con không thể hiểu nổi được nữa mà sự nổi loạn trong lòng con ngày càng lớn dù con không muốn như vậy. Xin Thầy từ bi hướng dẫn con vượt qua nỗi khổ này. Mô Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2016

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy cho con hỏi, vợ con vừa sinh con đầu lòng. Xin thầy nói cho con những nguyên lý cơ bản trong việc giáo dục con cái ạ.
Con kính đảnh lễ và xin chúc thầy nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con đọc sách được biết, trẻ con có sự ngây thơ mà những vị cao nhân vươn đến như sự tái sinh lần hai để trở về như thuở ấy. Những kiến thức những va chạm với cuộc đời sẽ dẫn đến tôi luyện chúng gai góc hơn và càng xa thuở ngây thơ đó. Con có con 3 tuổi và không muốn con mình sẽ đi vào con đường đó. Không biết khi lớn lên nó có chịu quay đầu để có thời gian sống tỉnh thức với bản thân không. 3 tuổi rưỡi nhưng nó không nói được nhiều như bạn bè xung quanh. Vợ chồng con đang cùng can thiệp sớm để bé nói nhiều hơn. Vì vậy con rất lo nó lớn lên sẽ không hiểu được những điều con truyền đạt và nếu mắc sai lầm thì càng khó quay đầu hơn. Con có nên cho học Phật từ khi còn nhỏ không và có nên can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của nó không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Chỉ mới gần đây, con được nghe các bài giảng của Thầy về Giới – Định – Tuệ. Con có hiểu ra một số vấn đề, hiểu được mình đang ở đâu, chuyện gì đang xảy ra với con.
Con hiểu được mình sống vô minh, nhiều sân, đầy bản ngã, chưa thấy pháp.
Con bắt đầu biết không phản ứng với xuân hạ thu đông, bình tĩnh với sinh lão bệnh tử, ngậm nghe cho đến hết kiếp này, nghiệm khổ để sáng ra nhiều thứ.
Thận trọng, chú tâm, quan sát
Sáng suốt, định tĩnh, trong lành
Hôm nay, con xin hỏi Thầy những điều con còn vướng về bản ngã mong muốn.

1. Nghe Thầy giảng, con dễ dàng phát tâm buông bỏ, vì trong con cũng không nhiều ham muốn.
Nhưng vì điều gì hơi khó là bỏ nên con dễ đứng yên, thậm chí là lùi lại phía sau, và tách khỏi mọi người.
Muốn chồng bớt vui tiệc tùng tiếp khách (cho dù là công việc), biết đủ với sắc dục.
Muốn dạy con cẩn trọng, chú tâm, quan sát.
Muốn người khác ngưng làm điều sai trái.
Muốn cha mẹ đừng yêu cầu, đừng làm những điều mà con cháu không chiều được (muốn này rất khó).
Ngay cả cái mong muốn chia sẻ điều tích cực cho những người thân cũng đã là bản ngã khó khăn và mệt mỏi. Buông bản ngã thì sống không tích cực, ôm bản ngã thì mệt, có khi như là ôm phao trên sông, và không thể buông phao tùy tiện.

2. Con người thường sống với bản ngã đầy tham vọng, mong muốn và sự nổ lực cố gắng không ngừng.
Con thì vẫn là người hay đứng ở lưng chừng đồi vì thiếu cố gắng đến cùng, dễ buông bỏ nữa chừng vì thấy mệt và biết đủ.
Nhưng con lại thấy khó khi dạy con cái, động viên học trò đi học phải nổ lực vượt khó để học giỏi hơn và học giỏi nhất. Khi học trò không đứng hạng nhất, con an ủi bạn nhường niềm vui cho gia đình và bạn bè của bạn đang đứng nhất, nhưng trò không nghe.
Nếu con là Thầy Cô giáo, con cũng cần nỗ lực dạy học và mong muốn học trò học giỏi.

3. Người khuyết tật.
Hơn ai hết, họ luôn cố gắng vượt qua số phận.
Đối với họ, thần chú là không có ước mơ nào không thể thực hiện nếu có niềm tin.
Vậy, bản ngã của họ lớn lắm sao? So ra họ sinh ra đã thiệt thòi lại còn còn khổ đồng hành với bản ngã vượt khó.
Thưa Thầy con hiểu sai hay hiểu chưa tới?

4. Đốt nhang niệm Phật cầu mong cho gia đình bình an đã mang màu mong muốn.
Sinh nhật, đám cưới phải nói lới chúc hạnh phúc cho dù biết hạnh phúc nào rồi cũng dẫn đến khổ đau, chẳng lẽ là “chúc khổ đau về sau”.
Tết là dịp chúc nhau ra rả, chúc người già sống lâu trăm tuổi (dù biết sống già sống dai sống dở), chúc người tu hành đắc đạo, Niết-bàn.
Con rất tiết kiệm lời chúc, phần vì lung túng, phần vì thấy sáo rỗng, ảo vọng.
Xin Thầy giảng thêm về lời chúc, cách chúc giữa những người biết Phật Pháp với nhau.

Kính thư.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con thường nghe pháp Thầy giảng và con thấy rất hay. Trong đó con thấy tâm đắc nhất với câu nói của Thầy là: "Con người ta đến với cuộc đời này để học lấy bài học của mình". Con hiểu rằng tất cả mọi người mình gặp, tất cả mọi sự việc xảy ra với mình đều để cho mình học ra một bài học nào đó. Chính vì thế bây giờ con cảm thấy tự tin hơn mối khi gặp cảnh trái ý đến với mình.
Nhưng kính thưa Thầy con có một vài điều muốn hỏi Thầy. Con có 1 cậu con trai 9 tuổi, cháu là một đứa trẻ cá tính rất mạnh. Tức là gặp phải chuyện gì không vừa ý là cháu phản ứng rất dữ dội như hét ầm lên, vùng vằng, đập tay, đập chân. Những lúc đó con chỉ biết im lặng quan sát cháu, cố gắng hiểu xem thực sự cháu đang có cảm giác như nào để có thể giúp cháu. Mặc dù con cũng đã tìm hiểu và cố gắng rất nhiều nhưng cá tính của cháu cũng không có mấy thay đổi. Nhiều lúc con cảm thấy bất lực. Những lúc đó con lại nhớ có lần Thầy có nói rằng: "Cứ để cho nó tự học lấy bài học của mình", nhưng con lại nghĩ cháu mới 9 tuổi làm sao có thể hiểu và tự học được bài học của nó. Ví như nếu không bảo ban định hướng và yêu cầu cháu học thì cháu chơi suốt ngày. Nếu bảo cháu học thì cháu lại phản ứng rất mạnh với con. Con rất muốn giúp cháu để tính nết của cháu thuần hơn, ngoan hơn nhưng con không biết phải làm thế nào?
Con kính mong Thầy cho con một lời khuyên.
Con xin thành kính cảm tạ công đức của Thầy!

Xem Câu Trả Lời »