loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 155 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Phật tánh, chân tâm, tánh giác, tánh biết chói sáng (Pabhassara Citta)'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-04-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, thường hay trở về, thận trọng, chú tâm, quan sát càng nhiều thì sẽ càng chánh niệm tỉnh giác (tiến bộ) hơn và đó là kiến tánh? Chân tâm, Phật tánh, tánh biết chỉ là một? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,

Con chân thành cảm ơn Sư đã trả lời câu hỏi của con vừa rồi ạ. Con xin kể Sư nghe một kinh nghiệm nhỏ vì con cũng không biết cái này là như thế nào ạ? Mong Sư từ bi chỉ cho con được rõ.
Có một lần con ngồi thiền, con chợt nhớ lại khoảng thời gian con làm công quả trên một thiền viện tại Đà Lạt, lúc đó con đang nhổ cỏ, trong lòng lúc đó không suy nghĩ gì cả, mà tiếng chuông chùa con nghe rõ ràng từng tiếng, mắt con nhìn thấy một vị thầy đi tới thì con đưa tay lên chào, và có người tới hỏi đường đi thì con trả lời. Cũng vậy lúc con trên phòng nghỉ ngơi, mắt nhắm tuy nhiên vẫn nghe rõ ràng tiếng chim hót, tiếng chuông chùa, tiếng người nói chuyện. Rất sáng suốt và cái tâm này rõ ràng là không mặt mũi, cứ có gì là sáng rõ biết ngay ạ, rất kỳ lạ và vi diệu.

Nên con mới khám phá ra manh mối của Phật tánh mình là ngay chỗ rõ ràng thường biết, rất rộng lớn không giới hạn, cái gì biết rõ cái đó. Dạ con chỉ biết tới đây thôi ạ, xin Sư từ bi chỉ con thêm, vì con bây giờ thấy cũng gọi là hơi hơi nhẹ nhàng khi đối duyên xúc cảnh, vì nghĩ thân thì không phải là mình và của mình thì có gì đâu! Cứ vui vẻ hoan hỷ trải lòng với mọi người, ai hơn mình thì mình chúc mừng không phải ghen tị hay gì cả ạ. Kiểu như Sư chỉ dạy tụi con, "tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha" ạ.
Con kính chúc Sư sức khoẻ ạ.
Kính,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con vô cùng tri ân thầy. Khi con thấy đạo thì con cũng đồng thời thấy ra ân đức của thầy đối với chúng con.
Mỗi người ai cũng đang sống với một tánh biết, nếu không có tánh biết thì con người làm sao biết ăn, uống, học hành, làm việc. Khi chưa nhận ra tánh biết và pháp thì cuộc đời chỉ là một giấc mộng. Nhận ra tánh biết và từ tánh biết soi chiếu lại hoạt động đời sống là mức căn bản của tu tập. Nói là tu tập thì dễ hiểu lầm nói là bắt đầu tỉnh mộng thì đúng hơn.
Trước đây khi con dùng lý trí để tìm hiểu tánh biết là gì, trong khi đó con lại không nhận ra là mình vẫn đang biết. Tâm bình thường chính là tánh biết, tánh biết thì biết pháp như mắt thì thấy sắc vậy. Tu tập chính là phát huy tánh biết trong sự tương tác giữa thân tâm với trần cảnh. Nhờ sự tương tác này mà tánh biết tự phát huy (hậu đắc trí) nên gọi là tánh biết tu (vô ngã). Giác ngộ giải thoát không phải là kết quả cuối cùng của một quá trình rèn luyện. Mà tánh biết gỡ ra trói buộc nào thì giác ngộ giải thoát trên chính trói buộc đó.
Bây giờ con sống khá khỏe, trước đây con hay nói về niệm thân, thọ, tâm, pháp. Nhưng sự thật niệm thân, thọ, tâm, pháp chỉ là ngọn, chỉ là sự mô tả hoạt động tự nhiên của tánh biết. Chứ tánh biết sẽ biết làm mọi thứ. Khi hữu sự thì tánh biết ứng ra các mức độ chú tâm, thận trọng, quan sát để xử lý công việc. Khi vô sự thì tánh biết tự an trên chính thân, thọ, tâm, pháp. Khi trạng thái tâm (tập khí) khác nhau sinh lên thì tánh biết thấy trạng thái ấy sinh diệt tự nhiên. Khi thái độ tâm (bản ngã lý trí) sinh lên thì buông xả trở về. Khi ứng tiếp với hoàn cảnh mà có bản ngã sinh khởi thì khi thấy ra bản chất của bản ngã sinh khởi thì cũng đồng thời thấy ra những sự thật từ chính hoàn cảnh ấy và tâm cũng tự mở rộng ra các sự thật về đời sống mà trước giờ con cứ ngộ nhận hoặc không biết.
Pháp thiền mà thầy đã dạy thật quá vi diệu, pháp thiền của sự thật.
Con xin cảm ơn thầy và mong thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-10-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Lời Phật dạy chúng sanh đều có Phật tính là cho cả chúng sanh vô tính và chúng sanh hữu tính phải không Thầy?
Kính Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Thưa Thầy, đối với giáo lý Đức Phật thì con hoàn toàn tin tuyệt đối, nhưng còn 1 điều làm con nghi hoặc và con nghĩ cũng có nhiều người thắc mắc như con, nên hôm nay con trình câu hỏi này mong Thầy giải đáp cho chúng con ạ.

Con được nghe thầy giảng Thiền Tông phát huy lại giáo lý Nguyên Thủy của Phật Giáo, bên Thiền Tông hay dùng từ "Phật tánh", theo con hiểu thì đó là "tánh biết" mà Thầy hay dạy. Thiền Tông dạy tất cả chúng sanh điều có Phật tánh (tánh biết), Phật tánh vốn thanh tịnh sáng suốt nhưng do "nhất niệm vô minh" khởi lên mới thành chúng sanh luân hồi trong sanh tử, vậy con thắc mắc trước khi hình thành chúng sanh và thế giới thì tất cả chúng sanh điều là Phật sao, mà do "nhất niệm vô minh" khởi lên mà thành chúng sanh đi trong luân hồi.

Con thấy điều này là vô lý, đã có Phật tánh thanh tịnh sáng suốt thì sao có thể bị vô minh che mờ được để đi trong luân hồi, vậy Đức Phật chúng ta đã thành Phật có khi nào Ngài cũng lại "nhất niệm vô minh" để tiếp tục thành chúng sanh mà đi trong luân hồi và cứ tiếp tục như vậy. Vì vậy mà con biết bên phật giáo Nguyên Thủy không tin có "Phật tánh", nhưng nếu không thừa nhận tất cả chúng sanh đều có Phật tánh (tánh biết) mà "Phật tánh (tánh biết)" tu mới có thì theo giáo lý nhà Phật "Phật tánh (tánh biết)" ấy do duyên hợp mà có thì sẽ bị vô thường, vậy sao có thể thành Phật thoát khỏi luân hồi sanh tử, sao có Niết-bàn?
Đây là thắc mắc bấy lâu nay của con, mong Thầy từ bi hoan hỷ giải đáp cho con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp cùng thầy. Thưa thầy nguyên nhân con đến với Phật giáo là do nội tâm con có nhiều phiền não khổ đau mà con đã dùng nhiều phương pháp nhưng không sao giải thoát được. Con xin trình bày với thầy về đề tài tánh biết và bản ngã. <p>
Một người chưa phát hiện ra tánh biết, chưa biết sử dụng tánh biết thì toàn bộ hoạt động đời sống đều do bản ngã chi phối. Đau khổ chỉ là cái giá mà bản ngã phải trả để bản ngã biết bản ngã có vấn đề. Theo con thấy bản ngã không thiện, không ác bản ngã chỉ vô minh. Vì vô minh nên nghĩ bậy, làm bậy, đặc biệt là tưởng tượng, đoán mò và mong muốn đạt được những cái mà bản ngã thích và loại trừ những cái bản ngã cho là không thích hay nguy hại cho nó. <p>
Trong khi đó pháp vận hành theo định luật, trật tự của pháp, bản ngã càng cướp công pháp, ăn trộm pháp và cản trở pháp bao nhiêu thì sẽ đau khổ bấy nhiêu. Bản ngã sợ đau khổ nhưng lại không biết chính bản ngã tạo ra đau khổ. Và khi đau khổ bản ngã càng không biết tình trạng đau khổ này là do chính bản ngã dựng nên chứ không phải là kết quả từ đâu đến theo kiểu Thượng Đế trừng phạt bản ngã. <p>

Theo trải nghiệm của con thì chỉ có một cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là: “Hãy trở về mà thấy”. Lúc đầu con băn khoăn không biết thế nào là trở về và khi trở về thì ai thấy? Tu tập một thời gian theo hướng dẫn của thầy, con thấy ra nơi con có tánh biết và con sử dụng tánh biết để soi chiếu lại mình. Nhưng cốt lõi là con đã sử dụng tánh biết như thế nào? Con xin trình bày với thầy về cách con sử dụng tánh biết. <p>
Muốn sử dụng tánh biết thì trước tiên phải phát hiện ra tánh biết, sau đó bản ngã hãy nhường chỗ cho tánh biết, đừng lăng xăng, nghi ngờ, thêm, bớt mà che mờ tánh biết. Chỉ có tánh biết thấy, không có tôi sử dụng tánh biết của tôi, đó chỉ là bản ngã cản trở tánh biết thấy pháp mà thôi. Con cũng thấy ra được tại sao mà con khó trở về, nguyên nhân là do bản ngã không tin và luôn bất an với sự giản dị cho nên bản ngã luôn tìm cách cản trở và bày ra đủ chuyện để tự làm khổ mình. <p>
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Thầy !
Thầy tỏ bày nguyên lý
Con biết tỏ lý nguyên
Uyên nguyên pháp Đức Phật
Nguyên vẹn Phật tánh Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-01-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Thưa thầy, con xin được phép hỏi: <p>

1. Thật sự có cái gọi là đau khổ không? Có phải khi ta ý thức được sự đau khổ thì điều này chỉ ra rằng khổ này nằm trong 6 thức, và nó chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi của "thức". Mà thức này theo con biết thì không phải của riêng 1 cá nhân nào. <p>

2. Con muốn nói về hai câu kệ của ngài thiền sư Huyền Giác. <p>
Vô minh thật tánh tức Phật tánh <p>
Huyễn hóa không thân tức Pháp thân <p>
Có phải bản ngã vô minh này cũng từ cái tánh biết thường hằng mà ra. Biết ăn, biết nói, biết nghe, biết thấy v.v... tựu chung lại thành tri kiến thức. Rồi chính tri kiến thức này xây dựng nên cái bản ngã ảo tưởng. Liệu con có thể nói rằng: Phật tánh bao trùm cả? <p>

Câu "Huyễn hóa không thân tức Pháp thân" con không hiểu. <p>
Sự hiểu biết vốn hạn hẹp. Con mong thầy chỉ dạy thêm cho.
Con xin cảm ơn thầy.






Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-12-2015

Câu hỏi:

Kính trưởng lão, theo Phật giáo Đại thừa, chữ "tánh" có nhiều nghĩa như: Chân tánh, Phật tánh, thể tánh, tự tánh, pháp tánh... rất mơ hồ và rất khó hiểu. Xin thầy chỉ dạy cho con, theo Phật giáo Theravada, chữ "tánh" có nghĩa là gì? <p>
Con xin cảm tạ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy cho con xin hỏi: Tánh biết là Phật Tánh mà không phải của Tôi của Ta gì cả, nó như tấm gương nhận biết hình ảnh đang là mà thôi. Thưa Thầy, con hiểu vậy có đúng không ?
Con xin đảnh lễ và tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »