loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-02-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin Thầy cho con hỏi là: mối quan hệ giữa tỉnh thức trọn vẹn và tưởng là như thế nào?
Con xin cám ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, môi trường có được xem là phương tiện không, hay là tùy căn cơ từng người, hay là ở đâu cũng như nhau? Mong thầy hoan hỉ chỉ đường.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! <p>
Đọc thơ Thầy con vui lắm và kính phục Thầy nhiều lắm. Được đọc những câu trả lời của Thầy cho mọi thắc mắc con thật sự bội phục và kính ngưỡng Thầy. Bởi vì bản thân con từ nhỏ đến bây giờ đối với những chuyện phải giao tiếp ứng xử… con luôn cảm thấy rất khó khăn và ù lì chậm chạp. Khi phải hoà vui với bạn bè con rất cố gắng và gượng ép. Dù con thấy rõ tâm hồn con đơn giản bình lặng và trong sáng nhưng cứ như là con không thuộc về thế gian này vậy Thầy ạ, con ngại những cuộc vui, những chỗ đông người. Với Đạo lý con nghe qua con thấy rất dễ hiểu, dễ thấy nhưng con cảm thấy như mình chỉ biết có cái Thể mà không có cái Dụng vậy. Làm sao phát huy được cái Dụng của Đạo thưa Thầy? Nhiều lúc con sợ con rơi vào cái gọi là trầm không trệ tịch khi thấy mình quá ư lặng lẽ. <p>
Kính mong Thầy nhận con là một đứa học trò mới của Thầy, hướng dẫn và chỉ dạy cho con Thầy nhé. Trong lòng con Thầy đã là người Thầy rất đặc biệt và quan trọng trong cuộc đời của con. Con thành kính đảnh lễ Thầy, nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho Thầy được nhiều sức khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-02-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy! Con biết tâm con đang trong trạng thái si (hôn trầm, thụy miên) nặng lắm. Con cảm nhận được tâm con mê mờ hơn trước rất nhiều, như có bóng tối bao phủ vậy. Xét về tác động của hoàn cảnh thì quả thật con cũng gặp nhiều khó khăn hơn trước về sức khỏe, công việc, gia đình... Con tưởng là con sẽ vượt qua được. Nhưng không, hiện tại con cảm thấy thật sự bế tắc, tập giữ chánh niệm trong các hoạt động hàng ngày nhưng không được. Hiệu quả làm việc không bằng một nửa trước đây. Hình như con bị như thế đã gần một năm nay. Xin thầy chỉ dạy cho con cách vượt thoát được tình trạng trên. Con cám ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, như con được biết, những nhà triết học khi đứng trước những câu hỏi về vũ trụ, về con người thì họ thường sử dụng lý luận của họ nhằm đưa ra một học thuyết nào đó để giải đáp, để hướng dẫn con người trước những vấn đề đó.<p>
Đôi khi trong cuộc sống, gặp những khó khăn, đau khổ, con cũng sử dụng cách đó. Con suy nghĩ xem biểu hiện đau khổ của con là gì, nguyên nhân nào đã khiến con đau khổ, con có thể làm gì để bớt đau khổ khi gặp phải những tình huống như vậy trong những lần sau. <p>
Ví dụ như trong khi ôn thi đại học, con thường hay lo lắng, bồn chồn, chán nản. Con phân tích thấy con có những biểu hiện đó là vì con muốn mau chóng đạt được thành tựu là đỗ đại học cũng như con thường tưởng tượng đến những sự khó khăn nếu như con thi trượt. <p>

Những sự việc kiểu như vậy lặp lại thường xuyên với con và đến một hôm thì con quyết định phải xem xét phân tích lại những sự việc đó để tìm ra cách đối trị. Cuối cùng con rút ra được bài học rằng đối với những mục tiêu đã đề ra, con không nên sốt sắng muốn đạt được ngay mà cần phải bình tĩnh thực hiện từng bước theo kế hoạch. <p>

Tuy nhiên, dù đã suy luận được như vậy, tự nhủ với bản thân như vậy nhưng mỗi khi gặp lại những sự việc tương tự con lại vẫn có lo lắng, bồn chồn, chán nản. Tất nhiên cũng có sự giảm bớt so với những lần trước nhưng con thấy rõ ràng là việc lý luận bằng lý trí không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề của mình. <p>

Con nghĩ vấn đề mấu chốt vẫn là con chưa thật sự hiểu biết được bản chất của sự việc. <p>
Con được nghe rằng chánh niệm là con đường đưa tới hiểu biết thật sự nhưng con chưa hiểu lý luận và chánh niệm có gì khác nhau và chánh niệm sẽ đưa tới hiểu biết bằng cách nào. <p>
Con xin thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-01-2016

Câu hỏi:

Chào thầy, con năm nay mới 22 tuổi, con hay ảo tưởng nên rất sợ hãi. Con không sống được với hiện tại như khi trước, con bị ảnh hưởng với cuộc sống bên ngoài. Trước đây con thay đổi con người con để được sự an toàn, con đi đâu cũng tưởng tượng làm gì hay không làm cũng nghĩ. Tại vì con hay ở một mình nên suy diễn nhiều thứ, mặc dù con nghe nhiều bài giảng của thầy con đã hiểu, nhưng mà cái tưởng tượng nuôi trong con quá lâu nên không thể bỏ được, làm gì cũng nghĩ tới nó. Con không biết nên làm gì với cuộc sống của mình nữa, sống không có ước mơ gì hết. Xin thầy cho con lời khuyên với độ tuổi như con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy trong kinh có đoạn: <p>
NIỆM PHẬT.<p>
Đây là pháp môn được nhiều hành giả tu tập vì đem đến muôn vàn lợi ích trong việc đoạn giảm ác pháp, thiêu hủy những chướng ngại cản trở con đường đạt đến chân hạnh phúc. Khi được rèn luyện lâu dài sẽ đạt được trạng thái nhất tâm bất loạn từ đó sử dụng tâm an tịnh này quán chiếu bản chất của vạn pháp sẽ thành tựu được mục tiêu tối hậu y theo lời Phật dạy. Trong kinh điển có hướng dẫn cách niệm Phật như sau: <p>
"Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh". <p>

Khi tâm được cột vững chắc vào một đề mục đắc được định thì năm thiền chi sẽ xuất hiện là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm sẽ trấn áp các pháp đối nghịch là tham, sân, hôn trầm, trạo hối, nghi. Người có trí tuệ muốn giải thoát khỏi khổ đau sẽ dùng kiên cố định này làm nền tảng tu tập thiền quán để thấy rõ bản chất của vạn pháp hữu vi bằng việc quán chiếu thân tâm trên bốn đại niệm xứ nhằm thấy rõ tam tướng là vô thường, khổ, vô ngã để thành tựu mục đích tối thượng của việc hành đạo. <p>

Đoạn kinh trên có giống với cách chúng Phật tử cũng như hành giả tu tập là luôn trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát mọi hoạt động của thân và tâm... dùng thiền tuệ tịch tịnh để tánh biết tự biết tất cả các pháp một cách chân thật nhất, như nó đang là không thầy? Sao con đọc đoạn đó thấy có sự mâu thuẫn! Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy. <p>
Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, cho con hỏi. Khi con cảm thấy bứt rứt trong người, khi con bệnh hoặc khi con đói, hoặc đang ở chỗ đông người con thường xuyên bị mất chánh niệm. Nhờ Thầy chỉ cách cho con luôn giữ chánh niệm trong những trường hợp như vậy. <p>
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! Thưa thầy, mỗi khi khổ đến thì ta chỉ cần trọn vẹn tỉnh thức với cái khổ thì cái khổ đó nó tự hết mà mình không cần phải làm gì thêm, như vậy là ta đã diệt được khổ rồi phải không ạ? <p>
Thầy cho con hỏi thêm là con là người có tánh tham dục nhiều, mỗi khi tham dục khởi lên thì con tuy biết vậy nhưng không trọn vẹn tỉnh thức với nó được mà bị bản ngã khuất phục nên con phải tìm cách đối trị. Con có đọc được phép quán tử thi nhưng không có tử thi để quán nên con xem mổ xác người trên video thì thấy có tác dụng rất rõ rệt, tham dục trong con giảm đi rất nhiều đến độ khi ăn nếu tưởng tới những hình ảnh đó thì cảm thấy buồn nôn, rồi con không xem nữa nhưng sau đó một thời gian thì tham dục lại tăng trưởng, con phải làm sao ạ? Có phải phép quán tử thi phải thực hành liên tục trọn đời phải không ạ? <p>
Phép quán 32 thể trược con đọc trong sách thì không hướng dẫn phải quán như thế nào để nhàm chán thân xác của chính mình, phép quán này phải thực hiện như thế nào ạ? <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, thầy cho con hỏi như thế nào gọi là phan duyên? A-di-đà Phật.

Xem Câu Trả Lời »