loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 157 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tự biết mình'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-06-2022

Câu hỏi:

Dạ, thưa Thầy! Chị con có cháu 4 tháng tuổi hạnh phúc. Chị con nên dạy cháu lúc nào thì thích hợp và dạy thế nào để cháu từ từ quán sát sự vật cho đúng và giảm ý thức về thói quen Bản ngã trong đời sống hằng ngày ạ? Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2022

Câu hỏi:

Dạ, thưa Thầy. Em bé lúc nhỏ mới sinh cũng có 7 tâm sở biến hành? cũng có Tâm Tham, Sân phải không ạ? Con lại được dạy Nhân chi sơn tính bổn thiện, đơn sơ thánh thiện, đói chỉ biết khóc đòi bú, bú xong chơi rồi ngủ. Lúc đó Tâm Tham, Tâm sân ở tiếng khóc phải không ạ? Xin thầy giảng giúp con về Tâm sở biến hành em bé. Con cám ơn Thầy

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2022

Câu hỏi:

Dạ Thầy! Nếu một người còn phải tu thì chưa thực sự biết mình, nhưng nếu một người khi làm bất kỳ việc gì đều trọn vẹn thì lúc đó đã rõ biết mình rồi ==> Lúc nào đi trời nắng thì lấy nón đội, mưa thì mặc áo mưa cho khỏi ướt tức đã thông suốt rồi Thầy nhỉ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy dạy con nên "thường rõ biết mình" để đoạn giảm những cảm xúc tiêu cực. Con có thực hành theo lời thầy, nhưng "thường rõ biết mình" chỉ được vài khoảnh khắc rồi lại xao lảng và vọng tưởng, khởi lên cảm xúc. Có phải con cần thực hành Thiền định nhiều hơn, ngồi nhắm mắt quán hơi thở để tâm bớt vọng tưởng? Con xin thầy hướng dẫn con. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, vì bệnh tật nên ở tuổi trung niên con trắng tay, mắc nợ. Khi nhìn thấy người bằng tuổi mình giàu có, thành đạt thì bản ngã của con lại thấy đau đớn. Bản ngã của con thấy việc không có tiền, từng tuổi này mà thèm muốn vật chất, hưởng thụ là hèn kém với người khác, rồi lại dằn vặt khi không có tiền chăm sóc người thân có cuộc sống tốt hơn. Nghe pháp thoại của thầy con biết đó là bản ngã tham sân si, là vọng tưởng. Những lúc bản ngã khởi lên thì con nên sống trong thực tại, thấy biết rõ ràng trong sáng ở thân và tâm. Nhưng bản ngã cứ khởi lên liên tục, như những cơn sóng cứ đánh vào bờ không ngừng nghỉ. Con xin thầy chỉ con cách thực hành nào để con giảm bớt dằn vặt, đau khổ. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2022

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Trong những tháng gần đây con nhận ra trước kia con luôn bám chấp vào những kiến thức cũng như những khái niệm mà con đã được nghe hay được học và trở nên lạc quan, tỉnh giác nhưng đó chỉ là trên bề nổi.
Sau đó thì con thấy bản thân bị rơi vào trạng thái u tối và tham sân si ngày một nhiều, con ngày càng thu mình lại và không tiếp thu bất kỳ điều gì xung quanh con nữa. Con khao khát đi tìm sự thật để được thoát khỏi đau khổ nhưng con biết mình càng làm vậy thì càng đau khổ hơn. Con rơi vào một vòng luẩn quẩn khi tâm trí con tự mình tưởng tượng ra những điều kiện, hoàn cảnh bất như ý và con thực sự sợ khi luôn nghĩ rằng bản thân mình thật tệ và nếu trạng thái này tiếp tục thì con sẽ sống thế nào.
Từ những vòng lặp đó của tâm trí thì cơ thể vật lý của con ngày một suy yếu và không có năng lượng để làm gì cả ạ.
Con xin thầy cho con lời khuyên là bây giờ con nên làm gì ạ?
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2022

Câu hỏi:

Chào Thầy. Con có câu hỏi:
- Một là con nên làm gì khi thuộc típ người mơ mộng, nghĩ đến tương lai được cái này cái kia mà không nhìn vào thực tế đối diện với nó.
- Hai là con thấy bản thân là 1 người thiếu tự tin bản lĩnh vậy làm sao để cải thiện ạ. Con xin lời khuyên từ thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-05-2022

Câu hỏi:

Dạ con kính chào Thầy,
Con quan sát tâm mình thấy có cả tốt và xấu.
Con hay sân, việc gì không đúng ý con thì con phản ứng mạnh, nói lại cho bằng được hoặc dằn mâm xán chén dằn mặt, đáp trả từng chút một… Mặt khác, khi đi ngoài đường gặp người già yếu đang lao động chân tay hay người đang lao động nặng, con hay gửi tiền uống nước, thỉnh thoảng gặp người già đi bộ con hỏi nếu cần cho chở quá giang, mua phụ vé số…
Thầy cho con hỏi tốt và xấu nó đan xen như vậy có phải con bị đa nhân cách không thầy?
Con thực hành theo thầy dạy là khi mình xấu biết mình xấu, khi mình tốt thì biết mình tốt. Con tiếp tục thực hành như vậy, con có cần làm gì thêm không, thầy chỉ dạy giúp con.

Con xin cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2022

Câu hỏi:

Con chào Sư thầy, con có nghe giảng pháp: không nghe, không biết, không thấy để tâm an yên hơn. Nhiều khi con thấy sự việc không hài lòng trước mắt, con rất khó chịu nhưng không thể hiện bên ngoài. Con kiềm chế được cảm xúc của mình, phớt lờ coi như chuyện đó là bình thường, nhưng con biết trong tâm con rất khó chịu. Con muốn hỏi thầy làm sao để tâm con không sân si nữa ạ, con muốn mình dễ chịu và tha thứ nhiều hơn. Con cảm ơn thầy. Con chúc thầy nhiều sức khỏe!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-04-2022

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy!
Con xin ghi nhớ câu: "Khám phá sự thật nơi chính mình" làm kim chỉ nam.
Chúng con cảm ơn Thầy đã khai thị.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »