loading
Hỏi Đáp Phật Pháp

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư.
Xin Sư khai thị cho con về các pháp như sau:
Buổi sáng, trong lúc thiền ngồi, có chim hót, thì có sinh khởi: "có tiếng chim hót". Nhưng cũng có cái biết có "âm thanh". Nhưng nó đã qua rồi. Xin sư từ bi khai thị tiếp để con có sự đúng như trong pháp của Phật.
Con xin đảnh lễ và cám ơn Sư.
Nam Mô Bôn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, khi chánh niệm tỉnh giác thì trong ngoài đều biết hay chỉ biết trong (thân tâm) mà không biết ngoài (ngoại cảnh ạ)? Vì con thấy sự tập trung của Phật khi ngài tỉnh thức như đoạn kinh Đại-bát Niết-bàn dưới đây nên con thắc mắc ạ:

27. Bạch Thế Tôn, thuở xưa, ngài Alàra Kàlàma đang đi trên đường. Rồi ngài bước xuống đường và ngồi xuống một gốc cây, không xa con đường để nghỉ trưa. Bạch Thế Tôn, lúc ấy có khoảng năm trăm cỗ xe đi ngang qua gần ngài Alàra Kàlàma. Bạch Thế Tôn, có một người đi theo sau lưng đoàn xe ấy, đễn chỗ ngài Alàra Kàlàma và nói với ngài: "Tôn giả có thấy khoảng năm trăm cỗ xe vừa đi qua không?" - "Này Hiền giả, ta không thấy". - "Tôn giả có nghe tiếng không?" - "Này Hiền giả, ta không nghe tiếng". - "Có phải Tôn giả đang ngủ không?" - "Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ". - "Vậy có phải Tôn giả đang thức tỉnh?" - "Này Hiền giả, ta đang thức tỉnh". - "Tôn giả đang thức tỉnh nhưng không thấy khoảng năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe thấy tiếng. Bạch Tôn giả, cái áo của Tôn giả cũng bị lấm bụi". - "Này Hiền giả, phải, áo ta bị lấm bụi".

Bạch Thế Tôn, người ấy liền tự nghĩ: "Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm tĩnh của vị xuất gia. Trong khi giác tỉnh, còn thức nhưng không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng". Sau khi tỏ sự thâm tín đối với ngài Alàra Kàlàma, vị ấy từ biệt.

28. - Này Pukkusa, nhà ngươi nghĩ thế nào? Cái gì khó làm hơn, cái gì khó thực hiện hơn? Một người trong khi giác tỉnh, còn thức mà không thấy năm trăm cỗ xe vừa đi ngang qua gần một bên, cũng không nghe tiếng. Hay một người đang giác tỉnh, còn thức, trong khi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, trong khi điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, mà không thấy, cũng không nghe tiếng?

29. - Bạch Thế Tôn, nói gì đến năm trăm cỗ xe này, cho đến hoặc sáu trăm, hoặc bảy trăm, hoặc tám trăm, hoặc chín trăm, hoặc một ngàn, cho đến trăm ngàn cỗ xe, cũng không thể so sánh được. Thật khó làm hơn, khó thực hiện hơn, một người đang giác tỉnh, còn thức, trong khi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, trong khi điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, mà không thấy cũng không nghe tiếng.

30. - Này Pukkusa, một thời, Ta ở Atumà, tại nhà đập lúa. Lúc bấy giờ trời mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Này Pukkusa, một số đông người từ Atumà đi ra đến tại chỗ hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết...

31. Này Pukkusa, lúc bấy giờ Ta từ nhà đập lúa đi ra và đi qua đi lại ngoài trời, trước cửa nhà đập lúa, Này Pukkusa, có một người từ nơi đám đông ấy đi ra, đến chờ Ta, đảnh lễ và đứng một bên. Và Ta nói với người ấy đang đứng một bên:

32: - "Này Hiền giả, vì sao có số đông người tụ họp như vậy?" - Bạch Thế Tôn vừa rồi trời đang mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu, và bốn con bò đực bị sét đánh chết. Do vậy mà có số đông người ấy tụ họp tại đây. Bạch Thế Tôn, lúc ấy Ngài ở tại chỗ nào?" - "Này Hiền giả, lúc ấy Ta ở tại đây". "Bạch Thế Tôn, Ngài không thấy gì cả sao?" - "Này Hiền giả, Ta không thấy gì". - "Bạch Thế Tôn, Ngài không nghe tiếng gì cả sao?" - "Này Hiền giả, Ta không nghe tiếng gì?" - "Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang ngủ, phải không?" - "Này Hiền giả, không phải ta đang ngủ". - "Bạch Thế Tôn, có phải Ngài đang tỉnh thức phải không?" - "Này Hiền giả, phải". - "Bạch Thế Tôn, Ngài đang tỉnh thức, nhưng trong khi trời mưa, mưa tầm tã ào ào, điện quang chớp lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết, nhưng Ngài không thấy, cũng không nghe gì". - Này Hiền giả, phải như vậy".

33. Này Pukkusa, người ấy liền tự nghĩ: "Thật là kỳ diệu, thật là hy hữu sự trầm lặng của vị xuất gia, khi thức tỉnh, dầu có mưa tầm tã ào ào, điện quang chói lòa, sấm sét vang động, có hai anh em nông phu và bốn con bò đực bị sét đánh chết mà không thấy gì, không nghe gì hết". Sau khi nói lên lòng tin tưởng ở nơi Ta, người ấy đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về phía Ta và từ biệt.

Con cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Dạ bạch Thầy, làm thế nào để ngũ uẩn giai không?
Con cảm tạ thầy chỉ bày ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Kính thầy,
Con là một cư sĩ với nhiều quyết tâm tìm cho mình con đường giải thoát và lâu nay con vẫn tự trạch pháp để tìm ra một hướng đi đúng cho con đường tu tập của mình nhưng con vẫn đang băn khoăn giữa hai con đường quyết định cho cuộc đời của mình:
1/ Con đường thứ nhất: Từ bỏ nghề nghiệp mà con đang làm lâu nay (con làm nghề kiến trúc sư), một nghề phải tiếp xúc va chạm với xã hội, va chạm với cái ta của người khác, va chạm với nhiều bất thiện pháp. Chuyển sang làm một nghề khác ít tiếp xúc với xã hội để có thể thực hiện sống ly dục ly bất thiện pháp, là bước đầu tiên trên con đường giác ngộ của Đức Phật.
2/ Con đường thứ hai: Vẫn tiếp tục làm nghề nghiệp cũ nhưng sống chánh niệm trọn vẹn từng phút từng giây với những bất thiện pháp đến với mình, tham biết tham, sân biết sân như lâu nay con vẫn thực hành để thấy vô thường, khổ, vô ngã trong chúng.

Con thực sự chưa chắc con đường nào trong 2 con đường trên là tốt hơn. Con cũng đã 39 tuổi, phải nuôi sống vợ con và nghề nghiệp của con cũng khá ổn về thu nhập cũng như uy tín. Nhưng con đã thấy thực sự khó chịu đựng được các bất thiện pháp hàng ngày nảy sinh trong mình khi va chạm với cuộc sống. Một chút tham, một chút sân khởi lên (dù rất ít từ ngày con sống chánh niệm) cũng làm con mệt mỏi thực sự về thể xác và cảm thọ tuy con đã dần thấy chúng không phải là ta. Con thấy mỗi tạo tác của mình kể cả việc làm những gì tốt nhất cho khách hàng cuối cùng cũng chẳng thiện cũng chẳng bất thiện gì cả, chỉ sinh thêm nghiệp cho con trong cái mớ bòng bong của cuộc sống thôi. Vẽ một ngôi nhà thật đẹp thật tốt cho người ta để thỏa mãn cái bản ngã của họ rồi cuối cùng lại làm hại họ hoặc ai đó. Con cũng mệt mỏi vì những điều như vậy lắm rồi.

Lúc trước con thích nhiều thứ nhưng giờ tự nhiên thấy nhàm chán tất cả, mỗi ngày trôi qua sau giờ làm việc, con chỉ thích đọc Phật pháp, nghe pháp thoại. Đôi lúc chỉ cần tưởng tựợng thấy hình ảnh của mình trong chiếc y vàng ở chùa Huyền Không Sơn Thượng thôi cũng làm con thấy thật an lạc.
Đứng ở giữa ngả ba đường này, con kính xin thầy một lời khuyên để có thể sống tùy duyên thuận pháp và có chánh nghiệp vững vàng.
Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Sư kính yêu,
Con vô cùng biết ơn Sư đã khai mở cho con! Trước giờ, con hiểu nghĩa những gì thuộc về hữu ái, nhưng những cái gì thuộc về "phi" hay "không" thì con không hiểu. Chẳng hạn như "phi hữu ái" tức là không có tham ái vẫn được xem là một loại ái, hoặc "cảm thọ không lạc không khổ" vẫn bị tính là một loại cảm thọ. Có phải những loại như thế vẫn là còn trong vòng dính mắc không thưa Sư? Và vì sao đã gọi là không mà vẫn còn tính là còn chấp ạ? Con xin chúc Sư vạn sự an khương!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin trình bày cái thấy của con nhờ chỉ dạy thêm cho con.

Khi con quan sát tâm sân, con thấy như sau. Khi căn tiếp xúc trần sinh ra thức, thức phân biệt so sánh điều đó không đúng với ý mình, quan điểm, suy nghĩ của mình, hành uẩn phát sinh, tạo ra sự xung đột tâm thức, sự chống đối và gây ra cảm giác khó chịu, bực tức (thọ uẩn), tác động lại sắc uẩn gây phản ứng trên thân (đỏ mặt hay run tay). Quá trình này nếu không chánh niệm nhận ra sẽ lặp lại và có khi cường độ lại tăng lên, và đến lúc hết duyên cũng sẽ diệt đi.

Quan sát tâm tham thì ngược lại. Căn tiếp xúc trần sinh ra thức, thức phân biệt so sánh đúng với ý mình, hành uẩn phát sinh tạo sự bám víu lên đối tượng, cảm thọ dễ chịu phát sinh, tác động lên thân cảm thấy thoải mái. Quá trình này nếu không chánh niệm thấy ra thì sự bám víu càng tăng và tạo thành sự dính mắc. Các pháp đều vô thường nên đối tượng sẽ thay đổi và sự bám víu sẽ được thay vào đó là sự hụt hẫng, luyến tiếc, buồn chán.

Tâm sân gây khó chịu (khổ) nên có thể giúp mình nhận ra sớm. Còn tâm tham gây cảm giác dễ chịu, sung sướng, mà nhiều người lầm là hạnh phúc nên rất khó nhận ra. Mà giả sử mình nhận ra rồi, nhưng lúc đó cảm thọ của tâm, cảm thọ trên thân, hành uẩn làm xung động, xáo động tâm thức cộng với nghiệp lực vô lượng kiếp thúc đẩy nữa nên nhiều khi không cưỡng lại nổi mà ta hay gọi là biết sai vẫn làm.

Khi con thấy ra điều này, thì con thấy việc tu ngoài việc thấy ra các trạng thái tâm diễn ra đến đi, còn việc điều chỉnh lại phần thức của mình, bớt phân biệt, bớt chấp ngã, bởi mỗi thức uẩn khởi lên đều có dấu mộc của chấp ngã đính kèm, suy nghĩ của ta, thân của ta, ngã sở... Phân biệt cũng là do tàng thức tích lũy vô lượng kiếp, ý thức hệ cộng đồng, quan điểm cá nhân, những kiến thức mình học, tạo sự thành kiến...

Nhờ Thầy chỉ dạy cho con, con cảm ơn Thầy.
Kính Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Khi con quay lại thân tâm mình, lúc nào tim con cũng đập nhanh hơn và làm con rất tỉnh táo. Việc này rất ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Kính xin Thầy từ bi chỉ dạy. Tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay con đọc Krishnamurti, con đọc được bản ngã của mình, hoá ra là không phải sợ giáo lý của Krishnamurti mà là con sợ chính bản ngã của mình. Con chân thành cám ơn thầy, vì con đã thấy ra được. Con biết ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con trình pháp ở đây như một tin trình với thầy là con đã phát hiện ra mình hay chống đối với ngoại cảnh với pháp không như ý và kể cả cái tâm vô thường này.
Con phát hiện ra rằng khi mình 'tiến' thêm một bước và nhận ra một điều gì đó và vượt qua được thì những khó khăn nghịch cảnh đến với mình sẽ 'tinh xảo' hơn và 'tiến' thêm một bước nữa để nhấn chìm chính mình hoặc là cho mình một thử thách để vượt qua.
Con phân vân việc trình pháp sẽ làm mình thụt lùi lại vì như là khẳng định mình đã tiến bộ thì dĩ nhiên là điều không tốt. Nhưng con không sợ nữa vì lúc có chuyện thì trình thầy mà mình vượt qua được thì lại im lặng, như vậy là con ích kỷ quá với lại trước sau gì mình cũng sẽ đương đầu với cái mới, có sợ cũng không ích gì.
Đối với những chuyện nên làm hay không nên làm và lòng từ bi của mình có đúng chỗ hay không con cũng dần dần nhận ra được, lúc trước khi không biết đâu là hành động đúng con thường bỏ qua không thực hiện việc đó nữa nhưng bây giờ, cứ làm những gì mình cho là đúng và trải nghiệm đúng sai thì bài học đã rõ ràng ra và ghi nhớ sâu sắc hơn.
Con phát hiện là mình có giới (không hại mình, hại người), định (không chống đối, trở về hiện tại) thì tuệ (suy nghĩ, hành động đúng và tốt thực sự) sẽ phát sinh và 3 yếu tố này luôn đi cùng với nhau trên con đường giác ngộ.
Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Mô Phật, thưa thầy cho con hỏi. Con thường xuyên hay bị mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày, hay bị mất sự tập trung trong công việc hàng ngày, lúc làm việc được, lúc không làm việc được, xin thầy từ bi giảng giải cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »