loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con nghĩ thay vì tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác, con đang bị rơi vào trạng thái "cố nhớ", một ý niệm hay suy nghĩ trôi qua, con muốn theo dõi nó xem thử nó có cần thiết hay không, điều này làm con không thoải mái, con cứ sợ mình vừa quên điều gì đó cần phải làm, và con bị suy nghĩ rằng: nếu có ý niệm gì mà con không biết thì là do con chánh niệm kém. Con nghĩ đó là triệu chứng của high-fuctioning anxiety, một dạng rối loạn kiểm soát.
Con xin đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Bach Thay. Cho con hoi o nuoc Duc, co chua nao va dao trang nao co tu thien, chua do o dau a? con muon xem lich tu thien thi vao muc nao a? Con xin da ta thay a.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính Thầy!
Lúc trước con có thực hành khóa Thiền Vipassana 10 ngày, ngày thứ hai là tâm con rất nhạy cảm, chỉ cần chiếc lá rơi trên mái tôn cũng giựt mình, ngồi suốt 10 giờ tâm con rất mệt, con trình pháp mà họ không khai thị cho con hết được. Bài pháp đầu tiên (không nhớ rõ) con nghe Thầy giảng là tu tập chủ yếu là BUÔNG, con ngộ ra và buông ngay những sở cầu sở đắc, giờ con đã hiểu nguyên lý thiền Thầy đã dạy, khi ngồi chỉ để tánh biết làm việc con cũng nhận biết rất rõ ràng nhưng thỉnh thoảng tâm con vẫn còn rất nhạy cảm. Mong Thầy khai thị cho con.
Con xin niệm ân Người!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Dạ con Kính xin Đảnh Lễ Thầy. Con xin tạ ơn Thầy đã soi sáng giúp con.
Xin Thầy cho con hỏi Thầy nếu như con vẫn ngồi thiền thì có cách nào để con giữ được chánh niệm khi ngồi thiền mà không bị lạc trong thiền định không ạ. Con đã sai ở đâu và con sẽ khắc phục bằng cách nào. Mong Thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con.
Bởi cách đây 3 năm con bị 1 căn bệnh uống đủ thuốc mà không hết. Con sống trong buồn bã và hoang mang. Con trước đây cũng không có đức tin nơi Phật Pháp. Phật Pháp trước kia đối với con cũng gần gũi mà cũng xa lạ. Trong lúc khó khăn con có duyên nghe đến thiền vipassana và con bắt đầu tìm hiểu và đi học khóa thiền. Lần đầu tiên khi ngồi thiền xong con cảm thấy an lạc mà trước giờ con chưa có. Do chính con tạo ra chứ không phải dựa vào ai làm mình an lạc. Và con tự nghĩ đây là điều mình sẽ theo đuổi. Và con bắt đầu tìm hiểu và ngồi thiền. Rồi biết đến Bát Chánh Đạo, đến tâm từ, và đến nhiều thứ mà trước đó con chưa biết. Sau hơn 1 tháng hành thiền con hết bệnh thầy ạ. Đến giờ con không còn phải uống thuốc mà vẫn khỏe. Sau này khi nghe Thầy giảng con mới hiểu khổ cũng có cái tốt của nó nếu như con không bị bệnh thì con đã không có duyên đến với thiền có cơ hội quay về với chính mình và cơ hội được biết và nghe Pháp của Thầy. Do đó con thấy được sự thay đổi lớn mà thiền ảnh hưởng đến con về thể chất và tinh thần của con. Nên con mong Thầy chỉ dạy cho con để con tu tập thêm ạ.
Con xin kinh chúc Thầy luôn khỏe mạnh ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Xin cho biết thời khoá biểu thuyết pháp, lớp thiền trong tháng 1 và 2/ 2019 của Hoà Thượng Viên Minh. Xin cám ơn

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Ngồi thiền có nhất thiết phải ngồi trong tư thế kiết già không ạ? Vì con mới biết về thiền. Con ngồi tư thế kiết già không quen chừng khoảng 5-10 phút là chân bắt đầu tê và đau. Vì thế con không ngồi thiền được lâu
Con xin thầy chỉ dạy thêm cho con.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Bạch Thầy, Thầy cho con biết để tăng trưởng tâm lực và phước lực thì cần làm gì ạ?
Con kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có điều băn khoăn muốn hỏi:

1. Nếu coi vạn sự trên đời là nhân duyên thì con có thể hiểu rằng người phụ nữ/người đàn ông đến với mình sau khi mình đã kết hôn (trong trường hợp mình cũng có cảm tình với người ta) thì như vậy có phải là họ đến để trả nốt món nợ nhân duyên tiền kiếp hay không ạ? Nếu áp vào quy chuẩn đạo đức bây giờ thì thắc mắc này gần như giống với một lời biện hộ cho việc vụng trộm. Nhưng nếu nhân duyên là như vậy thật thì sao hả thầy? Xin thầy chỉ dạy cho con được sáng rõ.

2. Mình có thể có một cuộc sống hoàn toàn không có mâu thuẫn được không? Mâu thuẫn ở đây được hiểu theo nghĩa là sự phân biệt trong tâm trí. Ví dụ khi mình nhìn thấy bác mình và con mình cùng hút thuốc lá, với bác mình thì mình nhắc nhở nhưng nếu bác không nghe lời thì mình mặc kệ, nhưng với con mình thì mình phải ra sức can ngăn, mắng chửi để nhất định là con mình không hút thuốc lá nữa mới thôi. Như thế rõ ràng là hành động của mình mâu thuẫn.
Hay con quan sát thấy một số nhà sư có để cập tới chuyện không nên bám víu vào các khuôn mẫu, vì khuôn mẫu và sự bám víu dẫn tới khổ đau. Tuy nhiên để cuộc sống hằng ngày vận hành được thì mình vẫn cần có những khuôn mẫu, đơn cử như việc kiếm sống hằng ngày, hầu hết thì bất cứ công việc nào cũng yêu cầu người lao động phải tuân theo một cái khuôn nào đó, như thế thì mình mới kiếm được tiền và mới có cái ăn. Ngay cả những nhà sư nói trên, họ giảng về không khuôn mẫu, nhưng cái ăn của họ tới từ đâu? Thường là của dân chúng cúng dường tự nguyện, nhưng dân chúng đến cửa chùa cửa Phật thì lại mang trong mình cái tâm mong cầu rất lớn, và họ cúng dường đồ ăn tiền bạc như một sự đáp trả cho việc cái tâm mong cầu phần nào được an ủi. Như vậy thì cái việc giảng về không khuôn mẫu bị mâu thuẫn với hành động (phần nào vẫn được cho là) khuôn mẫu vận hành của xã hội. Mình nên nhìn nhận mâu thuẫn trong trường hợp này ra sao ạ? Liệu có một cuộc sống mà hành động tự thân của mình không bị vướng mắc vào những mâu thuẫn này không ạ?
Con không biết con có đang bị hoang tưởng hay không, nhưng đây thực sự là những điều con đang suy nghĩ và vướng mắc. Nếu những ví dụ bên trên của con có gì phạm huý thì thầy cho con xin lỗi ạ. Con cảm ơn thầy nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-01-2019

Câu hỏi:

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính Thầy!
Như Thầy đã giảng, bài Kinh Tứ Diệu Đế Đức Phật khai thị đầu tiên và bài Kinh Tứ Niệm Xứ đều chỉ bày nguyên lý tu tập. Như vậy, hai bài kinh này ứng dụng như thế nào mới hợp nhất?

Con hành thiền khi ngồi, buông thư nhẹ nhàng, tâm rất yên lặng, đôi khi con có cảm nhận như thân tâm hợp nhất, vậy con có bị sai lạc ở đâu không ạ?
Kính mong Thầy khai thị cho con. Con xin niệm ân Người!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Trường hợp Ba con theo Thầy là nhờ tâm lực và phước lực để trợ duyên cho Ba con thoát khỏi cõi Âm. Nhưng chúng con còn u mê chưa biết phải làm cụ thể như thế nào. Khẩn xin Thầy hoan hỉ chỉ bảo giúp cho chúng con.

Xem Câu Trả Lời »