Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 09-04-2016
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Thưa thầy cho con hỏi là con đã thực tập thả lỏng thân tâm khi ngồi, nhưng sao vẫn không thể định tĩnh, sáng suốt được ạ? Khi nghe pháp của thầy thì thấy đường vào tâm rất gần nhưng khi thực tập (thận trọng, chú tâm, quan sát) thì lại không được, tâm vẫn lăng xăng, có phải do thói quen đã huân tập lâu nên mới vậy? Con có nên kiên trì thực tập không ạ? Khi nghe pháp thoại của thầy con cũng ngộ ra nhiều điều nên con rất tham nghe, vậy con có bị kẹt trong cái tham này không ạ? Con kính mong thầy chỉ cho con thấy rõ để con tiếp tục thực tập ạ. Con kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 22-03-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.
Ngày gửi: 20-01-2016
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, con xin thầy giảng cho điều thắc mắc sau. <p>
1/Khi hành thiền con có nên phân biệt đây là niệm thân, đây là niệm thọ, niệm tâm hay là niệm pháp không? <p>
2/Con chưa hiểu rõ "trọn vẹn" là thế nào vì khi con thở con cũng biết con đang thấy, đang nghe như vậy con có sai không? <p>
Con xin cảm ơn và kính chúc sức khỏe thầy.
Ngày gửi: 31-12-2015
Câu hỏi:
Kính Thầy, <p>
Con tình cờ tiếp cận giáo pháp của Thầy trong khoảng thời gian gần một năm. Con có download các bài giảng của Thầy để nghe trong lúc lái xe đi làm trên con đường dài freeway 405 đi về Los Angeles mỗi ngày hơn 3 tiếng đồng hồ. Đây là con đường cao tốc có nhiều nạn kẹt xe và tai nạn mỗi ngày. Những bài giảng trên website Trung Tâm Hộ Tông đã là những bài học hữu ích khi con lái xe. Sau một thời gian thay vì bị nhiều stress và khủng hoảng như trước đây khi lái xe, con đã bình thản, thoải mái và tĩnh lặng trước dòng xe như thác lũ lên xuống mỗi ngày. <p>
Khi lái xe con đã ứng dụng lời dạy của Thầy, thay vì đến nơi yên tĩnh, nhắm mắt, theo dõi hơi thở, hoặc đến chùa tụng kinh niệm Phật, trì chú, con đã thực hành như sau: <p>
Thận trọng: khi sang lane, ra exit, tránh xe chạy ẩu... <p>
Chú tâm: chạy đúng hướng, nhìn bảng hướng dẫn chỉ đường... <p>
Quan sát: tốc độ, cảnh sát, quang cảnh hai bên đường... <p>
Và nhất là "trở về thực tại đang là" mà không suy nghĩ chuyện vẩn vơ... để tránh tông vào xe khác. <p>
Đây là những bài học thiền trong đời sống hằng ngày đã thay đổi thái độ và hành động của con rất nhiều.
Thời gian khi lái xe đi làm mỗi ngày đã trở thành thời gian hành thiền của con, có rất nhiều kết quả tốt.
Con cám ơn Thầy như đã có mặt với con mỗi ngày ở tại đây và bây giờ. <p>
Cuối năm, con kính chúc Thầy trong năm 2016 có được nhiều sức khoẻ để tiếp tục qua Mỹ thăm chúng con...
Ngày gửi: 24-10-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, hôm nay con xin mạo muội mượn trang web của Thầy để chia sẻ với các bạn đạo gần xa, nếu ai có bệnh rối loạn thần kinh thực vật giống con thì cố gắng thực hành thận trọng chú tâm quan sát và trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại đang là, và khi cơ thể mệt mỏi thì cần thư giãn buông xả như Thầy đã chỉ dạy. Vì con đã thực hành pháp này hơn 1 năm nay thì bệnh đã thuyên giảm rất nhiều. Con hoan hỉ vô cùng, chính vì thế con muốn chia sẻ pháp hành này với các bạn đồng tu. <p>
Căn bệnh này làm cho mình lúc nào cũng lo âu sợ hãi, đụng việc gì cũng sợ, làm cho thân tâm luôn bồn chồn mệt mỏi. Từ khi vào được pháp Thầy thì con thấy rất hay còn hơn uống thuốc nữa, vì con đã uống rất nhiều thuốc từ Đông y đến Tây y, bác sĩ đều bó tay với bịnh của con. Nhờ duyên lành nghe pháp Thầy chỉ dạy con kiên trì nhẫn nại cho đến hôm nay bệnh đã thuyên giảm thật đáng kể. Tinh thần cũng sảng khoái hơn, đầu óc sáng suốt hơn, không còn lo âu và sợ hãi như xưa. Hành pháp phải tự nhiên không nên cố gắng, vì bệnh này không thích hợp với sự cố gắng, càng cố gắng càng thêm căng thẳng thần kinh. Tự nhiên là tốt nhất. Cứ thấy pháp đến và đi 1 cách tự nhiên thôi không cần nắm giữ việc gì cả, không cần tìm hiểu về chúng để khỏi rối loạn thêm. Cứ hành đúng mới thấy rất hiệu quả. Sống với thân tứ đại này không sao tránh khỏi bệnh tật, khi bệnh thì cứ xem như đó là bạn thân ghé thăm mình mà vui vẻ tiếp đón, nếu buồn phiền thì chỉ tự chuốc thêm nỗi lo âu sầu khổ vào tâm đó thôi. Không ai làm mình khổ mà tất cả đều do mình nhận thức sai và hành vi sai nên mới đưa đến khổ đau trong vòng sanh tử luân hồi. Nếu nhận thức đúng thì khi bệnh chỉ có thân đau nhưng tâm không khổ. <p>
Con là người nhiều bệnh, nào là bệnh thần kinh thực vật, bệnh bao tử, đường ruột, gout, rối loạn tiền đình, viêm xoang... trước đây con thật sự vừa đau thân vừa khổ tâm rất nhiều khi phải chịu hết bệnh này tới bệnh khác xoay con như chong chóng. Nhưng nhờ chăm chỉ làm theo hướng dẫn của Thầy rồi tùy duyên ứng biến sao cho phù hợp với thân tâm mình mà dần dần con đã lấy lại được tinh thần, cứ mỗi lần mệt con nằm buông thư khoảng 30 phút thì thấy toàn thân rần rần rồi từ từ khỏe lại cứ như thế mà dần dần tinh thần con khỏe lại và tươi tỉnh hơn. Cũng nhờ có bệnh mà con khám phá thân tâm mình rất rõ ràng, và tìm thấy lại ngôi nhà của mình. <p>
Con xin chia sẻ những gì con thấy được trên thân thọ tâm pháp này với quí bạn đạo. Con cũng xin kính lời tri ân sâu sắc đến Thầy, chúc Thầy thân tâm thường an lạc.
Ngày gửi: 20-09-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Mới đây con được nghe "Thực tại Hiện tiền" của Thầy, con cảm thấy như là mình đã tìm được một vật gì quý giá lắm, con nghe đi nghe lại nhiều lần, mỗi lần con hiểu một cách khác, nó sâu sắc và thực tế. Từ nơi xa này con xin đảnh lễ sát đất cảm tạ lòng từ bi của Thầy đã bố thí cho chúng con bài Pháp đó. Nhưng điều cốt yếu con muốn hỏi Thầy là có thể nào Thầy mở một khóa tu để hướng dẫn trực tiếp cho chúng con có thể tu tập mà tìm lại Bản lai diện mục của mình, và sống với thực tại trọn vẹn như nó đang là không à ? <p>
Con cám ơn Thầy! Kính chúc Thầy pháp thể an khang, thân tâm thường lạc!
Ngày gửi: 19-09-2015
Câu hỏi:
Kính Thầy!
Sao gọi là chấp pháp? Sống với thực tại đang là có bị chấp pháp không?
Con thành kính đảnh lễ và tri ân Thầy.
Ngày gửi: 31-08-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy trong suốt thời gian thực hành theo lời Thầy chỉ dạy, con luôn tinh tấn chánh niệm trên thân thọ tâm pháp. Thì giờ đây con học ra rất nhiều bài học cho chính bản thân mình, con nhận thấy được rằng dường như con đã thay đổi hoàn toàn từ lời ăn tiếng nói, từng hành động cư xử, con đã bớt đi tính nổi sân thành lời và mọi tham vọng trong cuộc sống này. Lúc trước thì còn hay ganh tỵ và đố kị rất nhiều, còn có sự so sánh hơn thua với người này người kia, còn lo âu và sợ chết rất nhiều... nhưng giờ đây con thấy tất cả những điều trên chỉ làm cho con càng phiền não thêm mà thôi, không hề đem lại sự an lạc và hạnh phúc thật sự. <p>
Giờ thì con cứ trọn vẹn với thực tại đang là từ khi thức dạy đến lúc tối ngủ, con luôn nhận biết thân tâm con. Khi có phiền não gì khởi sanh thì con nhận thức nó như nó đang là, khi xúc chạm việc đời thì con lắng nghe kỹ lại những gì cần thiết thì con ứng phó, những gì không cần thiết thì con không quan tâm đến nữa, vì con thấy khi quan tâm quá nhiều thì cũng dẫn tới phiền não khổ đau cho mình. Nhiều tháng con quan sát thì giờ con đã thấy rất rõ ràng mọi phiền não khổ đau chính là do mình nhận thức sai lầm theo ý đồ bản ngã. Nhờ vậy con liên tục điều chỉnh lại hành vi và nhận thức của con sao cho đúng pháp. Vì thế con luôn điều chỉnh lại chính mình mỗi ngày từ hành vi và nhận thức của con. Nên giờ đây khi tiếp xúc với nhiều người con đã bớt căng đầu, bớt mệt và khó chịu như trước đây. Con tập theo Thầy tùy duyên mà thuận pháp. Những gì cần nói thì nói không cần thì im lặng, làm như vậy con thấy đỡ hao tốn năng lượng rất nhiều. Còn lúc nào cơ thể con khỏe thì con thấy nó như vậy nhưng con cũng không vui với cái khỏe ấy vì con thường xuyên bịnh hoạn rất nhiều, lúc nào cơ thể mệt và đau đớn thì con cũng trọn vẹn với cái khổ thân như nó đang là, con đã bớt đi sự sợ hãi rất nhiều thay vì trước đây con sợ hãi thật là khủng khiếp. Vì giờ đây con đã thấy ra mọi thứ sợ hãi đều xuất phát từ tưởng mà ra, cứ trọn vẹn với cái đau và cái mệt như nó đang là thì không có vấn đề gì cả. <p>
Một lần nữa con thật sự rất cám ơn Thầy chỉ cho con được pháp học và hành thật quý báu biết bao, nhờ đó con đã dần dần khám phá ra chính mình ngay trong thực tại đang là. Con kính chúc Thầy luôn luôn khỏe mạnh và thân tâm thường an lạc.
Ngày gửi: 18-08-2015
Câu hỏi:
Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy! <p>
1. Hiện nay, có nhiều bài giảng về cùng một bộ Kinh của nhiều tác giả với nội dung có phần khác nhau. Khi con đọc những phần giảng luận như vậy, con có nghi ngờ thì sự nghi ngờ này có sai không? Khi giảng cùng một bộ Kinh tuy tác giả khác nhau nhưng ý nghĩa trong một bộ Kinh luôn luôn có giống nhau không? <p>
2. Thưa Thầy, khi con chú tâm quan sát con nhận thấy khi con làm việc đúng hay sai con đều biết. Trước khi làm một việc gì đó, thì trong tâm đều khởi lên ý muốn, nếu ý muốn này sai mà có lực thôi thúc mạnh thì mặc dù vẫn biết là sai nhưng thân vẫn làm theo ý muốn đó. Có phải ý muốn ở đây là nghiệp lực dẫn con đi vào sự luân hồi không? Có phải vì điều này nên Đức Phật dạy chúng con cần chánh niệm tỉnh giác nhằm tăng thêm sự định tĩnh sáng suốt để không bị ý thức của bản ngã dẫn dắt? <p>
Con thành tâm tri ơn Thầy rất nhiều vì Thầy đã tạo điều kiện cho chúng con có thể thân cận học hỏi dù chúng con vẫn ở xa Thầy.
Ngày gửi: 09-08-2015
Câu hỏi:
Mô Phật! Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy. <p>
1. Con đã đọc phần Thầy giảng bài kinh Bát Nhã trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền. Con hiểu được như sau: <p>
- Sau khi tiếp xúc với trần cảnh, chúng ta thận trọng, chú tâm, quan sát thì lúc đó chiếu phá được ngũ uẩn, nghĩa là "sắc, thọ, tưởng, hành, thức" không tập khởi và tích trữ. <p>
- "Sắc bất dị không". "Sắc" là 6 căn, 6 trần đang tồn tại trong thế giới khách quan. Còn "Không" có hai nghĩa: <p>
Một, "Không" là do mắt không có ý đồ của bản ngã muốn tiếp xúc với trần thì không có nhãn xúc và nhãn thức tập khởi nên có sắc mà cũng như không. <p>
Hai, "Không" là dù căn trần có tiếp xúc nhưng do không hình thành khái niệm phân biệt chủ quan (không vô minh, tà kiến, tưởng tượng) nên trong thấy chỉ thấy sắc như thị mà không hình thành tướng sắc nào. Do vậy mà "sắc chẳng khác không". <p>
- "Không bất dị sắc". "Không" ở đây là "Thực tánh Vô tánh". "Sắc" là sắc pháp, chỉ là tánh duyên khởi nên cũng "không tự tánh". Do vậy, cả hai mặt thực thực tại của sắc đều có tánh không như nhau, nên "không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc". <p>
2. Con nhận ra rằng có những hình ảnh, cảm xúc trong quá khứ hiện về, khi đó con không cần đè nén, hay ủng hộ hòa vào ký ức mà tự chúng sẽ hiện lên rồi biến mất rất nhanh. Con nghĩ mình nên tỉnh giác để thấy rõ những điều này, không nên có ý định lấy vọng tưởng đè vọng tưởng. <p>
Con kính mong Thầy hoan hỷ chỉ giúp con về những điều trên con đã hiểu đúng chưa? <p>
Con thành tâm tri ân Thầy nhiều lắm vì Thầy đã giúp cho chúng con thêm ánh sáng trí tuệ.