loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 892 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'cuộc sống'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con có tính nóng nảy từ lúc nhỏ và chỉ dám nổi nóng với người thân trong nhà và với những người yếu thế hơn con; khi nổi nóng là con la hét, dằn mâm xán chén rầm rầm và ăn nói khó nghe; còn với người ngoài con lại hay cười ai nói gì cũng cười, đặc biệt là với những người lạ và là người giỏi, có địa vị, có tài sản, có bề ngoài con không dám hó hé gì dù là một lời và có xu hướng che dấu tự ti, mặc cảm bằng thái độ có khi là rụt rè, nhút nhát, hầm hầm và có khi lại là thái độ bài xích, coi khinh họ. Với người yếu thế, con ăn nói rất mạnh dạn nhưng chỉ cần trong nhóm yếu thế đó xuất hiện ít nhất một người giỏi là con lập tức bị đóng băng và trở nên nhút nhát, ngại ngùng.
Tâm tính này khiến con bị cản trở trong nhiều tình huống xã hội như phát biểu ý kiến trước 1 nhóm hay 1 đám đông, con nhớ hồi đi học có lần bị gọi đứng dậy và mặc dầu biết câu trả lời nhưng con như bị đóng băng toàn thân, não và quai hàm cứng lại, lồng ngực nóng ran, tim đau nhói, đầu nhức bưng bưng và con không thể nói 1 lời, cô vẫn để con đứng đến khi trả lời mới được ngồi vậy mà con đứng như thế gần 10ph mà vẫn không nói được lời nào. Điều này khiến con rất vật vã với những môn học đòi hỏi phải thuyết trình, hay những môn đòi hỏi phải thảo luận thì con vắng mặt vì không chịu nổi tình huống đó. Khi đi làm, điều này càng khiến con trở ngại và bế tắc khi trước những buổi họp, báo cáo hay phỏng vấn, từ lúc nhận thông báo cho đến lúc họp thì cái trạng thái đóng băng đó lại xuất hiện và con không thể tập trung chuẩn bị. Tình trạng này còn xuất hiện khi con phải sử dụng điện thoại trước mặt người khác, con chỉ có thể nói chuyện được khi con đi ra ngoài 1 mình con hoặc là khi trong phòng không có ai; hay khi gọi cho người lạ có khi con không nói được tiếng nào. Ngay cả khi biết đến Đạo, đáng lẽ ra con nên thân cận với bậc thiện tri thức để học hỏi và xin giúp đỡ thì tình trạng đóng băng trên lại chiếm lĩnh và con thấy mình rất thấp kém nên không dám tiếp cận. Chính điều này khiến cho cuộc sống của con rất khó khăn.
Hiện tại tâm trạng của con rất là nặng nề, lừ đừ, bất an, náo động, người lúc nào cũng mệt mỏi và nóng ran, đầu óc con cứng đờ và chậm chạp, khó giao tiếp, tự cô lập và ngày càng sân hận. Buổi tối con rất khó ngủ, hôm nào cũng ngủ trong căng thẳng, vật vã và mộng mị.
Xin Thầy cho con lời khuyên, con thấy bế tắc quá Thầy ơi!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-07-2016

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy.
Con ở nhà với cha mẹ 1-2 năm nay có tập thói quen ngồi thiền vào lúc khoảng 6 giờ tối nhưng chưa được thầy ạ. Cứ tập thể dục xong, chuẩn bị vào ngồi 15 phút thì rất thường xuyên ngay lúc đó cha mẹ lại hỏi ăn cơm đi. Cha mẹ rất hay cản trở như vậy làm con rất khó chịu và đôi lúc lời qua tiếng lại. Bây giờ con có phản xạ bất an ức chế ập đến mỗi khi khởi tâm ngồi tĩnh tâm lúc 6 giờ chiều. Con không hiểu là có điều gì chi phối vậy Thầy ạ? Con thực hành gì sai, ở nhà không có ai làm nên làm khác vậy có gây cản trở phải không Thầy ?
Con càng nói chuyện sắp xếp với cha mẹ nó lại càng mất tự nhiên mỗi khi con ngồi và con thường cảm thấy bực bội căng thẳng? Con nói giờ giấc cụ thể thì cha mẹ lại kêu tùy hứng chứ không thể cố định.
Vậy dời thời gian vào sau khi ăn no thì có tốt hơn không thưa Thầy?
Làm sao để xen kẽ thiền vào cuộc sống tại gia được thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Cho con xin lời khuyên. Cha con là người thích được người ta biết tới mình nhiều, có người nói với con cha bạn là người ham danh. Con buồn đến nỗi ước mơ con chẳng còn, anh chị con thì đi hết, con phải làm sao, cha con không hề biết nỗi khổ tâm của chúng con?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2016

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy.
Con cám ơn Thầy vì luôn lắng nghe, chia sẻ và cho con lời khuyên trong những tình huống khó xử trong đời sống. Lúc nãy nằm xuống trong lúc định ngủ thì con lại nhớ ông con và Thầy, Thầy cũng trạc tuổi ông con nên giờ con có đến hai người ông. Con thường nghĩ về ông, nguyện cho ông khỏe mạnh và an lành, con cũng thường nguyện chư Thiên gia hộ cho Thầy khỏe mạnh và khai thị thêm nhiều cho chúng sanh.
Nếu ông con là một người hun đút cho con động lực để sống, để vươn lên trong cuộc sống, có thể kiếm sống chân chính bằng năng lực của mình, là một người không gây hại cho người khác, cho xã hội... thì Thầy lại là người hướng dẫn cho con, chỉ ra cho con “con đường” để con vững bước trong kiếp sống phù sinh này. Thầy biết không, thật lạ nhưng trong con, Thầy vẫn là một người ông ruột thịt, đáng kính. Thầy giúp con nhận ra rằng, tình thương yêu có thể xóa bỏ mọi ngăn cách dù là có ruột rà với nhau hay không, tình thương yêu có thể gắn kết những con người hoàn toàn xa lạ. Thế là con có thể yêu thương tất cả mọi người, con có thể đặt niềm tin vào chính tính yêu thương trong mình cũng bao la và không ngăn ngại khi nhận ra lòng từ bi rộng lớn của Thầy, lòng từ bi rộng khắp của chư Phật hướng đến tất cả chúng sanh. Cũng chính từ Thầy con xúc động nhận ra rằng, một khi mình thực sự trong sáng, chân thành, yêu thương thì cũng sẽ nhận lại tấm lòng trong sáng, chân thành, yêu thương từ tha nhân. Đứng trước Thầy, con không thể gian dối hay giả tạo được.
Thầy ơi, quyển sách hôm trước con hỏi Thầy đã được xuất bản rồi, là một món quà tri ân con dành cho Thầy, dù rằng con viết lại Nhật ký cho con gái con hằng ngày nhưng xuyên suốt vẫn là những bài học con học ra từ Thầy. Những bài học quá sâu sắc và ý nghĩa ấy con cứ viết lại để cho con gái thì không biết duyên lành thế nào lại được xuất bản Thầy ạ, có thể chư Thiên muốn mang những lời dạy và khai thị của Thầy đến nhiều chúng sanh hơn.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con chuẩn bị động thổ để xây nhà, mẹ con có đi thỉnh quý Sư về cúng nhưng quý Sư bận không đến được. Trong trường hợp này, con xin hỏi Thầy ở nhà con tự cúng được không ạ? Vì con sợ ở nhà cúng sẽ thiếu sót và phạm đến các chư vị vong linh ngụ tại đó. Và khi cúng thì con nên tụng đọc bài kinh nào thưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy! Con muốn xin Thầy hướng dẫn cho con. Con muốn trong tháng này thỉnh tượng Phật trên chùa về thờ con phải cúng như thế nào? Nhà con chưa có bàn thờ, con muốn làm bàn thờ Phật ra sao?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con lại gặp một tình huống khó, và không biết nên ứng xử như thế nào. Con xin lỗi Thầy vì con hỏi về việc tu tập thì ít mà toàn hỏi về những tình huống ứng xử trong đời sống cá nhân của mình thì nhiều. Mong Thầy từ bi tha thứ cho con.
Thưa Thầy, từ nhỏ con đã phải sống với ông bà, ba mẹ thì bỏ xứ đi vì nợ nần mang theo em con, thế là cả hai chị em con bắt đầu với những bài học từ đời nhiều hơn từ gia đình. Hai chị em không được ở gần nhau, cũng ít có dịp trò chuyện, chia sẻ, tâm tình. Rồi khi con học xong đại học thì em con cũng đã định hình những thói hư tật xấu. Em nó thích ăn chơi hơn học hành, tiêu tiền, đua đòi, bè bạn, rất hay nói dối, học giữa chừng năm lớp 10 thì nó nghỉ học. Thương ba mẹ tảo tần mua bán lại phải lo cho nó, trăn trở về tương lai của em nên con đưa em nó xuống thành phố sống chung với vợ chồng con, tìm cho nó một nơi học nghề rồi có một chỗ làm.
Nhưng đâu lại vào đấy, làm một thời gian nó lại kết bạn bè, sau giờ làm lại đi chơi đến 1-2 giờ sáng, có lúc đi thâu đêm. Tiền lương dù 6 triệu vẫn tiêu hết, còn mượn nợ nần. Con đã nói chuyện, phân tích nhiều, cho rất nhiều cơ hội để sửa đổi nhưng nó cũng không hiểu, rất hay nói dối và sống rất vô trách nhiệm. Thầy ơi, giờ con rất sợ nó giao du với những thành phần xấu và gây chuyện phạm tội. Nó cũng từng đánh nhau vài lần, rất bồng bột, nông cạn. Thực tình con không cách nào quản lý, kiểm soát nổi. Vài người khuyên con, có thể bạn bè dụ dỗ, coi chừng nó bắt cóc con của con để đòi tiền chuộc khi nó túng thiếu quá. Thực ra chưa chắc đến nông nỗi đó, nhưng bản ngã của con vẫn trổi dậy, suy nghĩ đến tình huống đó con cũng bất an lắm.
Rồi con cũng báo về nhà, vì nghĩ không thể dạy dỗ hay quản lý nổi. Hầu như mọi chuyện nó nói với con đều là nói dối, về việc mượn tiền, đi chơi khuya, lúc nào cũng nghĩ ra một cái cớ nhưng toàn bịa ra cả. Nói dối đã ăn sâu vào tiềm thức nó rồi, từ một việc rất nhỏ nó cũng không thành thực được. Con thấy thương em và xót xa quá. Con cũng rất thương ba mẹ, nhưng nếu tiếp tục vậy mai mốt nó gây ra chuyện gì thì con lại có lỗi với ba mẹ hơn. Nhưng mà giờ cho nó về quê thì nó sẽ lông bông tiếp, tương lai cũng không có. Con thấy mình quá lo nghĩ rồi. Làm sao con có thể dám chắc về tương lai của ai đó mà cho rằng nó ở thành phố hay quê sẽ tốt hơn? Nhưng giờ quyết định cho nó về quê hay ở lại thành phố tiếp tục làm việc là do con cả. Theo Thầy thì con nên làm thế nào ạ? Con rất muốn dùng tình yêu thương để cảm hóa nó, nhưng chắc nó phải đụng phải chuyện gì thì mới sáng ra được. Làm sao để con có quyết định thuận pháp trước khi mọi chuyện quá muộn thưa Thầy?
Xin Thầy hoan hỷ cho con lời khuyên ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con có 1 thắc mắc xin nhờ Thầy giải đáp. Từ "dính mắc" nên hiểu thế nào cho đúng ạ. Một người vì công việc hay phải xa gia đình mà cảm thấy rất đau khổ có phải là "dính mắc" không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy!
Cách đây mấy ngày, con đi thăm cha của bạn gái của con trai con. Vì lần đầu tiên gặp mặt nên việc giao tiếp cũng phải cẩn thận một chút. Nhưng thật kỳ lạ, khi đến nhà gặp ông ấy con chẳng biết nói gì. Con nhìn vào tâm mình nhiều lần nhưng không thấy có ngôn từ gì để nói, thậm chí những câu hỏi xã giao bình thường cũng không biết nói. Nhìn đi nhìn lại vẫn thấy tâm con trống không, đầu trống rỗng, an lạc, thảnh thơi như đang ngồi thiền vậy. Sau đó con đành ngồi im, ông ấy hỏi gì thì trả lời nấy. Suốt 4 tiếng đồng hồ, ông ấy mời ăn thì con ăn, ông ấy hỏi thì con trả lời. Ông ấy đã 70 tuổi, chân bị đau nên đi cà nhắc, con nhìn thấy nhưng chẳng có phản ứng gì trong tâm. Lần đầu tiên gặp một người xa lạ thì không có nhiều chuyện để nói thật, nhưng làm cô giáo hơn 30 năm mà không biết nói chuyện thăm hỏi bình thường thì ai mà chấp nhận được. Con biết mình thất lễ nhưng trong đầu vẫn trống trơn nên không sửa sai được.
Ra về con vẫn thấy an lạc, thảnh thơi, ai hỏi con cũng trả lời là ông ấy rất tốt. Hai ngày sau, con trai con gọi điện về nói rằng họ trách con sao đến chơi mà không nói gì, chắc là khó chịu nên mới im lặng như vậy. Lúc này con mới thấy tâm mình khởi lên những lo lắng, bất an vì mình đã không đúng.
Thưa Thầy! Tại sao khi giải quyết các công việc của cơ quan hay những bất đồng, tranh chấp của mọi người xung quanh con đều làm rất tốt. Nhưng việc của cá nhân mình thì con lại trì trệ, thụ động và vì sao con lại không xử lý được trường hợp trên mặc dù vẫn có một cái biết để nhìn trạng thái đó và biết trạng thái đó xảy ra không đúng lúc. Sau này gặp lại thì con phải ứng xử như thế nào? Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con.
Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con cảm ơn Thầy đã nhiệt tình chỉ dạy cho con trong thời gian qua rất nhiều. Con có tin vui muốn chia sẻ với Thầy và các bạn là tuần qua con có duyên giúp một cô Phật tử giác ngộ sự thật về tình yêu chân thành và sau đó cô ấy thoát khỏi đau khổ suốt 40 năm qua. Con kể về cô ấy tóm tắt như sau:
Cách đây 40 năm, cô ấy vì yêu mù quáng mà cô gắng giành giật chồng của một người phụ nữ khác, sau đó cô ấy cũng có được người chồng mà cô ấy yêu thương. Nhưng vì yêu quá và sợ mất nên cô ấy chiều chuộng và hy sinh cho người chồng này hết mực, nhưng đổi lại người chồng này rất ích kỷ, tàn nhẫn thô bạo và coi thường cô ấy suốt 40 năm qua. Thậm chí ông ta bắt cô ấy phải phá thai 3 lần vì không muốn có con chung với cô ấy. Ông ấy cư xử với cô ấy còn tệ hơn người chủ và đầy tớ.
Năm vừa qua, ông ấy vô tình gặp lại vợ cũ, ông ấy rất thương và ân hận vì bỏ vợ cũ năm xưa nên ông ấy tìm mọi cách để bù đắp cho vợ cũ, và cô ấy lại ghen tuông điên cuồng và khổ thêm.
Thật ra con quen biết cô ấy hơn 3 năm rồi, nhưng con không thân thiết nên con cũng không biết chuyện riêng cô ấy. Tuần qua, lúc con tới mua Giày thì nhìn thấy cô ấy đau khổ tuyệt vọng và muốn chết, nên con khéo léo tìm hiểu chuyện của cô ấy, thì cô ấy chia sẻ thật với con. Sau đó, con bình tĩnh phân tích cho cô ấy thấy sai lầm của mình ngay từ đầu mới quen ông chồng đến giờ là do: vô minh ái dục, ái thủ hữu, không tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Cuối cùng cô ấy thấy ra sự thật và quyết định buông bỏ cái bản ngã, sự dính mắc và cái ta ảo tưởng, và quyết định để ông chồng tự do làm những gì ông muốn và cô ấy đi con đường riêng của mình.
Hôm qua, con gặp lại cô ấy, cô ấy báo tin vui là cô ấy đang rất an vui và ung dung tự tại, không còn đau khổ như trước kia nữa, và ông chồng cô ấy tôn trọng cô ấy và không thô lỗ với cô ấy nữa. Nhưng cô ấy quyết định dành thời gian còn lại cuộc đời để tu hành, làm phước và hồi hướng cho những người con đã mất. Cô ấy hỏi con ai dạy con và con giới thiệu Thầy và bài giảng của Thầy, cô ấy nghe rất thích. Sau đó cô nói con là, con đúng là Ân nhân cứu mạng cô ấy, vậy mà trước kia cô ấy coi thường con vì thấy con vô tư hồn nhiên và còn quá trẻ so với cô ấy.
Mà nghĩ lại, con không biết tại sao con lại có thể giúp cô ấy được vì cô ấy rất tham, sân, si và bụi đầy trong mắt luôn. Con thì cũng lười học Phật Pháp, học đằng trước quên đằng sau, con cũng còn bụi đầy trong mắt, sai lầm và khổ đau hoài. Nhưng có một điều mà con cảm nhận được là vì con thấy thương cô ấy quá đau khổ và con cũng không dùng bản ngã can thiệp vào chuyện cô ấy nên con mới khách quan, sáng suốt chỉ ra cái sai của cô ấy, và con cũng không nói xấu hay chỉ trích ông chồng của cô ấy. Nên con mới giúp cô ấy được đúng không thầy?
Thật ra, con không giỏi học lý thuyết, nhưng trong những lúc khó khăn và khẩn cấp thì tự nhiên con thực hành được lời thầy dạy.
Con cảm ơn Thầy nhiều nhé.

Xem Câu Trả Lời »