loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 155 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Phật tánh, chân tâm, tánh giác, tánh biết chói sáng (Pabhassara Citta)'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-09-2014

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ sư ông. <p>
Con đã tu tập theo pháp môn sư ông chỉ dạy trên trang web khoảng 5 tháng. Con rất vui vì tu tập không cần phải tìm nơi cảnh thanh vắng, phải lên non, phải rời khỏi gia đình, vợ con, hoàn cảnh đang sống, phải thay đổi, phải đi đến đâu... mà ở mỗi lúc mỗi nơi đều là cơ hội để được giác ngộ. Như lời sư ông nói, pháp chính là vị thầy lớn nhất và vừa vặn nhất cho từng hành giả. Pháp là quả do chính nhân mà mỗi người đã gieo. Con vẫn tu tập, vẫn luôn quan sát cái gì xảy ra trước mắt, vẫn luôn quan sát tâm trạng của chính con. Con kính xin sư ông giúp cho con những gì con chưa thông tỏ: <p>

1- Con vẫn luôn cố gắng sống với cái đang là, nhưng thực sự thì con hay quên để tâm luôn bị cuốn theo ngoại cảnh, cuốn theo những tư tưởng, suy nghĩ... trong con. Kính xin sư ông hướng dẫn cho con làm sao để lúc nào cũng được kiên cố, chú tâm trong hiện tại? <p>

2- Người xưa nói biển lặng thì minh châu mới hiện. Trong đạo con nghĩ câu này giống như: Tâm an thì Phật tánh mới hiển lộ. Nhưng nếu cứ để những lao xao trong lòng (buồn, vui, giận, ghét, tính toán, so đo, phân biệt, nghĩ quá khứ tương lai...) rồi một mặt vẫn biết mình đang vui, đang buồn, đang giận... thì cho đến lúc nào tâm mới được an, minh châu mới được hiển lộ đây? (vì vọng tâm như sóng, như bọt, giống như có nước thì mãi mãi vẫn có sóng có bọt, biết lúc nào dừng lại, lúc nào có được bầu trời không mây?) <p>

3- Giữa rừng kinh sách, giữa quá nhiều đạo sư thì hành giả (vẫn còn mê mờ) biết làm sao để chọn cho mình một bậc minh sư, chọn cho mình một con đường chánh? Chuyện đạo như đi trên một con đường để đến đích. Đích của đạo là giác ngộ, giải thoát. Đức Phật Thích Ca là người đã đi trên đường đó và đã đến nơi. Ngài đã đủ tư cách để truyền đạo. Trong đời này có ai đã đến nơi đức Phật đã đến mà con thấy có quá nhiều giảng sư về đạo Phật. Trong số đó ai đã giác ngộ giải thoát khổ đau, sinh tử luân hồi? Không lẽ ai cũng giác ngộ giải thoát? <p>

4- Con vốn không thích ăn thịt, cá. Nhưng khi con ăn chay khoảng 10 ngày thì con có trạng thái mỏi mệt, mất sức, sụt cân dù con biết chọn thức ăn cho đủ dinh dưỡng. Vẫn biết rằng trong thế giới này, động tay động chân là có nhiều vi sinh vật bị tổn hại, khi bệnh dùng kháng sinh thì có nhiều vi trùng bị chết. Nhưng nếu con ăn mặn (dù là con hạn chế tối đa ăn thịt, con chỉ chọn cá, tép nhỏ) thì con luôn có một điều gì không ổn là phải gây sự đau khổ, đớn đau cho con vật để nuôi mạng sống của mình. Kính xin sư ông giúp con. <p>

5- Kính thưa sư ông, con rất thương người. Con hay giúp người nghèo. Con hay hướng dẫn người không biết lẽ thật... Nhưng khi thấy những người mà mình giúp đỡ trở nên giàu có, thông minh, nhất là khi thấy họ vừa giàu, vừa thông minh lại thêm một chút tự hào thì trong tâm con lại có ý không thích. Con phải làm sao? <p>
Đây là những thắc mắc con chưa rõ. Kính xin sư ông chỉ dạy. Con chân thành đảnh lễ sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2014

Câu hỏi:

Con Kính lạy thầy! Mong thầy từ bi, hoan hỷ khai sáng giúp con ý nghĩa của câu nói sau với ạ: <p>
"Ý THỨC CHẤP SAO TÌM THẤY NGỌC." <p>

Con xin được kính chúc sức khỏe thầy! Con đội ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông, trong đời sống thường ngày nên: <p>
- luôn quan sát tâm trạng, suy nghĩ của mình <p>
- hay luôn để tâm rỗng lặng, thường biết <p>

Con xin đảnh lể sư ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2014

Câu hỏi:

Xin Hoà Thượng giải đáp khúc mắc của con: Trong Kinh có nói: Phật tánh là thường, tâm phân biệt là vô thường. Nhưng tại sao Lục Tổ Huệ Năng lại nói Phật tánh là vô thường, tâm phân biệt là thường. Ấy là trái nghịch nhau, khiến đệ tử lại thêm nghi ngờ. Cúi xin Hoà Thượng giải nghi cho đệ tử rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-05-2014

Câu hỏi:

Kính thưa sư con có những thắc mắc sau xin được sự hướng dẫn của sư: <p>
- Trong bát chánh đạo thì chánh kiến là quan trọng nhất, nhưng con chưa hiểu chánh kiến thực sự là gì? <p>
- Pháp luôn thay đổi rất nhiều hình dạng trạng thái từ xa xưa đến giờ. Nhưng ai tạo ra pháp? Trong đạo Phật con thấy vẫn còn bỏ ngỏ câu hỏi này. <p>
- Ai cũng có Phật Tánh hay Tánh Biết. Như vậy thì Phật tánh mỗi người có giống nhau không? Hai người cùng nhận được Phật tánh và sống với Phật tánh, nếu không trao đổi bằng lời, văn tự thì có biết nhau không? <p>
- Đức Phật đã tu tập rất nhiều pháp. Nhưng những pháp này không đưa đến mục đích giải thoát khổ đau sinh tử luân hồi. Cuối cùng thì đức Phật Thích Ca đã tu tập như thế nào để đạt đến mục đích này? Và thời gian từ lúc thực hành đến khi đạt đạo khoảng bao lâu? <p>
- Lúc gần thành đạo nhiều ma nữ hiện lên để cám dỗ đức Phật Thích Ca nhưng không làm gì đức Phật. Kính xin sư cho biết đức Phật vượt qua ái dục bằng cách nào, vì đây là thử thách rất khó khăn nhiều người không thể vượt qua được? <p>
- Trong kinh Lăng Nghiêm đức Phật chỉ cho ngài A nan chính tánh biết mới là bản tâm của ông Anan. Nhưng kính thưa sư nếu não bị hư hoại, hoặc thân này mất đi thì tánh biết có còn tồn tại không? <p>
- Tất cả mọi sự việc, thân, tâm, cảnh đều có bản chất là không. Như vậy mọi sự vật đều không vướng mắc nhau, mọi sự đều vô sự ngay từ đầu, mọi thành đạt đều không thể. Kính thưa sư có phải như vậy không? <p>
- Nhưng đây là pháp học còn pháp hành thực sự như thế nào? <p>
Với lòng thật tâm kính xin sư hướng dẫn. Ngoài sự ích lợi cho con, lời hướng dẫn của sư con nghĩ cũng đem đến rất nhiều ích lợi cho rất nhiều người khác. Con xin được cảm ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2013

Câu hỏi:

Thầy ơi cho con hỏi, khi nào gọi là tâm, khi nào là không có tâm? Sao có lúc thì là tâm, có lúc không phải là tâm, con không hiểu, xin thẩy hoan hỉ trả lời giúp con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, nghe đĩa Thầy giảng tại chùa Pháp Luân Huế có nói: Đức Phật tiếp xúc với người ngoại đạo. Ngài hỏi: <p>
"Thầy ngươi dạy gì?" <p>
"Bạch Đức Cồ Đàm, Thầy con dạy phải thường biết. Thế Đức Cồ Đàm dạy gì?" <p>
Đức Phật trả lời: "Như Lai cũng dạy biết, nhưng không cần lúc nào cũng phải biết". <p>
Lúc đó trong buổi trà đạo buổi sáng ở chùa Bửu Long, sư NT có nói: "Có thể Đức Phật nói về cái biết Paramattha". <p>
Bạch Thầy, con hiểu ý sư nhưng Thầy có thể cho con một ví dụ để rõ hơn được không ạ. Xin Thầy từ bi giảng giải cho chúng con biết. Con kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy, con cảm ơn Thầy đã trả lời câu hỏi của con. <p>
Trong câu trả lời, nhận thấy có những khái niệm mà con chưa tỏ, xin thưa Thầy để được Thầy giảng giải cho con rõ hơn:<p>

1) “Người thanh tịnh là người hành động, nói năng, suy nghĩ thường sáng suốt, định tĩnh, trong lành, không còn bị tham sân si trói buộc.” <p>
Thưa Thầy, như thế theo con hiểu, người thanh tịnh là người đã chứng đạo. Vậy tu tập pháp nào để không còn tham sân si trói buộc (giải thoát)? <p>

2) “Ăn thịt và ăn chúng sanh là hai việc khác nhau. Ăn thịt là ăn tứ đại không thức tánh, còn ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh…” <p>
Thưa Thầy, xin Thầy giảng rõ hơn về sự phân biệt và cho ví dụ cụ thể như thế nào là “Ăn thịt là ăn tứ đại không thức tánh” và “ăn chúng sanh là ăn ngũ đại nghĩa là ăn vật có thức tánh…”. <p>

3) Thức tánh ở đây có gì khác khái niệm Phật tánh trong kinh sách Bắc tông không thưa Thầy?


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-07-2013

Câu hỏi:

Thầy quý kính, Cái khó khăn mà con thường gặp phải là mỗi khi có điều gì con muốn trình lên Thầy về những trải nghiệm của con trong cuộc sống, con lại không biết phải diễn tả như thế nào, tại vì con thấy chỉ là tạm nói thôi, chứ không thể diễn tả lại chính xác được. <p>

Hiện giờ, đa phần khi con đi ra ngoài, thí dụ như con đi vào trung tâm mua sắm suốt một giờ, mắt nhìn thấy không biết là bao nhiêu thứ được bày bán, thấy thì chỉ thấy vậy thôi, chứ hiếm khi có điều gì khởi lên trong tâm. Trong khi vừa đi, vừa nhìn, thì con chỉ thấy thôi, chứ không có biết rõ nó là cái gì, cái gì đang được bày bán, hoặc màu sắc, kiểu dáng ra sao, cửa hàng nào đang bán món gì, không có điều gì thu hút được sự chú ý của con hết. Sau khi con đi phố về, ai hỏi cái gì cũng không biết hết, hỏi thời trang năm nay là gì cũng không biết luôn. Những điều con đã nhìn thấy hoàn toàn không có để lại một dấu vết gì hết. Chỉ trong trường hợp, lúc đang nhìn, cố ý khởi tâm muốn nhớ hoặc muốn biết, thì sau đó mới có thể nhớ lại được. <p>

Hoặc trong trường hợp, giả sử lúc đi phố, con đi cùng với em con, em con chỉ con một cái áo, hỏi con cái áo đó có đẹp hay không? Lúc đó con phải cố ý nhìn thật kỹ, mới thấy, nhưng lại không thể cho ý kiến ngay được, vì mới thoạt nhìn thấy cái áo nào cũng giống nhau hết, nhưng để làm vui lòng cô em, thì phải khởi ý muốn biết lên thật mạnh, lúc đó mới thấy cái này đẹp hơn cái kia một chút xíu. Đối với con, chuyện gì cũng OK, cũng tốt hết, những điều bên ngoài không có điều nào quan trọng hơn điều nào hết. Chỉ có cái biết là vật vô giá thôi, vì nếu không có cái biết này, thì mọi thứ khác hoàn toàn vô nghĩa lý. <p>

Hiện giờ con thấy, không có nhân vật nào hết, chỉ có 2 thứ thôi, một cái biết không sanh diệt, và cái được biết luôn sanh diệt. Cái biết thì sẽ tự ứng hiện ra khi cần thiết để bảo vệ an toàn, thí dụ như đang đi mà phân tâm, trợt chân, thì cái biết sẽ giúp lấy lại thăng bằng, hoặc sơ ý chạm vào vật quá nóng thì sẽ tự biết rút tay lại. <p>

Khi ngồi nhớ lại những gì đã xảy ra từ trước đến nay, con thấy, con không có làm gì hết, chỉ là sự vận hành tự nhiên mầu nhiệm của Pháp thôi. <p>

Con xin lỗi Thầy, con rất muốn kể thật rõ tất cả mọi chi tiết diễn biến để Thầy dễ dàng giúp con và được chia sẻ với các bạn khác, nhưng vì điều kiện sức khỏe của con không cho phép. Nhưng con cũng OK với mức độ hạn hẹp mà sức khỏe cho phép, vì con nghĩ là Pháp đang điều chỉnh mọi việc mà thôi. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy. Con.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2013

Câu hỏi:

Bhante, <p>

How are you doing? I hope this question reaches you in good health and happiness.

I have a question that I would like to ask Bhante.<p>

Is it possible for one to realise Udayabbaya Nana (Insight into the arising and passing away of phenomena) without having to realise the other first three insights (pariccheda nana, paccaya pariggaha nana, sammasana nana)?<p>

Thanks.<p>

Regards,
Swas Tan

Xem Câu Trả Lời »