loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Con thưa Sư, làm sao để quan sát mà không đưa sự việc ở bên ngoài vào bên trong? Tại sao con luôn lưu trữ những thông tin bên ngoài ạ? Con cảm ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Dạ, Thầy cho con xin lỗi, Thầy thông cảm chỉ rõ giúp con, con chưa hiểu lắm. Con xin cám ơn Thầy!
"Trong cả ba trường hợp con chỉ nên biết và kết hợp với niệm Phật “Araham Sammã Sambuddho” thôi. Biết giúp con sáng suốt và niệm Phật giúp con định tĩnh. Chỉ cần tâm sáng suốt định tĩnh là được, đừng cố giải quyết một cách chủ quan chỉ sinh rắc rối thêm."

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy.
Để phát huy tánh biết, không sinh, không diệt sẵn có trong ta thì ta cần luôn trọn vẹn với thực tại thân, tâm, mọi sự mọi vật như nó đang là con hiểu được lời Thầy dạy như thế. Nhưng bình thường khi chỉ có một mình thì con đã bất muội tỉnh giác được tương đối dễ dàng, vì luôn trọn ven, tỉnh thức với thực tại nên không khởi lên niệm hữu nhân, chỉ những niệm vô nhân trong tiềm thức khởi lên thì con trọn vẹn được với nó và nó tự diệt. Con biết như vậy là con đã hành được một cách tự nhiên vô tâm tương đối đúng với yếu chỉ mà Thầy chỉ dạy. Điều mà con muốn trình với Thầy ở đây đó là: Khi trong môi trường động, ví dụ như tiếp xúc, làm việc với người khác mà nảy sinh phiền não thì lúc này theo nguyên lý là cần trọn ven với phiền não như nó là (tức là niệm tâm). Để hành được điều này thật khó, bởi khi phiền não tức là bản ngã vi tế của con đã khởi lên, lúc đó con trọn vẹn với phiền não thì rất dễ lại dùng bản ngã để can thiệp vào tiến trình tâm thì lại sai cơ bản. Vì vậy khi tâm sân, phiền não phát sinh thì con liền trở về trọn vẹn với sự thở (niệm thân) thì dễ phát huy tánh biết hơn và khi tánh biết được phát huy thì cũng liền đồng thời tự thấy pháp, tức là tự thấy trạng thái phiền não lúc đó như nó là. Kính bạch Thầy con hành như vậy có vấn đề gì không ạ? Con mong mong Thầy góp ý, chỉ dạy thêm cho con ạ.
Con xin tri ân Thầy nhều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xuất gia có ý nghĩa gì ạ?
Người muốn xuất gia cần có những điều kiện gì ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ sư!
Thưa sư, con bị đau lưng và tê xuống chân trái hơn 1 năm rồi nhưng không đau nhiều. Cách đây 5 ngày, trong khi đang làm việc, con không làm việc gì nặng mà chỉ hắt hơi 1 cái thì con cảm nhận đốt sống lưng co giật lên, lưng con đau nhói tê xuống chân và rất đau. Con không thể đứng, đi hay ngồi được. Con đến cấp cứu tại bệnh viện, sau khi chụp MRI được xác định là bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cấp tính, khối đĩa đệm thoát ra rất to và chèn lên dây thần kinh. Bác sĩ yêu cầu phải mỗ để lấy phần đĩa đệm đó ra. Bây giờ thì cơn đau đã giảm, con có thể đi đứng được, nhưng con cảm thấy chân con bị tê và đang yếu dần.
Có một vị khuyên con nên áp dụng phương pháp Oshawa, ăn gạo lứt muối mè để chữa, không nên mổ.
Giờ con đang phân vân không biết phải làm sao?
Xin sư từ bi, cùng với các bác sĩ và các bạn đồng đạo theo dõi trang web này, nếu có kiến thức chuyên môn hoặc đã trải nghiệm qua căn bệnh này. Xin cho con lời khuyên.
Con thành kính tri ân sư và tất cả các bạn đồng đạo!
Con cũng xin được sám hối đã làm phiền sư và các bạn đồng đạo vì nội dung câu hỏi không liên quan đến việc tu tập. Xin sư và mọi người hỷ xả cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2019

Câu hỏi:

Dạ, xin Thầy giúp con.
Khi con trở về buông xả thân tâm, cho cái gì tự nó khởi lên thì khởi lên trong đó có cả tâm tưởng (mà con thì bị hoang tưởng), lúc đó con có nên tác ý để thấy đây là tâm tưởng và dừng lại không cho nó kéo đi hay không?

Khi con buông xả trở về thì phần đầu bị nhức được giãn nở ra nhưng nó cứ tập trung vào một chỗ nhức đó thì có nên không (sự tập trung vào này là tự nhiên vì cảm thọ nhức này nó nổi bật hơn những cảm thọ khác)?

Tâm con là tâm bị nghiệp lực si chi phối rất mạnh nên hiện nay con vẫn đang còn bị trầm cảm. Xin Thầy chỉ cho con cách nào để thoát được tâm si. Vì đầu óc tinh thần con luôn trong trạng thái mê mờ, đần độn, tối tăm. Không làm được việc gì mà thấy được sáng suốt cả, cái tâm si này luôn phóng ra ngoài, luôn quên chính mình.
Con xin chân thành cảm ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, có vị chia sẻ như sau: "Trong tất cả 4 kinh Nhất Dạ Hiền Giả, Trung Bộ 131, 132, 133, 134, Phật đều dạy là phải thấy Vô Ngã trong tất cả 3 thời. Nếu có Ngã Chấp trong quá khứ thì đó là kẻ Truy Tìm Quá Khứ. Nếu có Ngã Chấp trong tương lai thì đó là kẻ Ước Vọng Tương Lai. Nếu có Ngã Chấp trong hiện tại thì đó là kẻ Bị Lôi Cuốn trong hiện tại (cuốn theo các pháp vô thường luôn luôn thay đổi). Phật chưa bao giờ dạy an hưởng hiện tại hoặc sống với Cái Đang Là ở đoạn kinh nào cả. Thực hành như vậy chỉ được an lạc tạm bợ, chứ không tận diệt được khổ đau, không giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Phật dạy, hãy tận dụng giây phút hiện tại tinh tấn quán niệm để thấy cho rõ 5 uẩn Vô Ngã trước khi thần chết đến rước đi."

Kính xin Thầy cho con được hỏi là tại sao mình lại không được sống với Cái Đang Là, nhất là mình trọn vẹn tỉnh thức với cái đang là hay thực tại đang là? Con xin cám ơn Thầy thật nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con muốn quy y ở chùa của thầy thì con đến vào ngày nào ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Khi con có được điều mình muốn thì thấy không cần gì thêm một thời gian. Tâm vô cùng nhẹ nhàng thanh thoát. Đó là sự thoả mãn của bản ngã, cảm giác cũng rất "giải thoát". Nhưng rồi dần tâm lại dày đặc ham muốn, lại không thích thứ đã đạt được, muốn thứ khác tương tự nhưng tốt hơn, đẹp hơn theo mình nghĩ.
Điều đó rất dễ thấy thưa thầy!
Nếu mình gặp ham muốn gì, tâm liền thích, rồi có cái ngăn chặn tâm ham thích đó, rồi cố quên nó hoặc làm gì để qua "cơn" (sự ham thích đến theo "cơn"). Tâm thích là bản ngã, chặn thích cũng vậy. Nếu ta cố buông bỏ được ham muốn đó, bằng cách nào đó như bào chữa hay gì đó thì cũng có thể hết (trốn). Nhưng rồi lại có ham muốn tương tự lớn hơn, ta lại buông bỏ,... Như vậy là sai phải không thưa thầy? Vì cứ thế lại có ham muốn lớn hơn không bao giờ dừng, thế thì chẳng khác nào đang "luyện tập buông" cũng như "luyện võ công" vậy! Cố tỏ ra bình thản từ bên trong (không phải để thể hiện với người khác mà là tự đánh lừa chính mình) cũng vậy!
Mà khi có ham muốn thì cứ kệ nó (bình thản hay buông xả), biết là được (cái biết mới là chính, ko có tốt xấu nhị nguyên). Rồi thấy ra 2 mặt lợi, hại của nó... Nhưng tâm vẫn muốn theo để thoả mãn, phải dùng tạm gì đó để qua "cơn" (tinh tấn ba-la-mật, bình thản cố gắng), không chạy theo, không chống đối, chỉ thấy! Rồi nó tự diệt! Bình thản tự nhiên mới đến!
Con đang thấy có rất nhiều ham muốn về sắc dục và con bị yếu chỗ giữ mình không chạy theo! Nếu chạy theo ham muốn thì rồi sẽ dính mắc nhiều hơn rất nhiều so với ban đầu. Tâm thường tự bào chữa, phải thử nghiệm coi sao, thử một lần cho biết rồi thôi (lại lấy lời thầy dạy "phải trải nghiệm mới biết" để bào chữa...) để chạy theo ham muốn đó.
Xin thầy cho con xin ý kiến ạ!
Con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy! Con xin được trình Pháp ạ.
Đúng sai thì có đúng sai trong tục đế và trong chân đế. Trong tục đế, đúng sai dựa trên phần lớn là lý trí dựa vào sự quy định của xã hội để đảm bảo xã hội theo số đông cá thể hoạt động một cách bình thường đúng tốt theo tiêu chuẩn nào đó. Đúng sai trong chân đế thì đúng là tuân theo sự vận hành muôn đời của Pháp tức là thuận Pháp, còn sai tức là nghịch Pháp. Nhưng khi con nói là đúng sai trong chân đế, thì ít nhiều gì đó nó có tục đế trong đó, tại vì ngôn ngữ thì cứng nhắc mà lại đi diễn tả một thực tại sống động vô thường. Ngôn ngữ vốn mang tính tục đế, chỉ là chân đế khi ta trọn vẹn với chính mình khi nói khi viết, khi đó sẽ là chánh ngữ.
Suy nghĩ của con khi viết lên những dòng này cũng chỉ là tục đế, trừ khi con đang viết với sự trọn vẹn. Con là dòng Pháp đang vận hành, chỉ là dòng Pháp với Nhân quả thôi chứ có gì nữa đâu mà buồn phiền. Sau mỗi lần đau khổ thì khi đau khổ đi qua, lý trí của con lại khái quát hóa, à thế này thì dẫn đến cái này, không nên thế này thế kia... tưởng chừng như con lại thu thập kinh nghiệm để vững chãi hơn. Và khi con gặp việc, con lại hồi tưởng những kinh nghiệm này, tưởng như tốt nhưng đa số cũng chẳng thuận Pháp mà là cái ta ảo tưởng sở tri sở đắc mà thôi.
Chỉ là Pháp, chỉ là dòng Pháp thôi, không có cái ta. Có cái ta thì đau khổ thôi, đau khổ là có cái ta mới có đau khổ, đó là quy luật muôn đời của Pháp rồi. Hãy là dòng Pháp vô sinh vô diệt muôn đời vẫn thế chính là Đạo với mỗi sát-na vẫn đang vận hành, bản ngã hữu nhân hay vô nhân là tập khí cũng là Pháp đang vận hành.
Con xin đảnh lễ thầy và chúc thầy thật nhiều sức khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »