Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Dạ con kính lễ Thầy ạ.
Hôm nay Thầy dạy một bạn, có hai loại ý nghĩ: ý nghĩ có ý thức và ý nghĩ xung động vô thức.
Có phải là mình nên luôn chánh niệm tỉnh giác, càng ít ý nghĩ càng tốt, nếu có phải nghĩ thì nên có những ý nghĩ có ý thức hơn là loại ý nghĩ thứ hai? Có phải chánh niệm tỉnh giác, thận trọng chú tâm quan sát... sẽ bớt đi những ý nghĩ dù là vô thức hay ý thức?
Con thấy phiền não sinh khởi là do suy nghĩ, suy diễn mà ra, ergo, không nghĩ thì không khổ.
Con thành tâm nguyện cho tứ chúng chùa Bửu Long thân tâm an lạc ạ.
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch sư ông,
Sau sự trải nghiệm và cảm nhận được cái khổ đau do sự thiếu chánh niệm, tỉnh giác gây ra, con thấy đây là một sự thật. Con đối trước sư ông xin được sám hối những tội lỗi do sự thiếu sáng suốt, định tĩnh mà thân, khẩu và ý của con đã làm cho bản thân và người khác đau khổ. Từ đây con sẽ bắt đầu lại và nhìn nhận cuộc đời đúng bản chất của chúng từ chính tâm sáng suốt - định tĩnh - trong lành.
Con thành kính đảnh lễ sư ông.
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Dạ con thưa Sư Ông
Xin Sư Ông chỉ rõ cho biết về trạng thái của con bây giờ.
Con thấy mình vô cảm với những người xung quanh mình. Con không biết quan tâm người khác, con không cảm nhận được những gì con đang có.
Con thấy mình luôn đem những từ trường buồn phiền cho những người xung quanh con, con rất đau khổ, con cố gắng thay đổi thì áp lực trong con nhiều hơn. Mà buông thì lại đem những điều tiêu cực cho mọi người xung quanh. Con sợ hãi nơi chính mình, con đau khổ khi chính mình đem những từ trường buồn phiền cho người khác. Gần đây con cứ nghĩ con nên tách biệt mình ra khỏi cuộc sống này, để con về với rừng núi 1 mình để không làm buồn ai nữa. Con xin Sư Ông cho con lời dạy ạ.
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
AN NHIÊN.
“Trong cái thấy chỉ là cái thấy; trong cái nghe chỉ là cái nghe; trong cái cảm giác chỉ là cái cảm giác; trong cái nhận thức chỉ là cái nhận thức”.
Đã lâu rồi con không còn đọc sách, đọc kinh, nghe pháp... Con chỉ “lắng nghe” cái Tâm mình trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày để thấy ra nó, thấy ra cái lăng xăng, cái phân biệt, cái phiến diện, cái si mê, cái muốn biết cái nọ cái kia... cứ như vậy tâm con luôn dần tĩnh lại, không “động” trước mọi xúc chạm.
Con đã biết “Sống” nhiều hơn.
Chúc Thầy luôn mạnh khoẻ!
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Con thưa Thầy!
Con đọc mục Hỏi đáp thấy có bạn hỏi Thầy rồi thực hành ăn một bữa chính ngọ. Xin Thầy chỉ cho con cách ăn này ạ.
Con cám ơn Thầy nhiều ạ
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
CON KÍNH THƯA THẦY
HÔM NAY CON XIN KÍNH TRÌNH PHÁP BÀI THƠ KỆ "CÔ ĐƠN" LÊN THẦY:
HÃY TẬP SỐNG CÔ ĐƠN,
GIỮA CUỘC ĐỜI NÁO NHIỆT.
ĐỂ THẤY TÂM TỰ DO,
TRONG THẾ GIỚI SINH DIỆT.
CON NHỜ THẦY CHỈ DẠY CHO CON. CON XIN CẢM ƠN VÀ TRI ÂN THẦY.
CON CHÚC THẦY LUÔN LUÔN MẠNH KHOẺ VÀ AN LẠC.
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Kính bạch thầy!
Hôm qua con nhận được câu trả lời của thầy khi con viết 1 đoạn trình pháp khá dài dưới những gì con đã chiêm nghiệm và ngộ ra được. Hôm nay lại tiếp tục 1 ngày mới, con lại học ra được thông điệp pháp dạy cho con.
Con thức sớm hơn mọi lần. Trưa con chạy xe máy đi lấy đồ luôn áo dài cho mẹ con, con đường vào nhà của dì này ngay từ con dốc đi xuống khá là khó khăn nếu ai chạy không quen và không có chánh niệm tỉnh giác thì có thể lao xe lẫn người xuống sông ngay. Lúc này sự thận trọng-chú tâm-quan sát vẫn hiện diện 1 cách tự nhiên, con còn bóp còi để báo hiệu cho phương tiện khác đi tới biết rằng có xe, con thả trớn và rà thắng 1 cách ngon lành và suôn sẻ.
Sau khi về nhà, trên con đường từ dốc cầu đi xuống có cái đèn xanh, có xe tải to đang chuẩn bị dừng đèn đỏ, bên trái là tuyến các xe được phép quay đầu để lên dốc cầu. Lúc này con cũng thận trọng và quan sát cái xe tải ấy xem con có thể rẽ trái quay đầu được hay không, do hướng con đi ngay góc khuất, điểm mù của bác tài, nếu vít ga mà không nhìn kĩ thì dễ gây tai nạn, đèn đỏ cũng tầm 11 giây nên con di chuyển từ từ, quan sát kiến hậu, quan sát lẫn phía trước, về số và vít ga 1 cách an toàn. Chân lý - pháp tánh, luôn hiện diện ở đó, chỉ cần nhìn lại, luôn quan sát, chánh niệm tỉnh giác 1 cách chân thực nhất như nó đang là mà thôi.
Con kính chào thầy, đệ tử chúc thầy thật nhiều sức khoẻ.
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Dạ con kính đảnh lễ Sư Ông ạ!
Sư Ông cho con hỏi, trước đây con thấy ai sai con tìm đủ mọi cách để giúp mọi người nhận ra vì muốn họ đi đúng đường nhưng hầu như không giúp được mà khiến họ phiền não hơn.
Bây giờ con thấy mọi người sai con không còn quá bận tâm vì con nghĩ có những chuyện bắt buộc phải trải qua họ mới nhận ra được. Như vậy có phải không có tâm từ không Sư Ông ạ?
Con cảm ơn Sư Ông nhiều ạ.
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ Thầy!
Thưa thầy, thầy cho con hỏi, sở thích làm thơ, vẽ tranh, chơi đàn hay các hoạt động nghệ thuật khác thường khiến cái Tưởng hoạt động mạnh, người thích hay thất niệm do bay bổng ở tương lai hay quá khứ mà không trực nhận được hiện tại khi chưa có đà chánh niệm. Người làm nghệ thuật cũng dễ mắc vào sở tri chướng khi sự phân biệt so sánh ngày càng được củng cố.
Vậy thái độ đúng của người sơ cơ khi tham gia các hoạt động nghệ thuật này là thế nào ạ?
Con mong thầy khai thị và kính tri ân thầy!
Ngày gửi: 27-07-2022
Câu hỏi:
Con đang tu thiền theo dòng thiền Trúc Lâm. Con mới tò mò tham khảo pháp của thầy vì thấy sự giống nhau kì lạ giữa lời thầy chỉ dạy và thiền Trúc Lâm. Trước đó con hơi băn khoăn khi thấy thầy giảng "chú tâm quan sát" vì nó khác với bên Trúc Lâm là "lặng lẽ sáng biết, không chú tâm, không lờ đi, không mặc kệ", tuy nhiên con vừa nghe thầy phân tích giữa chú tâm và chú ý, con thấy rất hoan hỉ. Như vậy con đường dẫn tới tánh thấy biết (Phật tánh) đều gần giống nhau thầy nhỉ.