loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 394 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-06-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Con có một suy nghĩ như sau về sự hình thành của Bản Ngã, con xin trình bày ạ.

Con không biết Bản Ngã hình thành từ khi nào, dường như là từ những trải nghiệm yêu ghét lấy bỏ trong quá khứ. Bản Ngã khi còn non yếu thường hay bị đè nén hoặc cấm cản, song điều này thường là phản tác dụng và chỉ khiến cho nó càng kiên cố hơn. Chỉ đến khi Bản Ngã phải nhận lãnh đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm đối với chính nó thì nó mới tiếp cận được với những giới hạn, bất toàn, và bất lực của mình trước các diễn biến của Nghiệp quả và Tự Nhiên, để rồi phải điều chỉnh cho phù hợp với các diễn biến đó ạ.

Kính chúc Sư Ông thọ lâu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư ông ạ!
Con đọc một bài giảng của sư ông thì con thấy:
Khi con không để ý nhìn thì mắt vẫn thấy
Khi con không để ý nghe thì tai vẫn nghe
Khi con không để ý thở thì phổi vẫn thở
Mọi thứ vẫn vận hành khi không cần con trong đó.
Khi con không để ý đến suy nghĩ thì tâm vẫn lao xao.
Sư ông ơi! Vậy cái gì là của con ạ?
Con thành kính cảm ơn sư ông ạ!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Hồi nãy dự lễ đặt bát tâm con đã khởi lên 1 số vọng niệm tiêu cực. Do lúc đó con làm hơi nhanh và bất cẩn, nên con sợ bánh chocopie dâng Chư Tăng bị nhàu nát, rồi lại sợ Tứ vật dụng khi bỏ vào phong bì bị rách nữa ạ. Những vọng niệm tiêu cực đó không quá nghiêm trọng nhưng nó khiến con có ít nhiều phân tâm khi nghe tụng kinh ạ. Con thấy rằng đằng sau vọng niệm đó ẩn chứa “cái tôi”, và “cái của tôi”, tuy nó biện minh rằng sợ Chư Tăng không nhận được đồ dâng, nhưng thật ra mình chỉ biết lo phần dâng “của mình” chứ không phải “của người khác”, có lẽ vì vô thức còn sợ quả phước không trọn vẹn ạ.
Con xin không thêm không bớt, chỉ xin trình bày lên Sư Ông những vọng niệm như vậy xen vào trong buổi đặt bát ạ.
Mong Chư Tăng, Tu Nữ cùng các Thí Chủ được an vui lâu dài!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Con xin phép được hỏi Thầy chỗ con đang không biết.
Có một câu hỏi về Tuệ và được Thầy giải thích là: "Tuệ, trí tuệ hay tuệ giác là sự thấy biết trực tiếp và thanh tịnh trong sáng từ tánh biết (pabhassara citta), không qua khái niệm của tưởng tri hay ý thức lý trí."
Vậy khi có người nói với con bằng thái độ phê phán/tán thưởng một thứ gì đó và muốn con cho ý kiến, con chỉ nhìn việc đó không có tâm phân biệt khen chê hay theo kinh nghiệm riêng, con thấy nó có nhiều mặt của vấn đề này, và con thấy người kia thì khen chê theo cái thấy của bản ngã người đó. Con đã lựa lời phù hợp để nói với người kia hoặc là từ chối không nói vì nếu nói sẽ gây ra mâu thuẫn. Trong đầu của con nó tự động làm việc như vậy, không có sự công kích. Tuy nhiên cũng có lúc nó chán ngán bất lực, có lúc nó hoan hỷ mừng vui, con thấy trạng thái tâm như vậy.
Vậy cái đầu con nó hoạt động như thế có phải chỉ đang là tưởng tri, lý trí không?
Con cảm ơn Thầy đã đọc câu hỏi, kính chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Khi thầy chỉ cho con về điển tích Anuruddha đã từng hỏi đức Phật: Vì sao con thường chánh niệm tỉnh giác mà vẫn còn trạo cử? Phật chỉ ra rằng: Vì chưa thể nhập giới Bất Tử (Niết-bàn: không sinh-hữu-tác-thành). Nghĩa là vẫn còn hữu-tướng-tác-cầu, tức đàng sau chánh niệm tỉnh giác đó vẫn tiềm ẩn một ước mơ trở thành mục đích lý tưởng, thì con đã quan sát cẩn thận tâm mình và vỡ ra sự thật.
Con xin tạ ơn thầy kê đúng thuốc cho con.

Sau lần này, con thực sự ngấm từ “thận trọng” khi quan sát mà thầy vẫn nói. Con cứ tưởng mình đã biết cách quan sát diễn biến của tâm là xong việc, nhưng khi kẹt trong nỗi buồn 6 tháng trời thì con biết có gì sai rồi, nhưng tự mình không gỡ được. Hoá ra câu chuyện mà tâm con kể lể, thì thầm, xúi giục con vẫn cùng mô típ, nhưng thay đổi bối cảnh và nội dung nên con không nhận ra, và con giật mình vì nó quá tinh vi, biến hoá. Con đã biến quan sát tỉnh biết thành công cụ để mong đổi đời, nghĩ là chuyển hoá các việc bất như ý nhưng thật ra vẫn là muốn kiểm soát cuộc sống, con đã chủ quan vì nghĩ mình đã biết cách, biết thực tại, tự tánh. Con vẫn nuôi dưỡng mong mọi thứ và chính mình sẽ ngày càng tốt hơn, xịn hơn. Vì lẽ đó mà tận sâu con không vừa lòng với hiện tại. Con tưởng con đã buông bỏ, nhưng hoá ra cái buông của con ở mức thô sơ, giờ nó biến thành câu chuyện tâm linh, tỉnh biết nghe hay ho, vĩ đại hơn nhưng bản chất tâm của con vẫn liên tục xúi giục con “mày phải thành tựu và trở thành cái gì đó chứ”.
Sau lần này con thật sự giật mình và thận trọng để ý, không sung sướng như trẻ con được quà nữa thầy ạ.
Và cách đây 2 hôm thì nó lại xúi con phải làm cái gì đó xịn xò đi, nhưng lần này con nhận ra ngay lúc nó đang thúc đẩy con thầy ạ. Nhanh hơn 6 tháng vừa rồi. Con sợ quá vì trước giờ cứ chạy liên hồi vì lời xúi thì thầm trong đầu tinh vi và biến đổi kỳ ảo.
Con xin trình thầy và tạ ơn thầy chỉ dẫn cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông
Trước hết con xin thành kính tri ân sâu sắc đến Sư Ông, vì nhờ nghe được bài pháp của Sư Ông. Con đã tìm ra được điểm dừng trong quá trình tìm pháp của mình.
Con tự thấy mình là người có bản ngã rất mạnh vì hay lý luận và tìm tòi nghiên cứu. Nên khi con hành thiền không phương pháp con luôn gắn cho thứ mình thấy “định nghĩa của tôi” vào. Ví dụ như “tâm chạy kìa”, “tâm tham kìa”... Như vậy khi đó có phải bản ngã của con đang hoạt động không ạ? Con xin chân thành cám ơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, hôm nay con hiểu ra câu nói "In the war of ego the loser always wins."
Nếu con cứ tìm cách chống lại bản ngã mình hoài thì cuộc chiến này còn mãi. Hôm nay con coi như bỏ cuộc tìm kiếm, chịu thua hết, cho con được bắt đầu sống. Mong là con không bị lôi kéo bởi sự háo thắng nữa.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2022

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Phải chăng khi "Tánh Biết thấy Pháp", thì "Tánh Biết" cũng chính là "Pháp" và đây là trạng thái "tương giao" tự nhiên giữa các thành phần trong vũ trụ khi chưa có sự áp đặt của "Cái Tôi" ạ?
Con cám ơn Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy sợ bản ngã của mình, khi người ta nói con một câu xúc phạm mình (có thể người ta không có ý đó hoặc là con suy tưởng thêm), nó hành con từ sáng đến chiều, con thấy mình cố niệm Phật cho hết mà không được, chỉ khi con nói rõ với đối tượng về cái suy nghĩ của mình và về cái câu nói xúc phạm đó con mới hết. Sao con không chịu nổi người ta khinh thường mình, người ta chống đối mình, người ta phỉnh gạt mình,...
Con tu tập bao nhiêu năm mà bản ngã mình vẫn y nguyên. Giờ con lại hỏi thầy câu hỏi cũ, con phải làm sao bây giờ, và con lại được thầy trả lời quan sát mình tiếp. Đau khổ y như đang cầm cục sắt nóng đỏ ở tay này còn quán sát y như tưới nước mát vào tay kia vậy, đau vẫn cứ đau. Trong đầu con chợt nghĩ, có thể con đã từng trách mắng hoặc xúc phạm một người đang bị đau và mệt như vậy (có thể là Thánh Tăng hoặc Ni) nên bây giờ con mới trả quả như vậy chăng. Con thực sự không chịu nổi nữa rồi.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, vì bệnh tật nên ở tuổi trung niên con trắng tay, mắc nợ. Khi nhìn thấy người bằng tuổi mình giàu có, thành đạt thì bản ngã của con lại thấy đau đớn. Bản ngã của con thấy việc không có tiền, từng tuổi này mà thèm muốn vật chất, hưởng thụ là hèn kém với người khác, rồi lại dằn vặt khi không có tiền chăm sóc người thân có cuộc sống tốt hơn. Nghe pháp thoại của thầy con biết đó là bản ngã tham sân si, là vọng tưởng. Những lúc bản ngã khởi lên thì con nên sống trong thực tại, thấy biết rõ ràng trong sáng ở thân và tâm. Nhưng bản ngã cứ khởi lên liên tục, như những cơn sóng cứ đánh vào bờ không ngừng nghỉ. Con xin thầy chỉ con cách thực hành nào để con giảm bớt dằn vặt, đau khổ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »