loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 181 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'như nó đang là'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-08-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông, <p>
Từ xa con xin cung kính đảnh lễ sư ông ba lạy ạ! Thưa sư ông, từ buổi đầu được nghe pháp thoại của sư ông đến nay, trong con luôn có một niềm xúc động vô cùng. Một điều rất kì diệu là từng lời dạy, từng ví dụ của sư ông (qua hiểu biết và cảm nhận của con) hầu như giống hoàn toàn với một vị cố hòa thượng của hệ phái khất sĩ - Người đã truyền pháp quy y cho con. Người chỉ khác sư ông là rất ít khi trả lời câu hỏi của phật tử vì Người từng bảo là tư tưởng hay bản ngã đặt vấn đề đã là sai, tìm cách giải quyết vấn đề là càng dại. Mà quan trọng là phải thấy ra tiến trình phát sinh của vấn đề - hay tiến trình hình thành nên ngũ uẩn. Nên con cảm nhận cách dạy của Người như một người cha, rất nghiêm khắc và muốn con mình dù khổ đau nhưng phải tự đứng dậy. Còn cách dạy của sư ông lại như một người mẹ, tuy biết rằng con mình phải tự học ra bài học của nó nhưng vẫn vỗ về, an ủi để nó cảm thấy còn có một chỗ dựa tinh thần. Con thấy mình thật quá may mắn khi trong đời được hội ngộ và nghe lời dạy của Sư Ông và sư phụ. <p>

Nhưng thưa Sư Ông, do hoàn cảnh riêng mà con chưa từng được tiếp chuyện với sư phụ con lần nào dù con đã tha thiết mong được học pháp với Người. Con nhớ mãi những lần đi về vội vã, phải chạy đua với thời gian xuống tận Trà Vinh như khi con lên chùa Sư Ông. Lần nào trở về trong con luôn là nỗi hẫng hụt to lớn, chỉ buồn vì phước duyên mình kém cỏi. May mắn được diện kiến vị minh sư mà mình hằng mơ ước nhưng cũng ngậm ngùi vì không thể được thân cận học hỏi để không uổng kiếp người này. Rồi sư phụ con cũng ra đi theo lẽ vô thường, nay một lần nữa con gặp được sư ông nhưng bao năm rồi con vẫn chưa hóa giải được nghiệp ràng buộc của mẹ con. Lòng con vẫn đau đáu sự tiếc nuối khôn nguôi. Như vậy có phải là con đã đánh mất thực tại đang là không thưa sư ông? Một mặt con vẫn nhẫn nại học bài học bất như ý của cuộc đời, mặt khác con lại chưa nguôi ý định tạo tác muốn học pháp với sư ông. Kính xin sư ông cho con lời khuyên. Con xin cảm tạ sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2014

Câu hỏi:

Con chào Thầy ạ. Khi đến chùa, con có một vài người bạn Đạo và tụi con cùng học Đạo với nhau. Vì là những người có ý thức tự giác, nên tụi con học Đạo và làm việc cùng với nhau không nảy sinh vấn đề gì. Nhưng trong môi trường tu học của tụi con, có những bạn ý thức rất kém, không có ý định chủ hướng tu học rõ ràng. Do vậy, các bạn ấy thường kết bè nhóm để nói xấu những bạn mới vô tu, chỉ trích và "ngồi lê đôi mách" về những chuyện của thiên hạ, khiến sinh ra nhiều xáo trộn trong chùa, mà nạn nhân luôn không phải là các bạn này. Trong thâm tâm con, những lúc nghe các bạn ấy chỉ trích mình hoặc người khác thì tâm khởi lên ý rất khó chịu hoặc hay phản ứng. Con tự thấy, thực sự không phải những người mà các bạn ấy chỉ trích là thực sự xấu hay có vấn đề như các bạn ấy suy diễn và phán quyết. Mà gần như, vấn đề gây ra xáo trộn đang nằm ở chính các bạn này. Nhưng sự thật thì khổ thay! Với người chưa có ý thức tự giác cao, khó lòng tự mình "làm Thầy chính mình", khó có thể tự thấy tâm mình đang như thế nào và do vậy chưa thể điều chỉnh hành vi cho phù hợp với thực tại đang là, cũng là chuyện rất tự nhiên thôi. <p>

Con và một người bạn thân của con sau rất nhiều loay hoay, thì bỗng chốc khám phá ra sự thật này. Tụi con dần có sự cảm thông hơn, không còn phản ứng tiêu cực khi bị tai tiếng nữa. Nhưng hơn hết, chắc có lẽ hai đứa con cũng không còn tự tạo thêm khổ đau cho chính mình nữa, nên trong cuộc sống có nhiều niềm vui hơn, dù mọi việc vẫn diễn ra như trước. Hai đứa con đồng ý với nhau "Mình lùi một bước thì người ta tiến một bước, đó cũng là quy luật tự nhiên, hai đứa mình cứ tự tại mà chịu thiệt thòi vậy", "Ừ, mình cứ lấy tâm thiện lành mà sống tốt với mọi người, tâm thiện lành tự nó là phúc đức và hạnh phúc rồi phải không?". Hai đứa con mong được Thầy chỉ dạy thêm. Con cũng mong, qua câu hỏi này, các bạn Đạo khác cũng nhanh chóng thấy ra sự thật, để trong cuộc sống học Đạo của mỗi người có nhiều niềm vui và ý nghĩa hơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-06-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, thời gian vừa qua, có người bạn giới thiệu con mới biết đến Thầy. <p>
Nghe các Pháp thoại và đọc các câu trả lời của Thầy, con đã phần nào hiểu về đường lối tu học của Thầy, con rất tâm đắc. Nhưng có điều, trước khi biết pháp tu học của Thầy, có người giới thiệu tu học theo phương pháp Tổ Sư Thiền. Vậy con xin phép Thầy được hỏi, lúc "tham" bên Tổ Sư Thiền có giống lúc "thận trọng-chú tâm-quan sát" bên pháp của Thầy hay không? <p>
Kính mong Thầy giải đáp giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2014

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông, <p>
Trước tiên con xin được cung kính đảnh lễ sư ông lần thứ nhất, lần thứ nhì, lần thứ ba. Con kính chúc sư ông pháp thể luôn được khinh an và có một chuyến hoằng pháp viên mãn ở trời Âu. <p>
Thưa sư ông, cũng khá lâu con đã không gửi thêm câu hỏi cho sư ông nhưng con vẫn luôn thực hành tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mỗi ngày. Thời gian trước khi con thường gửi câu hỏi cho sư ông, tuy luôn được sư ông tận tình chỉ dạy nhưng dường như trong con lại phát triễn một ảo tưởng hay một sự ám ảnh. Con thấy mình hơi dính mắc vào lý thuyết và khái niệm dù con hiểu điều sư ông mong chúng con thực sự nhận được là thấy ra sự thật. Vì thế mà đôi lần con tưởng rằng mình đã chạm được thực tánh pháp nhưng có lẽ vẫn chỉ là pháp khái niệm. Lúc ấy khi tâm rỗng lặng, con lại hồ hởi đón chờ trạng thái khinh an, thư giãn và buông xả hoàn toàn mà một lần nào đó con đã trải nghiệm. Nhưng khi con vừa khởi lên ý hồ hởi: "A, điều đó sắp đến rồi!" thì tự dưng mọi thứ như tối sầm lại và con biết pháp đã đi qua rồi. Vì lẽ đó mà con dành một ít thời gian để thoát khỏi ám ảnh về khái niệm, về những điều học được và chỉ để tâm trí mình ở trạng thái tự nhiên nhất để quan sát. Sau đây con xin được trình một vài điều nhỏ con nhận ra trong những ngày qua để sư ông khai thị thêm cho con: <p>
Khi con giữ chánh niệm trong từng hoạt động hàng ngày, con thấy quả thực lúc ấy chỉ có pháp hay dòng sinh mệnh trôi chảy, hoàn toàn không có mặt của cái ta ảo tưởng. Và khi ấy tâm con không bị các cảm giác lăng xăng co kéo. Tâm không vui không buồn, không có sự nhiệt tình, hăng hái, sảng khoái như đang ăn ngon, đang xem một bộ phim hay nhưng tâm cũng không bị ngưng đọng, dã dượi, phiền muộn. Chỉ có một trạng thái xả rất nhẹ, nhẹ đến nỗi nếu không giữ chánh niệm thì con lại rơi vào hôn trầm. Từ khi vào trạng thái này một cách tự nhiên, con chợt nghĩ sự sống thực sự chỉ có sống và xả thôi. <p>
Điều thứ hai là khi thường giữ chánh niệm, con thấy khó khăn khi phải nhớ về một sự việc quá khứ nào đó. Nói vui là dường như là con bị tẩy não luôn, những kí ức trước đây cứ mờ dần mờ dần. Đôi khi con thử cố nhớ lại nhưng cũng khá khó khăn (trước đây trí nhớ sự kiện của con rất tốt. Nhìn thoáng qua sự vật, sự việc gì là con gọi tên, định dạng và bắt được ngay mối liên hệ với quá khứ.) Còn giờ thì hoàn toàn ngược lại. Ví dụ con tình cờ gặp một người quen, con nhận ra ngay đó là người con đã quen nhưng để nhớ lại anh đó tên gì, quen như thế nào thì phản ứng chậm hơn xưa rất nhiều. <p>
Kính thưa sư ông, qua phần trình pháp của con, xin sư ông cho con lời khai thị về việc hành giữ chánh niệm của con có đúng pháp và đúng lộ trình không ạ? Các biểu hiện mà con gặp có liên quan tự nhiên đến sự chánh niệm tỉnh giác không ạ? <p>
Một lần nữa con xin cung kính đảnh lễ sư ông!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con rất cám ơn Thầy đã trả lời thư rất nhanh cho con, một lời dạy qúi giá đã thay đổi cách sống và cuộc đời của con trong phút chốc. Đó là lời Thầy dạy: "hãy từ bỏ thái độ chứ không phải từ bỏ cuộc đời...". Nên nhìn cuộc đời với cảm nhận thực tại đang là, không tham đắm, không chấp thủ và chỉ với tinh thần Không-Vô Tướng-Vô Tác-Vô Cầu. Thưa Thầy, con như cảm thấy lặng yên, bình thản trong một dòng sông đang chảy xiết... Mọi sự đến rồi đi, nhưng dường như không có gì đổi thay. <p>
"Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, <p>
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô" (Vạn Hạnh)

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-04-2014

Câu hỏi:

Trên lý thì con thấy được tất cả pháp do duyên sinh là như vậy, nhân như vậy, quả như vậy... nên các pháp là như vậy, không có gì phải than van, đối phó hay bất mãn cả. Nhưng khi đụng phải tình huống thực tế trong cuộc sống thì con lại muốn can thiệp, phê phán, kiểm duyệt và giải quyết sao cho tốt đẹp hơn. Xin thầy chỉ cho con còn sai ở chỗ nào? Thành kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2014

Câu hỏi:

Con chào Thầy. <p>
Vì quá khổ về tinh thần nên con có tìm hiểu xem tại sao mình khổ, trước một mối tình nào con cũng đều thất bại. Có chồng rồi li dị, có bạn trai rồi cũng chia tay, sao con khổ về tình cảm quá thưa Thầy! <p>
Con cũng đã đến thiền viện Viên Không tại Bà Rịa, được sư cô trụ trì tặng mấy cuốn sách, trong đó có cuốn Sống Trong Thực Tại, con vẫn đang đọc. <p>

Hiện tại con thấy trong con ngổn ngang quá, không biết mình muốn gì và phải làm gì? Thầy giúp con với. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>
Con đang đọc quyển Thực tại hiện tiền của thầy. Theo cách hiểu còn non cạn của con, thầy có dạy về cách nhìn mọi thứ như nó đang là. Ví dụ như khi con nhìn một bông hoa thì không để tiến trình ngũ uẩn làm cho cái thấy này rối ren chồng chất thêm bằng các kinh nghiệm, kiến thức trước đó, tức là nhìn trực tiếp không qua so sánh với bông hoa trong tiềm thức của con. Được như thế thì bông hoa luôn là một thực thể sống động, tươi mới vì không bị khuôn khổ trong kinh nghiệm. Vậy cái-bông-hoa-đang-là có phải là thực tánh chưa ạ? Vì con nghĩ do con chịu nghiệp quả sắc là thân người nên mới có nhận thức và đối tượng nhận thức tương ưng, nên nhìn bông hoa, mà thực tướng chỉ là hào quang hay năng lực hội tụ, vọng hóa theo nghiệp mà thành hình tướng hoa. Nếu con là bướm chắc cái nhìn và cảm nhận về bông hoa đã khác. Như vậy cái-thực-thể-bông-hoa-đang-là dù không đeo theo vọng tình, vọng tưởng của sự yêu ghét trong diễn trình tâm lý cũng mới là "mặt trăng thứ 2 do đè mí mắt mà thấy" như trong kinh Lăng Nghiêm dạy chứ chưa phải là "thực tướng vô tướng". <p>
Riêng con có một sự cảm nhận "thực tướng vô tướng" của các pháp là khi nhìn sâu vào hiện tướng của các pháp, chúng đều được đột khởi lên từ trong lặng lẽ mà con không biết dùng danh từ gì để gọi - con tạm gọi là chân không. Như khi tự hỏi lửa từ đâu đến, con cũng cảm nhận là lửa có sẵn ở ngay đây, chỉ tùy duyên mà phát hiện trong chân không thôi. Hoặc như khi con niệm Phật hay nghe một âm thanh, có lúc con không chú tâm vào chính âm thanh đó, mà chỉ nghe sự yên lặng nơi âm thanh khởi lên rồi rơi xuống chìm vào đó. Con nghĩ sự lặng lẽ chân không ấy mới chính là nơi làm phát hiện các pháp và là chỗ trở về của vạn vật và các pháp. Vậy sự quán chiếu đó của con có phải là một cách thiền không? Và nó khác với thiền minh sát như thế nào ạ? <p>
Con xin thầy từ bi khai sáng thêm cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2014

Câu hỏi:

Thưa thầy con đang đọc lại quyển: "Thực tại hiện tiền". Phần nói về "Pháp" con không hiểu cụ thể lắm, con nhờ thầy chỉ bày giúp con:
1) "Pháp đã được khai thị bởi Đức Thế Tôn là thực tại hiện tiền, phi thời gian..." con chỉ hiểu là đang nói về tâm lý như: Tham, sân si. Còn pháp trong Thiền tông có đề cập: "Xúc mục vô phi thị đạo" con hiểu là các sự vật quanh ta. Khi nói về tâm sân thì con hiểu, nói thấy tâm sân như nó đang là thì có thể con cũng hiểu nhưng khi nói cái bàn, cái ghế như nó đang là thì con hoàn toàn không hiểu, con nhờ thầy giải bày giúp con. <p>
2) Con nhờ thầy xem xét giúp con coi có đúng không, riêng về phần con thì con tự tin như núi, nhưng con luôn nghe theo thầy không cố chấp với chính mình. Con xin nói cụ thể về tâm sân của con: <p>
- Lúc đầu không biết mình sân, cho mình là đúng. <p>
- Kế đến khi đã đọc sách của thầy thì bắt đầu biết mình đang sân nhưng không thể không sân do không thể tự hạ mình để tha thứ. <p>
- Quyết tâm không sân, không phải vì lợi ích vật chất hay danh dự mà là chấp nhận. <p>
- Tâm sân của con lúc kiểm chế được, lúc không được tùy vào sức lôi cuốn của tâm sân (con không thể thấy được khi tâm sân có sức cuốn hút mạnh mẽ). <p>
- Tâm sân được hạn chế mạnh mẽ nhờ bên trong con có sự tĩnh lặng. Lúc này con phát hiện tâm càng tĩnh lặng thì sức quan sát càng đúng đắn. <p>
- Tâm sân vẫn còn nhưng rất vi tế, do trong lúc sử dụng sự tĩnh lặng quan sát con đã nuôi dưỡng ý niệm diệt trừ tâm sân nên trong con có sự "đối kháng", chính sự "đối kháng" này mà con cứ lẩn quẩn mãi. (con đã nghe bài giảng của thầy về sự đối kháng của tâm) <p>
- Khi con phát hiện ra "sự đối kháng". Con buông xả, không đối kháng, không sử dụng sử tĩnh lặng để quan sát nữa mà để tự nhiên thì nơi con rất ít sân chỉ thỉnh thoảng những ý nghĩ sân tự khởi trong tâm một cách vô thức và con liền phát hiện thì nó biến mất, nên không thấy rõ nó. Sự phát hiện của con luôn đi sau. Theo con hiểu là do con chưa đủ chánh niệm. Theo con tin là nếu con chánh niệm thì những tâm khởi từ vô thức con đều biết, biết nó từ lúc sinh ra và diệt đi một cách tự nhiên. <p>
- Con vẫn tu tập thường ngày. Con cảm ơn thầy và con chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-12-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con được hỏi. Khi con ngồi xuống buông thư không làm gì cả (không cố gắng chủ ý làm gì cả, không tạo tác gì cả), lúc đó các tâm niệm hình ảnh trong tâm khởi lên thì con phải chủ ý biết nó, hướng tâm vào nó hay là con vẫn không chủ ý làm gì cả, cứ để tự tâm nó biết, và khi nó chuyển sang biết đối tượng khác thì để nó tự chuyển sang đối tượng khác ạ? <p>
Có lúc buổi sáng con ngồi chơi không cố ý làm gì cả thì rất nhẹ nhàng dễ chịu nhưng sau đó thấy mình làm gì cũng lơ là không biết rõ công việc mình đang làm gì cả, thưa Thầy con đã sai chổ nào ạ? <p>
Con xin được đảnh lễ Thầy! xin Thầy trả lời cho con, con xin cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »