loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 892 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'cuộc sống'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-06-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con đang muốn tham dự khoá tu dài ngày. Nhưng hiện tại con đang trông mẹ con đã 88 tuổi! Con mong Thầy cho con một lời khuyên để con có thể yên lòng, tâm bình an khi gửi mẹ con vô nhà dưỡng lão để tham dự khoá tu ạ! Dạ con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-06-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông!
Con thường được nghe giảng là “cái thiện luôn luôn thắng cái ác”, “chánh luôn thắng tà”, “ở hiền sẽ gặp lành”,… nhưng sự thực cuộc đời có như vậy đâu! Nếu “luật nhân quả” được hiểu theo cách Sư Ông giảng dạy là ở mặt “tâm lý” chứ không phải mặt “vật lý” thì có lẽ đã không gây hiểu nhầm đối với đạo Phật. Ví dụ: Khi bị một ai đó làm tổn thương, sự việc đó đã diễn ra không thể nào quay lại. Nhưng lúc này nếu tâm mình khởi lên sân thì mình sẽ đau khổ, còn không khởi lên sân thì không đau khổ. Nhân: là tâm có khởi sân hay không sân. Còn Quả: chính là sự đau khổ hay không đau khổ. Và nó chính là luật nhân quả trên bề mặt “tâm lý”

Nhưng mọi người lại cứ hiểu nhầm để giảng “luật nhân quả” theo kiểu “vật lý” “hiện tượng”. Con muốn nói điều này vì ban đầu con rất tin vào “luật nhân quả” theo “vật lý - hiện tượng” từ Phật giáo. Nhưng khi mới va vấp với cuộc đời, hiểu thêm về cuộc sống. Con mới nhận ra, sự thực là “cái Ác đa phần sẽ luôn thắng cái Thiện”. Sự thực là dù Ác hay Thiện thì bên nào MẠNH HƠN, NHIỀU LỢI THẾ HƠN thì sẽ THẮNG. Mà Cái Ác đa phần sẽ luôn thắng, đó là vì Cái Thiện có những giá trị lương tâm, nhân bản, đạo đức mà không vượt qua được. Cũng như, chỉ có Ác xảy ra trước thì Thiện mới xuất hiện sau.

Khi nhận ra sự thực này, lúc đó niềm tin về đạo Phật trong con đã đổ vỡ rất nhiều, con đã phải rẩt rất rất đau khổ khi hiểu ra sự thực này. Tại sao lại có sự hiểu lầm lớn đến vậy, bản thân con cũng vì ban đầu tin vào “luật nhân quả” này nên luôn luôn nhường nhịn trong mọi chuyện. Đến một lúc con nhận ra mình trở nên bạc nhược, nhu nhược lúc nào không hay. Chẳng thà từ ban đầu con ko tin vào “luật nhân quả” thì con đã hành xử như một người bình thường và cũng ko bị đau khổ vì đổ vỡ niềm tin.

Đúng là Đức Phật có dạy “Đừng vội tin những tường thuật về lời Ngài”, nhưng thực sự được bao nhiêu người khi biết đến Đạo Phật mà có thể suy xét như vậy, đa phần đều từ Niềm Tin mà đến, chính con cũng từng như vậy. Dẫn đến khi đổ vỡ về tinh thần lớn như vậy, nhưng may mắn là con biết đến Sư Ông nhờ đó mà hiểu “luật nhân quả” mà Đức Phật thực sự muốn chỉ dạy chính là thái độ nội tâm của mỗi con người. Nếu con ko biết đến Sư Ông có lẽ sau sự đổ vỡ đó con sẽ không còn niềm tin vào Đạo Phật hay Đức Phật nữa.

Dù vậy hiện nay mỗi khi nghe ai nói những câu đại loại như “thiện luôn thắng ác”,… trong lòng con lại khởi lên cơn sân với chính những người nói câu đó, vì con cảm thấy như họ đang nói những điều ko đúng với sự thực của cuộc đời. Giờ trong lòng con đang bị cơn sân này đối với những câu đó không biết khi nào sẽ hết nữa.

Cám ơn Sư Ông đã lắng nghe câu hỏi và chia sẻ của con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con xin chia sẻ về việc điểm số trong học hành từ nhỏ đến giờ ảnh hưởng thế nào đến con. Ba mẹ con rất đánh giá cao người học giỏi thành đạt, có địa vị. Từ nhỏ mấy chị em con đều biết, hai chị em gái con cố gắng rất nhiều, đi học thêm, thức từ ba giờ sáng để học bài, toàn là 9 với 10. Riêng con, thể dục con toàn 5. Có năm năn nỉ thầy thể dục được 6.5 (rất ít), toàn là bị khống chế không được loại giỏi, con khóc rất nhiều. Thi học sinh giỏi rớt vòng tỉnh, con cũng khóc. Đậu Đại học, với khối kiến thức học không hết, môn nào thích thì 9, 10; môn nào chán 5 với 6. Ra trường con viết CV thật hoàn hảo, vừa là lối nghĩ của mình và vừa của người khác, con biết con không được hết những gì trong CV nhưng cạnh tranh mà, con phải gồng mình lên để được như vậy. Bằng tính toán và biết thế nào là hoàn hảo con được nhiều chỗ lớn nhận làm và nhảy việc. Con thấy khối kiến thức mình học bao năm chẳng có gì đọng lại. Trái lại, việc thực tế mình va chạm giữa người với người và cách làm việc hiệu quả là cả một hệ thống cần quan sát và thận trọng rất cao. Đó là những gì còn đọng lại trong con bây giờ để hoạt động quản lý cho cơ sở của mình và con học thực tế rất nhiều việc mà những con chữ kia không giúp ích là bao.
Có lần hồi nhỏ, khi thầy bảo tự chấm điểm cho nhau rồi thầy đi ra. Con đã khuyến khích các bạn 5,6,7 cứ cho 8,9,10 hết và các bạn 9,10 cũng không phản đối, và cả lớp ai cũng đạt điểm cao. Con biết thầy biết mà không nói gì.
Nhìn lại, tuổi thơ con không có gì ngoài sách vở, con thấy thật bi đát và chán nản, con thật bất ngờ khi thấy gương mặt vui cười khi đứa bé thả diều, con cầm con diều mà không thấy có niềm vui gì hết.
Con của con hồi nhỏ bị chứng chậm phát triển nhẹ, bây giờ gần như bình thường rồi nhưng trí nhớ không tốt, chỉ nhớ những gì mình thích. Con vẫn cho đi học thêm, không ép buộc, nhớ gì thì nhớ làm sao thi được 8 điểm cao nhất cũng được. Và bé thi 8, 9 điểm mà không hề áp lực.
Con nghĩ điểm số cũng tốt nhưng nó không đánh giá mức độ thành công của con người trong tương lai, và trên đường đạo nó càng không có nghĩa lý gì. Quan trọng là thực nghiệm dạy sao cho biết thực tế nhiều thì điểm số lúc đó mới có giá trị, ví dụ đo cái bàn cao nhiêu cm. mm,... hay đi trồng cây, làm thí nghiệm hóa học thực tế,... mà cháu con đang học ở phương Tây rất vui và bổ ích. Còn ở đây, lý thuyết một nùi, ép vô đầu cho nhớ hết thì cái đầu bị khai thác quá sớm làm sao cho trái ngon được.
Nên con nghĩ, trong hệ thống giáo dục nặng nề như hiện giờ, tùy theo lương tâm của giáo viên mà cho điểm học sinh theo ý mình cũng chẳng sao, nó thấp điểm cho nó lên cao tí cũng được, có thể nó ở nhà thích nghiên cứu lego hay vẽ tranh mà môn văn hay toán nó dở xíu mà mức độ nó trung bình thì cho 7,8 điểm cũng không phạm nói dối gì. Quan trọng trên lớp mình hướng cho tụi nó sống tốt, có cái nhìn rõ ràng về tương lai mà không mơ mộng, cũng như cách đối xử giữa người với người, còn kiến thức, trung bình cũng ổn mà giỏi hơn cũng được, tùy mỗi đứa.
Con xin chia sẻ ý kiến trái chiều một chút. Có gì sai mong thầy bỏ qua.
Con cám ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-05-2022

Câu hỏi:

Con xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con về việc học Nhân số học của nhà MAYQ, theo Thầy thì là Phật tử ngoài tụng kinh lễ Phật có cần học thêm Nhân số học để biết thêm vận mệnh của mình không? Con chân thành cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy! Thời gian này con có thấy con và một số người xung quanh con đang bị dính mắc vào hình thức hay vẻ ngoài. Con nghe thầy giảng mình dính mắc là vì quá bận tâm tới nó và chỉ có chánh niệm tỉnh giác mới chữa được bệnh này. Nhưng con vẫn không làm nó hết được. Con mua đồ đắt tiền so với con mà con mặc lên không được thoải mái vì cứ để ý tới chiếc quần đó không sao giản dị được. Thầy khai mở cho con được tư do tự tại không phải dính như keo nữa ạ. Con cảm ơn thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy,
Khi con người ta ham mê một việc gì đó thì tập trung quá nhiều vào nó và trở nên si mê. Và con cũng đang dính mắc vào nó như nhiều người, cụ thể như chụp ảnh và đăng facebook. Tuy việc chụp ảnh của con có nhiều mục đích như muốn khám phá mọi con vật và hoa cỏ xung quanh, cũng như chia sẻ cảnh quang đẹp nơi mình đang sống cho mọi người... nhưng đôi lúc quá đà đi đâu cũng muốn đem theo máy ảnh và suy nghĩ về nó và tập trung quá nhiều thời gian cho nó và facebook.
Vậy thầy có thể cho con lời khuyên để con có thể buông xả bớt để trở về được không ạ.
Con xin thành kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Gần đây, con đọc thấy khá nhiều câu hỏi về người hướng ngoại và người hướng nội, tiện đây con xin phép hỏi thầy.
Theo con được biết, người hướng nội trội về suy ngẫm, quan sát, cảm nhận, phân tích, sáng tạo; người hướng ngoại trội về kết nối, giao tiếp, phản biện, thuyết phục, ảnh hưởng và đây đều là những kỹ năng cần thiết và có thể rèn luyện được (lặp đi lặp lại là mẹ đẻ của kỹ năng). 2 điểm chính phân biệt hướng nội và hướng ngoại: hướng nội nạp năng lượng (khi cảm thấy mệt mỏi) bằng cách dành thời gian riêng cho bản thân, cần ở một mình, ưu tiên đích đến hơn là đi với ai nên đi với ai không quan trọng, quan trọng là đi đến đâu, có đáng để trải nghiệm không, còn hướng ngoại nạp năng lượng bằng cách giao lưu, chia sẻ với người khác, ưu tiên sự kết nối, tình đồng đội để cùng nhau đi đến đích nên đi đâu không quan trọng, quan trọng là đi với ai.
Vậy thưa thầy, phải chăng những điểm có vẻ trái nghịch nhau như vậy đều có sẵn bên trong mỗi người, chỉ khác nhau ở tỷ lệ, bên nào nhiều hơn thì sẽ thiên về hướng đó và người hướng ngoại hay người hướng nội đều cần cân bằng cả hai, lấy bên trong làm gốc để tu tập đúng hướng, nhưng vẫn giữ được cá tính của mình như hướng ngoại cần tập trung vào bản lĩnh tự thân nhưng vẫn giữ sự hào hứng đối với những thứ bên ngoài miễn đừng để nó cuốn trôi là được, còn hướng nội cần hoà nhập, giao lưu nhưng vẫn giữ được không gian riêng cho bản thân, như vậy có gì sai không thầy? Mong thầy chỉ rõ giúp con. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-05-2022

Câu hỏi:

Con đang trải qua thời gian có nhiều biến cố xảy ra trong cuộc sống. Một trong số đó là Em trai con nghiện cờ bạc và có nhiều món nợ lớn. Với nhiều đắn đo suy nghĩ, con và mẹ con đã quyết định bán căn nhà để trả nợ cho em con, hy vọng em con sẽ có được cuộc sống mới. Sau khi trả xong khoản nợ thì con đang xây lại một căn nhà nhỏ khác để ở, nhưng em con vẫn chưa dừng lại, có thêm những món nợ mới (hoặc cũ mà trước đây chưa nói ra). Dẫn đến việc con và mẹ con bế tắc, đành phải nói em con đi khỏi thành phố để tránh việc trả nợ chứ không đứng ra lo liệu được nữa. Sau khi em con đi, đã có nhiều người tìm đến phòng trọ hoặc điện thoại, nhắn tin cho con để đòi nợ, may mắn cho con là họ không quá hung dữ, nhưng thực sự thì con rất phiền lòng, con biết được em con không bỏ đi mà vẫn ở đâu đó, nói dối để tiếp tục mượn tiền. Con vừa thấy thương cảm vừa thấy phẫn nộ, trong con khó có giây phút bình yên. Con nghĩ rằng em con sẽ không có khả năng trả nợ bằng những công việc chân chính vì số tiền đó quá lớn, và dẫu em có quay trở về thì cũng sẽ phụ thuộc vào con và mẹ con. Một ngày nào đó tại ngôi nhà mới, con và mẹ con có thể sẽ lặp lại kịch bản cũ bán nhà ra đi. Con vốn dĩ cũng hiểu và muốn thực hành bài tập vô thường và làm viên mãn nguyện vọng của những người xung quanh, con biết em con là một phần trong huyết thống của con và những hạt giống xấu em con đang có cũng có trong con. Nhưng việc chấp nhận này thực sự quá khó, con đã trải qua khoảng thời gian lên – xuống liên tục và nó tác động lên mọi mặt trong cuộc sống của mình. Ba con đã mất 4 năm trước và các anh chị khác là con riêng của ba và mẹ nên không có nhiều sự tương tác, chuyện tình duyên của con cũng không thuận lợi nên con cũng dần có những cái nhìn tiêu cực về hôn nhân và có mong muốn sống độc thân. Khi chỉ còn lại hai mẹ con, mẹ của con bắt đầu có những nổi sợ, sợ sau này chết đi không có con cháu thờ, sợ sẽ thành ma đói, sợ căn nhà sẽ không biết để lại cho ai… Vì không có tiếng nói chung trong những việc này nên con và mẹ con cũng có nhiều khổ đau với nhau. Ban ngày con cố gắng làm tròn nhiều vai trò, ban đêm con không ngủ yên và rất đau khổ. Có những lúc con rất mệt mỏi với suy nghĩ lý trí, con sợ nghe những lời khuyên và sợ chia sẻ. Là người có bản tính hướng ngoại và sôi nổi như con thì điều này gây cho con nhiều phản ứng tiêu cực lắm. Con mong ước được chỉ dạy các bài thực hành cho con và mẹ con có thể làm theo để bớt khổ đau và hồi hướng đến em trai con trong lúc này, mong hồi âm của Thầy.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Cảm giác chạnh lòng khi gặp một người bằng tuổi thành đạt, thu nhập, điều kiện tốt hơn mình thì đó là tâm tham, sân si phải không ạ, có thể con chưa trọn vẹn với cảm giác này nên nó vẫn còn và ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của mình. Cuộc sống luôn có khó khăn đặc biệt là những áp lực ở độ tuổi trưởng thành phải đi làm để trang trải cuộc sống. Mặc dù con biết đó đều là bài học mà Pháp đưa đến để xem mình có đủ trầm tĩnh, sáng suốt hay không, nhưng con thấy con vẫn chưa học được nhiều ạ. Lúc Thầy còn trẻ Thầy đối diện với những khó khăn và áp lực trong cuộc sống như thế nào ạ?
Mong Thầy cho con chút ít khuyên ạ.
Con cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Con mới học đạo, con có nghe nhiều các bài pháp của thầy nhưng có nhiều điều con chưa thông suốt, mong thầy khai thị giúp con với ạ.
Trong công việc, con biết rõ năng lực của bản thân và xác định được mục tiêu con muốn đạt tới (kết quả khả thi), con quyết tâm, cố gắng đang theo đuổi nó, xem nó là động lực nhưng con vẫn trọn vẹn, hạnh phúc từng phút giây trong hành trình chinh phục mục tiêu, động lực ở đây đem lại cho con hi vọng, như vậy có gì sai không thầy? Con biết cuộc sống luôn có hạnh phúc và khổ đau, mỗi thứ đều có giá trị và bài học riêng, khi hạnh phúc đến thì con tận hưởng, còn khổ đau thì con quan sát, lắng nghe để tìm ra gốc rễ nỗi đau rồi buông xả nó. Đối với con, những điều kiện bên ngoài chỉ là phụ, đem lại hạnh phúc ngắn và nông, hạnh phúc thật sự sâu sắc và lâu dài là từ bên trong bản thân. Theo trải nghiệm của bản thân, hạnh phúc bên trong là bản thân có đam mê riêng, sự biết ơn mọi thứ, chấp nhận mọi thứ không được hoàn hảo theo ý mình khi mình đã cố gắng hết sức và hiểu do nhân duyên, nghiệp quả của mỗi người, hơn nữa hạnh phúc còn là việc khám phá bản thân và tận hưởng mọi thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống.
Ở góc nhìn hạn hẹp của con còn nhiều thiếu sót, mong thầy chỉ giáo giúp con với ạ. Con xin tri ân công đức Thầy.

Xem Câu Trả Lời »