loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin được trình pháp.
Con vừa chiêm nghiệm thấy 1 điều về chánh niệm tỉnh giác (CNTG). Trước đây, khi CNTG thì con thấy đầu con căng thẳng và ngập tràn suy nghĩ về Tánh Biết, con hiểu buông xả về mặt lý thuyết nhưng lại lúng túng không biết thực hành thế nào.

Sau đó thì con nhận ra, những lúc thực hành CNTG đó của con không phải con đang buông xả, mà con đang cố "đối tượng hóa" Tánh Biết, con chỉ đang cố gắng dùng ý thức để nhìn xem cái Tánh Biết nó như thế nào, và vì con muốn "đối tượng hóa" Tánh Biết nên những kiến thức con đã gom góp về Tánh Biết trước đây phải ùa về để cho con so sánh, tạo dựng 1 cái Tánh Biết ở trước mắt cho con dòm ngó. Cái Tánh Biết đó cũng chỉ là ảo tưởng của tham vọng mà thôi.

Khi thấy ra điều đó thì con cũng nhận ra: Tánh Biết thật sự chính là con.
Vậy hóa ra, CNTG không phải là "đối tượng hóa" Tánh Biết để dòm ngó như con vẫn làm, mà CNTG là con "trở về làm" Tánh Biết. Con chính là Tánh Biết thì làm sao mà con "đối tượng hóa" được chính con để mà dòm ngó kia chứ.
Khi "trở về làm" Tánh Biết, con cảm thấy mình như vị khách ngồi trên chuyến tàu nhìn ra cửa sổ, bản ngã hay những suy nghĩ, cảm xúc giống như phong cảnh lướt qua bên ngoài, con chỉ việc lặng im quan sát, chẳng có gì cần phải làm nữa, bởi chúng vốn chỉ là phong cảnh, có liên quan gì đến con đâu.

Bây giờ thì con thực hành CNTG dễ dàng và đơn giản hơn nhiều, con cũng cảm nhận được cảm giác nhẹ nhàng giản dị của buông xả. Con thấy có 1 niềm an lạc và vững tin vào Pháp.
Con xin được tri ân những lời khai thị quý báu của Thầy, cảm ơn Thầy đã đọc bài trình pháp của con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-06-2019

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy!
Hôm nay con đã hiểu thêm lời Thầy. Mọi pháp đến dù tốt, xấu, đúng , sai gì cũng đều có tác dụng giúp con nhìn ra bộ mặt thật của chính con. Thực ra nói đúng hơn là nhìn rõ vô minh trong chính con. Vô minh đáng sợ nếu ta không có khả năng nhìn thấy. Tánh biết thì luôn có sẵn, vô minh cũng luôn có sẵn nhưng con người không giác ngộ được chỉ vì không biết cách sử dụng sự tương giao tuyệt vời giữa tánh biết và bản ngã. Giống như gạo bán đầy ngoài chợ, nhưng người ấy không biết trong túi mình có tiền nên cuối cùng đành nhịn đói và chết đói.
Vấn đề chỉ là biết sử dụng khéo léo sự tương giao tuyệt vời ấy của pháp và bản ngã thôi Thầy nhỉ. Đôi khi bản ngã trong con sốt ruột với sự chậm giác ngộ của mình thì pháp lại đến và nhắc con rằng cuộc chơi đang vui, hãy tận hưởng và đừng lo đến kết quả thắng thua. Giống như một vở kịch hấp dẫn từng chi tiết chứ kết cuộc dù hay đến mấy thì cũng là hết. Và nếu ngay từ đầu chỉ có tánh biết mà không có bản ngã thì tánh biết cũng nằm đấy vô dụng mà thôi. Bởi vậy không sợ bản ngã khởi mà chỉ nên sợ không nhìn thấy. Tuy nhiên vì pháp luôn hoàn hảo nên ngay cả việc không thấy kịp cũng chẳng phải là điều đáng sợ.
Vì :
Mục đích có sẵn rồi
Nào phải vọng xa xôi
Dặm trình thong dong bước
Hoa trắng nở vẹn đồi.

Con xin kính tri ân Thầy! Con chúc Thầy luôn khỏe mạnh và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con là người thích ăn uống, con đọc cuốn Thực tại hiện tiền của thầy, và con quán sát cảm thọ của mình khi ăn uống. Con thấy khi đó trước tiên chỉ có những cảm giác, sự nhận biết hương vị, nhưng sau đó là cảm giác ưa thích cái hương vị đó. Hai thứ này là riêng biệt, và căn bản, cái sự nhận biết hương vị khi ăn đó nó chỉ là như thế, như vậy. Còn cái tâm ưa thích là cái ảo tưởng đi sau. Thưa Thầy, có phải cái sự nhận biết đơn thuần đó là Tánh biết phải không Thầy?
Tương tự với suy nghĩ, thì ta cần thấy ra cái ảo tưởng do huân tập trong quá khứ mà ra, và nó tách biệt với tiến trình suy nghĩ đơn thuần của tánh biết. Có phải như vậy không Thầy?
Con cám ơn Thầy và chúc Thầy khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-04-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. Con xin thầy giải đáp dùm con ạ. Thưa thầy tánh hay biết con người và con vật cây cỏ đều có. Như con người nghe gọi thì trả lời, trông thấy có thấy, trong nghe có nghe, tánh hay biết đó thường trụ và vô ngã. Con vật nó cũng có tánh ấy là vì khi gọi thì nó biết, nó cũng nhận biết âm thanh ngữ điệu mà người khi tiếp xúc với nó, nó thấy và biết. Ngay cả cỏ cây cũng có tánh này như nó biết mọc tránh hiểm nguy, vươn mình ra ánh sáng hay đơn giản như cây mắc cở mình chạm vào là nó biết rung rinh khép lá mắc cở... Con thấy rằng tất cả chúng sanh đều có tánh thấy hay biết này. Con người khác vật và cỏ cây là trong biết có biết, trong thấy có thấy. Điều con muốn hỏi là con nhìn như vậy có đúng ko ạ, và con vật hay cỏ cây ko phải là vật vô tri ạ.
Con người nhận thấy và sống với tánh hay biết này nhưng chỉ là hay biết thuần hay biết thì nó chỉ giúp định tĩnh và sống với giây phút hiện tại. Con xin thầy chỉ con cách phát triển tuệ giác ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính bạch Sư Ông.
Trước tiên con xin cảm ơn Sư Ông đã từ bi chỉ dẫn cho con trong quá trình tu tập.
Cho phép con nhắc lại phần hỏi và trả lời của mình vào ngày 15/4.
Dạ con kính bạch Sư Ông
Con có thắc măc mong Sư Ông khai thị giúp con: có những lúc con thấy ý nghĩ khởi lên trong con, cái ý đó như ở giữa không gian nó không phải là con, con cảm nhận nó rất trong sáng rõ ràng, nó khởi lên rồi lại biến mất rất nhanh, Giống như cái ta ảo tưởng mà con vẫn thường nghe là nói chứ chưa thực thấy. Cái con thấy đó là gì thưa Ông.
Nếu như suy nghĩ thiện thì có gọi là cái ta ảo tưởng không Thưa Sư Ông?
Con cảm ơn Sư Ông rất nhiều.
Con xin chúc Sư Ông thật nhiều sức khỏe.

Trả lời:
Thiện và ác cũng xuất phát từ cái ta ảo tưởng nên vẫn còn trong thế gian (lokiya). Thoát khỏi thiện ác của bản ngã mới là cái thấy vô ngã (alokiya). Khi con thấy tư tưởng chỉ là pháp sinh diệt như nó đến và đi giữa hư không thì cái thấy đó vô ngã, còn tư tưởng thiện ác vẫn hữu ngã, từ cái ta ảo tưởng.

Vậy thưa Sư Ông cái ý mà con thấy trong hư không (cái thấy vô ngã) đó từ đâu sinh ra vậy thưa ông?
Con xin lỗi vì cứ đem thắc mắc của mình phiền đến Sư Ông.
Mong Sư ông khai thị giúp con.
Con cảm Ơn Sư Ông rất nhiều.
Chúc Sư Ông Nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2019

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư,
Con có thắc mắc này xin Sư chỉ dẫn thêm:
Trong cuộc sống, con như nhận ra tánh biết, tuy vậy vẫn có những hành động dựa trên cả hai tánh biết và tướng biết. Và vì thế con phân vân. Sư gỡ rối dùm con.
Con cám ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2019

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Lời đầu tiên con xin nguyện kính mong Thầy cùng chư vị Tăng Ni Phật Tử gần xa thân tâm Thường an lạc. Con nguyện mong Thầy luôn khỏe mạnh, luôn là ngọn đèn sáng soi cho chúng con được đi theo trên con đường giải thoát giác ngộ.
Con Kính Lễ Thầy ạ!
Con xin được trình Pháp với Thầy, nếu con có hành sai điều gì mong Thầy từ bi chỉ dạy dùm con ạ.
Thưa Thầy! Trong mọi thời hãy buông hết cái ta ảo tưởng ra và cứ để cho cái thấy biết rỗng lặng trong sáng tự chiếu soi thì đó là Tịch Tịnh Niết Bàn. Nếu luôn hành được như thế thì sẽ ra khỏi sanh tử, còn lúc được lúc không thì chưa ra được sanh tử luân hồi phải không ạ?
Con Kính Cảm Ơn Thầy nhiều. Tuy ở tại nhà nhưng con xin được lễ Thầy 3 Lạy.
Con Nguyện kình mong Thầy thân tâm thường an lạc thảnh thơi ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-03-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy.
- khi con đang đi mà nghĩ về đối tượng khác (phóng dật), nhưng có 1 cái thấy thấy điều đó thì quay về đi.
- khi con đang tham sân si thì có 1 cái thấy biết được tham sân si
- khi con đang đau có 1 cái thấy biết cái đau rồi thấy luôn được cái muốn trở thành của bản ngã ( muốn chấm dứt cái đau) thì thấy biết khổ sanh vì ý muốn trở thành. Khi thấy ý muốn trở thành của bản ngã tự động buông thái độ đó thì chỉ còn trạng thái đau không khổ.
Vì con thấy có 1 sự thấy biết rất rõ từ thân tâm và những cái khái niệm rồi lý trí.... rất rõ ràng.
Con không biết đó có phải là tánh biết biết pháp không. Lúc trước con muốn hỏi nhưng còn mập mờ con không dám hỏi Thầy. Nhưng giờ càng ngày càng rõ ràng. Vì con thấy hình như nó biết hết. Biết lúc mình thất niệm.. rồi tự tâm quay về lại hiện tại. Rồi lại thấy biết tiếp cái hiện tại như nó đang là. Khi bản ngã cho là, phải là, sẽ là.... nó biết sai rồi soi sáng lại cái đang là.tiếp. con xin trình với Thầy ạ. Con xin cảm ơn Thầy ạ

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-02-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Xin thầy cho con hỏi:
1- Cái định tĩnh hằng biết rõ ràng của mình lúc mình ngủ say, hay mình bị chụp thuốc mê nó vẫn luôn hoạt động tại sao mình không hay biết gì hết lúc đó vậy?
2-Cái định tĩnh, hằng biết rõ ràng của mình xưa nay không một vật tại sao nó có thể khởi lên nhất niệm vô minh là niệm để tạo nên vũ trụ vạn vật như kinh lăng nghiêm nói. Như vậy có phải là trong tịnh có động, trong động có tịnh từ vô thủy vô chung rồi có phải không thầy? Vì nếu chỉ có động mà không có tịnh thì các pháp không thành lập được và ngược lại.
Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Con kính tri ơn Thầy đã trả lời cho con câu hỏi về Tâm bình thường ạ. Thật ra, con chiêm nghiệm thêm thì nay thấy ra tâm bình thường ví như bầu trời, mây ví như những vọng tưởng, khi tâm thiện thì trời trong, tâm ác thì mây đen. Tuy nhiên bầu trời tâm thì vẫn vậy, trong sáng định tĩnh luôn ngay hiện tại. Tâm bình thường này luôn biết rõ khi nào có niệm hay không có niệm, mà khi nào cũng có mặt không lúc nào ngừng nghỉ. Khi con nhận biết con đang vọng niệm, thì tức là con đang ngoài vọng niệm như một sự nhận biết thuần khiết. Gió mát qua da thì biết, chim bay qua mắt liền biết, tiếng chim thì liền nghe. Cái sự nhận biết này hay tánh biết thì luôn rỗng rang thanh tịnh, như tấm gương phản ảnh trung thực mọi sự vật trước nó. Mà thường con lại theo vật mà quên gương nên mất đi sự rỗng lặng, trong sáng. Nay con ngay vật mà nhớ lại tấm gương trong lặng, thì liền trong lành định tĩnh sáng suốt mà không dụng công, nỗ lực gì ạ. Con chân thành cảm ơn Thầy đã dành thời gian quí báu và tặng sách cho con. Con có gì sai kính nhờ Thầy từ bi cho con thêm lời khuyên ạ. Con kính chúc Thầy pháp thể khinh an, chúng sanh dị độ luôn khỏe mạnh để trụ thế dài lâu để hàng Phật tử chúng con có nơi nương nhờ ạ. Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính,
Con. Tâm An Tịnh.

Xem Câu Trả Lời »